Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 16 - Trường THCS Đạ Long

Văn bản:

THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG

 - Nam Ông mộng lục- Hồ Nguyên Trừng -

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện.

 - Hiểu nét đặc sắc của tình huống gay cấn của truyện.

 - Hiểu thêm cách viết truyện Trung đại

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

 - Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị Thái y lệnh.

 - Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện Trung đại:gần với kí ghi chép sự việc.

 - Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.

2. Kĩ năng:

 - Đọc-hiểu văn bản truyện Trung đại.

 - Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị Thái y lệnh trong truyện.

 - Kể lại được truyện.

3. Thái độ: Giáo giục tấm lòng thương người, hết lòng vì người bệnh.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Đọc hiểu, phát vấn, phân tích, thảo luận nhóm.

 

doc7 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 16 - Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý?
HSTL 3 phút trả lời
GV gợi ý: Công việc của thái y, gặp năm đói kém thái y đã làm gì đối với nhân dân? 
HS: Trả lời
GV: Em có suy nghĩ gì về tay nghề và công đức của thái y? 
HS: Trả lời
GV: Khi quan trung sứ mời thái y vào triều chữa bệnh, Ong đã quyết định thế nào? 
HS: Đi chữa bệnh cho người đàn bà.
GV: Trước câu nói “ông định cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng”, thái y đáp lại ra sao?
HS: Tôi có mắc tôitôi xin chịu.
GV: Câu nói đó bộc lộ phẩm chất gì của người thầy thuốc?
HS: Xem trọng tính mạng của người bệnh hơn tính mạng mình.
GV phân tích: Thái y lệnh là một thầy thuốc giỏi có lương tâm. Ong xem cứu người là bổn phận của mình, không phân biệt sang hèn, không vì lợi lộc. Ngay cả khi tính mạng của mình bị đe dọa ông vẫn không từ bỏ ý định cứu người. Đó là một tấm gương sáng về bậc lương y đất Việt
GV: Truyện thành công ở những yếu tố nghệ thuật nào?
HS: Trả lời
GV: Qua bài học em rút ra ý nghĩa gì? Em hiểu gì về nhan đề của truyện?
HS: Tự bộc lộ
GV: Trong cuộc sống khi gặp người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, em sẽ làm gì?
HS: Bộc lộ, Hs đọc ghi nhớ.
Hướng dẫn tự học
Tìm hiểu thêm các mẫu truyện về lương y đất Việt
Chuẩn bị bài “ Hoạt động ngữ văn”
Đọc lại các truyện có trong chương trình, tập kể ở nhà để đến lớp tham gia thi kể chuyện.
I. Giới thiệu chung: 
1. Tác giả: Hồ Nguyên Trừng(1374-1446), làm quan dưới thời đại nhà Hồ. Khi giặc Minh xâm lược nước ta, ông là người hăng hái chống giặc cứu nước. 
2. Tác phẩm: “Nam ông mộng lục” là tác phẩm thể hiện tấm lòng của tác giả luôn nặng lòng với quê hương trong những năm tháng sống trên đất khách quê người.
- “Thấy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” rút ra từ cuốn sách này.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc- Tìm hiểu từ khó:
2.Tìm hiểu văn bản:
a, Bố cục: 3 phần 
b. Phân tích: 
b1: Lai lịch, chức vụ, công đức vị thái y:
Mua thuốc, mua gạo, thóc để nuôi, chữa bệnh cho người nghèo, không lấy tiền 
+ Năm đói kém, dựng thêm nhà và chữa được hơn ngàn người 
à Người thầy thuốc không những giỏi chuyên môn mà còn giàu lòng yêu thương con người
b2: Y đức được thử thách: 
- Đối thoại với quanTrung sứ: Tội tôi xin chịu
- Quyết định đi cứu người đàn bà kia, sau đó mới đến vương phủ 
à Vì người bệnh, ông sẵn sàng chịu tội 8 
- Niềm hạnh phúc của Thái y lệnh: giúp người, cứu người.
=> Phẩm chất cao quý của người thầy thuốc
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật: 
- Tạo nên tình huống truyện gay cấn
- Xây dựng đoạn thoại sắc sảo.
b. Nội dung:
* Ý nghĩa:
- Truyện ca ngợi vị Thái y lệnh không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.
