Giáo án Ngữ văn 8

I/ Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:- Ôn tập lại các kiến thức về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, trưòng từ vựng.

2. Kỹ năng:- Rèn kĩ năng nhận diện về nghĩa của từ, trường từ vựng.

 - Làm các bài tập SGK

3. Thái độ: - Chủ động, tích cực, nghiêm túc

II/ Phương pháp dạy học:

- Nêu vấn đề, gợi mở, Phân tích, thảo luận.

III/ Đồ dùng dạy học cần chuẩn bị:

-G/v Giáo án ; SGK, Tài liệu liên quan

- HS đọc và soạn bài đầy đủ ở nhà.

IV/ Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

V. Bài mới :

 *. Bài mới:

 

doc76 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 minh nào? 
1. Dơi là động vật ngủ đông. Vì thế ta thường bắt gặp chúng vào mùa hè. “Nhà” của dơi là những nơi tối ẩm như vách đá, hang động, đặc biệt là trong những thân cây lớn đã chết. Ở nơi có dân cư, dơi thường trú trên mái nhà, vách tường ẩm và không có ánh sáng…”
	(Theo Thanh Huyền- Báo hoạ mi)
2.Hiện nay, cứ 8 người Mĩ, có một người ở độ tuổi 65 hoặc cao hơn. Tới năm 2005, con số đó là 4 người. Nhóm người ở độ tuổi 75 trở lên ngày càng đông. Điều đó, chứng tỏ: người Mĩ ngày càng sống lâu hơn, có tuổi thọ cao hơn.
	(Theo 365 lời khuyên về sức khoẻ)
* Gợi ý: 
1. Kiến thức sinh học
2. Kiến thức về sức khoẻ đời sống
* Bài 3: VB sau đây có phải là VB thuyết minh không?Đặt tiêu đề cho VB này?
“ ở nước ta, tiền giấy được phát hành lần đầu tiên dưới thời nhà Hồ 1400 – 1407 nhưng tồn tại trong thời gian ngắn. Sau khi Pháp xâm lược, ngân hàng Đông Dương1875 và tiền giấy bắt đầu được phát hành ở Nam Kì và Hải Phòng vào năm 1891 – 1892. Ngày 31/1/ 1945, nước VNDCCH ra đời, chính phủ đã kí nghị định phát hành tiền giấy VN. Tờ giấy bạc đầu tiên ra đời ngày 30/4/1946. từ đó đến nay, nước ta trải qua 2 lần đổi tiền 1958 và 1985 và 1 lần thống nhất tiền tệ hai miền theo loại tiền mới 1978.
=> VB thuyết minh 
=> Tiêu đề: về tiền giấy VN. 
Bài 4. Em hãy viết đoạn văn thuyết minh, giới thiệu về một đồ vật mà em thích?
- HS viết bài.
- Gọi HS trình bày.
- Thảo luận lớp: 
+ Ưu điểm 
+ Nhược điểm trong bài làm của bạn.
 => Rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.
- GV nhận xét, chốt lại kĩ năng làm bài.
VI. Cũng cố – dặn dò:
 - GV củng cố , khái quát cho HS nội dung cơ bản .
 - GV nhắc HS về ôn đọc lại phần đã học 
 - GV giao bài tập về nhà: 
Lập dàn ý nói cho đề bài sau: 
Thuyết minh về một con vật nuôi mà em yêu thích 
 - Soạn phần: Ôn tập văn bản thuyết minh ( Tiếp Theo)
* Điều chỉnh, rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
===============* *===============
Buổi: 9
Tiết: 
25,26,27
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
( văn bản thuyết minh)
-Tiếp Theo -
Ngày soạn: 22/11/2013
Ngày dạy:........................
lớp8
I/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Ôn tập lại và mở rộng các kiến thức về tập làm văn: Thuyết minh
- HS nắm được: các phương pháp của VB thuyết minh; các dạng đề cụ thể VB thuyết minh. 
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng nhận diện VB thuyết minh, các dạng đề Vb thuyết minh 
- Tạo lập kỹ năng lập dàn ý cho đề văn cụ thể vận dụng bài làm văn.
3. Thái độ: 
- Chủ động, tích cực, nghiêm túc 
II/ Phương pháp dạy học: 
- Nêu vấn đề, gợi mở, Phân tích, Giảng giải, thảo luận. 
III/ Đồ dùng dạy học cần chuẩn bị:
-G/v Giáo án ; SGK, Sách bài tập ngữ văn 
- HS đọc và soạn bài đầy đủ ở nhà.
IV/ Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra bài tập ở nhà HS
V. Bài mới :
 *. Bài mới:
* Hoạt động 1: Chữa bài tập giao về nhà
I/ Chữa bài tập về nhà:
- Gv gọi HS đọc lại đề về nhà
- HS trình bày.
- GV gọi 2 HS lên bản chưa bài, nhận xét, bổ sung. GV tổng kết.
Lập dàn ý nói cho đề bài sau: 
Thuyết minh về một con vật nuôi mà em yêu thích 
- GV chữa bài: ( Ví dụ 2 con vật thông dụng trong GĐ )
* Dàn ý nói thuyết minh về mèo:
1. Mèo là động vật bốn chân thuộc lớp thú, mình nó khoác một bộ lông dày mượt mà. Bộ lông ấy có thể màu đen trắng (mèo khoang), có thể màu tro (mèo mướp) và cũng có khi là ba màu khác nhua (mèo tam thể)
 2. Mèo nhà em có bộ ria mép dài, trắng như cước, nói chính là trợ thủ giúp mèo bắt chuột trong đêm. 
3. Khi mọi người đi ngủ, màn đêm buông xuống là lúc mèo bắt đầu hoạt động.
4. Ngoài bộ ria nhạy bén, tai và mũi mèo cũng góp phần quan trọng, đặc biệt là tai mèo nghe được mọi cử động của chuột.
5. Mèo chuyển động nhẹ nhàng; sinh con, nuôi con rất khéo. Nó thể hiện rõ nét về tình mẫu tử.
6. Em thích con mèo nhà em. Tên nó chính là “Miu”
* Dàn ý thuyết minh về chó :
1. Chó là loài động vật rất có ích cho đời sống con người, còn gọi là « linh cẩu ». 
2. Chó là loài động vật rất trung thành, dễ gần và là bạn của con người.
3. Chó có nhiều loại, nhiều giống khác nhau
4. Đặc điểm chung của chúng :
- Là loại động vật có bốn chân, mỗi bàn chân đều có móng vuốt sắc, nhưng khi hoạt động (đi lại) thì cụp vào.
- Não chó rất phát triển, tai và mắt rất tinh vào ban đêm, có khả năng đánh hơi rất tài.
- Chúng thường nặng từ 15- 20 kg, tuổi thọ trung bình từ 16- 18 năm
- Hiện nay chó làm được rất nhiều việc giúp con người như trinh thám, cứu hộ…
5. Em rất yêu con chó mà nhà em đang nuôi, em gọi nó là Lu.
- GV Từ bài tập ở nhà chúng ta có thể rút ra Dàn bài thuyết minh chung về con vật?
- HS trao đổi trình bày, bổ sung
- GV tổng kết.
* Dàn ý thuyết minh về con vật:
 -MB: Giới thiệu đối tượng con vật mình cần thuyết minh.
-TB:Lần lượt giới th thiệu các ý chính và pp thuyết minh:
+ Đặc điểm, hình dáng.
+ Phân loại .
+ Tác dụng - ý nghĩa đối với gia đình hoặc (với em ntn?)
+ Những kỉ niệm gắn bó với em 
-KB:Nêu suy nghĩ của bản thân về đối tượng thuyết minh.
* Hoạt động 2: Ôn tập Văn bản thuyết minh:
II/ Văn bản thuyết minh:
1. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh:
( tiếp theo)
? Hãy nêu yêu cầu và các phương pháp TM đã học? Cho ví dụ?- HS thực hiện.
2. Yêu cầu và phương pháp thuyết minh
a. Yêu cầu: 
- Trước hết phải hiểu rõ yêu cầu của bài làm là cung cấp tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết minh
- Phải quan sát, tìm hiểu kĩ lưỡng, chính xác đối tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bầy các biểu hiện không phải tiêu biểu, không quan trọng. 
- Phải sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc
- Cần chú ý thời gian được thuyết minh, đối tượng đọc, nghe bài thuyết minh của mình.
b. Phương pháp
Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như : 
+ Nêu định nghĩa, 
+ Mô tả sự vật, sự việc, 
+ Nêu ví dụ, 
+ Liệt kê, 
+ So sánh, 
+ Đối chiếu phân tích, phân loại, 
+ Dùng số liệu
* Phương pháp định nghĩa,giải thích:
-Vị trí: Phần lớn ở đầu bài,đầu đoạn văn, nó thường giữ vai trò giới thiệu.
-Quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó, và chỉ ra đặc điểm,công dụng riêng, khi định nghĩa ta thường sử dụng đến hệ từ “là”.