- Câu chuyện là bài học về y đức cho ngững người làm nghề y hôm nay và mai sau.
III. Hướng dẫn tự học:
* Bài cũ:
- Nhớ những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện
- Tập kể lại truyện
- Đọc và tìm hiểu thêm về y đức.
* Bài mới: soạn bài “Tính từ, cum tính từ”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 16	 Ngày soạn: 29/12/2014
Tiết PPCT: 62 Ngày dạy: 01/12/2014
Tiếng Việt:
TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được các đặc điểm của tính từ và cụm tính từ.
 - Nắm được các loại tính từ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 - Khái niệm tính từ: 
 + Ý nghĩa khái quát của tính từ.
 + Đặc điểm ngữ pháp của tính từ (khả năng kết hợp của tình từ, chức vụ cú pháp của tính từ)
 - Các loại tính từ
 - Cụm tính từ:
 + Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm tính từ.
 + Nghĩ của cụm tính từ.
 + Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ.
2. Kĩ năng:
 - Nhận biết tính từ trong văn bản.
 - Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
 - Sử dụng tính từ, cụm tính từ trong nói và viết.
3. Thái độ: Nghiêm túc, chăm chỉ tiếp thu bài.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Phát vấn, phân tích ví dụ, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
 - Lớp 6A1: Sĩ sốVắng(PKP.)
 - Lớp 6A2: Sĩ sốVắng(PKP.)
2. Kiểm tra bài cũ: Cụm động từ là gì ? Nêu cấu tạo cụ thể của cụm từ ? Cho ví dụ minh hoạ ?
3. Bài mới: 
 - Các em vừa tìm hiểu động từ , cụm động từ . Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu tính từ và cụm tính từ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Tìm hiểu chung
GV: Gọi HS đọc ví dụ SGK. Dựa vào những hiểu biết của em đã học ở cấp 1 hãy chỉ ra tính từ trong ví dụ trên ? Nêu ý nghĩa khái quát của tính từ đó ?
HS: Trả lời
GV: lấy ví dụ ở bảng phụ:
- Chỉ màu sắc : Xanh, đỏ, tím ,vàng
- Chỉ mùi vị : : Chua , cay, thơm, bùi, đắng 
- Chỉ hình dáng: Gầy gò, liêu xiêu, thoăn thoắt.
GV: So với động từ, tính từ có khả năng kết hợp với các từ “đã, sẽ đang cũng, vẫn  như thế nào? khả năng kết hợp với các từ hãy, đừng, chớ ra sao ? 
GV: Nhận xét gì về khả năng làm chủ ngữ , vị ngữ trong câu của tính từ?
HS: Trả lời theo ghi nhớ 
GV: Trong nhữngtính từ đã tìm ở vd trên, tính từ nào có khả năng kết hợp các từ chỉ mức độ ?(rất , hơi , quá , lắm , khá ..)? 
GV: Những tính từ nào không có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ ? 
GV: Ở nội dung náy em cần ghi nhớ những gì ? 
HS: Trả lời
GV: HS đọc vd sgk, tìm tính từ trong bộ phận được in đậm trong những ví dụ trên ?
Từ ví dụ đó hãy chỉ ra những từ ngữ đứng trước, đứng sau tính từ làm rõ nghĩa cho tính từ đó? vẽ mô hình cấu tạo cụm tính từ ? 
HS: Thảo luận nhóm 3 phút, lên bảng trình bày.
GV: Phần cụm tính từ em cần ghi nhớ những gì ? 
HS: Đọc to ghi nhớ SGK /155
Luyện tập
Bài 1-2
Hs đọc yêu cầu của đề, hs làm việc theo cặp
Gv gợi ý
Hs trả lời nhận xét cho nhau
Gv chốt ý
Bài 3
Hs đọc yêu cầu của đề
Gv gợi ý cho HS khá giỏi trả lời.
Gv phân tích tác dụng của tính từ.
Hướng dẫn tự học
- Chọn một truyện mà em thích, tìm cụm tính từ
- Đặt 2 câu có tính từ, cụm tính từ.
- Ôn tập các đơn vị kiến thức Tiếng Việt đã học
I. Tìm hiểu chung:
1. Đặc điểm của tính từ:
*Ví dụ: sgk/153
a. bé, oai 
b. nhạt, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi 
-> Chỉ đặc điểm tính chất của sự vật, màu sắc, mùi vị, hình dáng 
=>Tính từ
* Đặc điểm của tính từ:
- Có thể kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, đều, vẫn -> Tạo cụm tính từ 
- Khả năng kết hợp với hãy, đừng, chớ rất hạn chế 
- Thường làm chủ ngữ, làm vị ngữ (hạn chế hơn động từ) 
* Ghi nhớ: sgk/154 
2. Các loại tính từ: 
- Tính từ có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ(rất, lắm, quá): bé, oai, nhạt
->Tính từ chỉ đặc điểm tương đối 
- Tính từ không kết hợp với từ chỉ mức độ: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối
-> Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
*Ghi nhớ: sgk/154 
3. Cụm tính từ 
*Ví dụ: sgk /155 
- Phần trung tâm luôn là tính từ.
- Phụ ngữ đứng trước: Biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất, khẳng định hay phủ định.
- Phụ ngữ đứng sau: Biểu thi vị trí, so sánh, mức độ, phạm vi hay nguyên nhân, đặc điểm, tính chất,
- Mô hình cụm tính từ :
Phần trước 
P. trung tâm 
Phần sau 
Vốn đã 
Yên tĩnh 
nhỏ lại 
sáng vằng không 
* Ghi nhớ: sgk/ 155 
II. Luyện tập:
Bài 1+2: Các cụm tính từ 
 - sun sun như con đĩa, chần chẫn như cái đòn càn, bè bè như cái quạt thóc, sừng sững như cái cột đình, tun tủn như chổi sể cùn. 
- Các tính từ trên là từ láy gợi hình, gợi cảm, các hình ảnh này là những sự vật tầm thường không giúp cho việc nhận thức sự vật to lớn nhu con voi. Từ đó nhấn mạnh đặc điểm chung của các ông thầy bói nhận thức hạn hẹp, chủ quan 
Bài 3: Các tính từ và động từ được dùng để chỉ thái độ của biển cả khi ông lão đánh cá 5 lần ra biển cầu xin theo lệnh mụ vợ tham, các gợn sóng êm ả Nổi sóng Nổi sóng dữ dội Cơn giông tố kinh khủng kéo đến 
- Các động từ, tính từ được sử dụng theo chiều hướng tăng cấp mạnh dần lên, dữ dội hơn  thể hiện thái độ của cá vàng ngày một phẫn nộ 
III. Hướng dẫn tự học:
* Bài cũ:
- Nhận xét về ý nghĩa của phụ ngữ trong cụm tính từ.
- Tìm cụm tính từ trong một đoạn truyện đã học
- Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của tính từ, cụm tính từ trong câu.
* Bài mới: soạn bài Ôn tập Tiếng Việt”
E. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 16	 Ngày soạn: 02/12/2014
Tiết: 63-64 Ngày dạy: 04/12/2014
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Củng cố những kiến thức Tiếng Việt đã học
 - Vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KÝ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về cấu tạo của từ Tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ.
2. Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn : chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn.
3.Thái độ: Chăm chỉ, tích cực ôn tập
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 - Phát vấn, sơ đồ tư duy, thuyết giảng, làm việc nhóm
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
 - Lớp 6A1: Sĩ sốVắng(PKP.)
 - Lớp 6A2: Sĩ sốVắng(PKP.)
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Nêu khái niệm về tính từ ? Có mấy loại tính từ ?
 - Thế nào là cụm tính từ ? 
 3. Bài mới:
- Để có kiến thức làm bài kiểm tra học kì I, hôm nay cô và các em ôn lại các kiến thức tiếng Việt đã học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hệ thống hóa kiến thức
GV: phát vấn Hs các đơn vị kiến thức đã học.
HS: Trả lời
GV: Ghi bảng một cách hệ thống, khái quát
+ Thế nào là từ đơn? Từ phức? Từ phức chia làm mấy loại? Là những loại nào ngoài vốn từ tiếng việt gồm những lớp từ có nguồn gốc như thế nào?
+ Thế nào là từ thuần Việt? Từ mượn là gì, có những loại từ mượn nào? Từ mượn nào là quan trọng nhất? 
+ Nghĩa của từ là gì? có mấy cách giải nghĩa của từ? cho VD? 
+ Hãy kể tên những từ loại đã học ở lớp 6
+ Hãy nêu đặc điểm, phân loại của danh từ, động từ, tính từ
+ Số tư, lượng từ, chỉ từ, có khái niệm và hoạt động như thế nào ?
+ Thế nào là cụm danh từ, cụm đđộng từ, cụm tính từ? Cấu tạo các cụm (danh từ, đđộng từ, tính từ, gồm mấy phần? cho VD? Vẽ mô hình? theo em phần nào quan trọng nhất không thể thiếu trong cụm? 
Luyện tập
Bài 1: 
Gv phát phiếu học tập
Hs làm việc nhóm xác định, ghi vào phiếu.
Bài 2: GV hướng dẫn, vẽ mô hình cấu tạo trên bảng
Hs xác định, lên bảng trình bày, phân tích mô hình cấu tạo. 
Hướng dẫn tự học
- Dựa vào đề cương để ôn tập kiểm tra 
- Nắm vững khái niệm, cho ví dụ

File đính kèm:

  • docVAN 6TUAN 1620142015.doc
Giáo án liên quan