VD: Sách là một đồ dùng học tập thiết yếu của học sinh.
* Phương pháp liệt kê:
Liệt kê bằng cách chỉ ra các đặc điểm,tính chất của sự vật, hiện tượng theo một trình tự hợp lí nào đó. 
Vai trò:Giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện,ấn tượng về nội dung được thuyết minh.
* Phương pháp nêu ví dụ:
Là nêu ví dụ cụ thể để người đọc tin vào những nội dung được thuyết minh.
* Phương pháp dùng số liệu:
Là phương pháp dùng số liệu chính xác để khẳng định độ tin cậy của các tri thức được cung cấp.Phương pháp nêu số liệu giúp người đọc tin tưởng vào vấn đề thuyết minh,khẳng định người viết không suy diễn.
* Phương pháp so sánh:
So sánh hai đối tượng cùng loại hoặc khác loại nhằm làm nổi bật các đặc điểm, tính chất của đối tượng cần thuyết minh.
* Phương pháp phân loại,phân tích
-Nghĩa là ta chia đối tượng thuyết minh ra từng mặt,từng khía cạnh,từng bộ phận,từng vấn đề dể thuyết minh
-Tác dụng: Giúp người đọc hiểu được từng mặt của đối tượng một cách có hệ thống,có cơ sở để hiểu đối tượng một cách đầy đủ, toàn diện
3/ Cách làm bài văn thuyết minh:
- Nêu các bước làm bài văn thuyết minh?
* Phải tìm hiểu đề bài, nhằm xác định đối tượng sẽ thuyết minh
* Tiếp theo, người làm bài phải tìm các tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết minh (có thể đến tận nơi quan sát, tìm hiểu kĩ lưỡng, chính xác, ghi chép lại) hoặc tìm đọc ở sách báo các kiến thức tin cậy về đối tượng thuyết minh
* Tiếp theo nữa, sau khi có kiến thức rồi, cần tìm một hướng trình bày theo một trình tự thích hợp với đối tượng cần thuyết minh, sao cho người đọc dễ hiểu
VD1: Nếu thuyết minh về chiếc xe đạp có thể đi từ bộ phận quan trọng, đến không quan trọng, đến tác dụng của xe đạp với người sử dụng…
VD 2: Nếu thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam cần đi theo trình tự từ nguồn gốc, cách làm nón, các kiểu dáng nón, tác dụng khi con người sử dụng…
* Khi làm văn thuyết minh, chú ý sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng.
? Nêu cách viết đoạn văn thuyết minh? (Cần chú ý điều gì?Theo thứ tự nào?)
* Cách viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
- Khi làm văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn.
- Khi viết đoạn văn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác vào.
- Viết đoạn văn, nên tuân theo thứ tự, cấu tạo của sự vật, theo thứ tự nhận thức (từ tổng đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần…) theo thứ tự diễn biến sự việc trong thời gian trước, sau hay thứ tự chính phụ : cái chính nói trước, cái phụ nói sau.
? Nêu cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng?
?Bố cục bài văn thuyêt minh thường gồm mấy phần? Nội dung từng phần?
* Cách làm bài văn: Thuyết minh về một thứ đồ dùng
-Muốn làm một bài văn thuyết minh về một đồ dùng,trước tiên phải quan sát, tìm hiểu kĩ cấu tạo,tính năng, tác dụng,cơ chế hoạt động của đồ dùng đó.
-Khi trình bày,cần giới thiệu lần lượt những bộ phận tạo thành, nói rõ tác dụng và cách sử dụng, bảo quản của nó,sao cho người đọc hiểu.
Bố cục: Ba phần:
-MB: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh.
-TB:Lần lượt giới th thiệu các ý chính và pp thuyết minh:
+Nguồn gốc.
+Cấu tạo,đặc điểm,hình dáng.
+Phân loại .
+Tác dụng-ý nghĩa.
+Cách bảo quản,sử dụng(nếu có)
-KB:Nêu suy nghĩ của bản thân về đối tượng thuyết minh.

File đính kèm:

  • docgiao an van 6(1).doc