Đề tài Thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Những tiến bộ to lớn về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong những thập niên cuối của thế kỷ 20 đã tạo ra bước ngoặt mới cho sự phát triển kinh tế xã hội toàn cầu. Chính trên nền tảng đó, một phương thức thương mại mới đã xuất hiện và phát triển nhanh chóng, đó là thương mại điện tử. Thương mại điện tử chính là một công cụ hiện đại sử dụng mạng Internet giúp cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường thế giới, thu thập thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và chính xác hơn. Với thương mại điện tử, các doanh nghiệp cũng có thể đưa các thông tin về sản phẩm của mình đến các đối tượng khách hàng tiềm năng khác nhau ở mọi nơi trên thế giới với chi phí thấp hơn nhiều so với các phương pháp truyền thống.

Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bộ phận chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các doanh nghiệp Việt Nam, cũng đã bước đầu nhận thức được ích lợi và tầm quan trọng của việc ứng dụng thương mại điện tử. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong nhận thức của bản thân các doanh nghiệp cũng như các điều kiện cơ sở hạ tầng, việc ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam có thể nói mới ở mức độ sơ khởi. Vì thế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay nhằm tiếp cận nhiều hơn nữa với thương mại điện tử để có thể khai thác tối đa lợi ích mà phương thức kinh doanh này đem lại. Đây cũng là lý do để tác giả lựa chọn đề tài “Thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.

 

doc85 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thương mại điện tử và thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung cấp các giải pháp tổng thể và quản lý dự án, xây dựng những cơ sở dữ liệu ngành và quốc gia hiện nay còn thiếu. Nguyên nhân chủ yếu là cơ sở hạ tầng CNTT toàn quốc vẫn còn nhiều hạn chế và chưa thực sự vững chắc, nên chưa có điều kiện thuận lợi cho tin học hệ thống được ứng dụng và phát triển ở Việt Nam. 
- Lực lượng cán bộ tin học đào tạo từ các trường khá phong phú, nhưng chưa tận dụng được. Một số người được nhận vào các cơ quan nhà nước nhưng chủ yếu làm công việc sự vụ, một số làm việc cho các công ty nước ngoài, liên doanh nhưng đa phần làm công tác tiếp thị,văn phòng, một số vào các công ty chuyên doanh công nghệ tin học nhưng chủ yếu làm công việc tiếp thị, một số khác tự đứng ra kinh doanh thiết bị phần cứng. Vì thế, lực lượng đã qua đào tạo không thể tập hợp nhau lại trong các đề án lớn để phát triển, mà ngược lại, kiến thức có thể dần kém đi và đến một lúc nào đó các kiến thức này có nguy cơ không dùng được nữa, gây nên một sự lãng phí rất lớn cho xã hội.
Theo Viện chiến lược Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin, mục tiêu cần đạt được đối với nguồn nhân lực cho CNTT nói chung và Thương mại điện tử nói riêng ở Việt Nam là đến năm 2005 sẽ đào tạo thêm 50.000 chuyên gia về CNTT ở các trình độ khác nhau đạt mức trung bình trong khu vực, năm 2010 sẽ nâng số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực lên mức trung bình khá và năm 2020 sẽ ở trình độ tiên tiến. 
Để đạt được mục tiêu đó, cần xã hội hoá công tác đào tạo nguồn nhân lực, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, khuyến khích đào tạo theo định hướng yêu cầu, đổi mới nội dung chương trình, giáo trình đào tạo, dạy tiếng Anh và thí điểm chương trình dạy chuyên ngành CNTT bằng tiếng Anh, tạo điều kiện thu hút người nước ngoài và Việt kiều mang tri thức, công nghệ và đầu tư tích cực đóng góp vào việc phát triển nguồn nhân lực cho CNTT ở Việt Nam. 
5. Thanh toán điện tử
Việc giao dịch qua ngân hàng phục vụ cho hoạt động kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu và tham gia vào sự phân công quốc tế ngày càng gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng các loại hình sản phẩm dịch vụ, đáp ứng cả nhu cầu rút ngắn về thời gian, không gian... 
Các ngân hàng thương mại của Việt Nam đang nỗ lực triển khai các dịch vụ, các sản phẩm đặc thù bằng cách hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nhằm tự động hoá việc xử lý giao dịch, đa dạng hoá sản phẩm. Phát triển kênh phân phối điện tử... nhằm giữ được thị phần, hiệu quả kinh doanh và vị thế cạnh tranh cao khi thị trường ngân hàng hoàn toàn mở cửa, các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được hoạt động hoàn toàn bình đẳng như các ngân hàng trong nước.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại quốc doanh đều đã có hệ thống thanh toán điện tử riêng để đáp ứng các nhu cầu thanh toán của khách hàng trong nội bộ hệ thống và đi ra ngoài qua hệ thống bù trừ và thanh toán liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, các ngân hàng còn tham gia hệ thống thanh toán SWIFT. Cụ thể là, ngân hàng ngoại thương đã có hệ thống bán lẻ SilverLake, hệ thống quản lý thẻ ATM và tham gia mạng SWIFT; ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam có hệ thống thanh toán tập trung BCS, hệ thống giao dịch trên mạng IBS và dịch vụ Home Banking; ngân hàng công thương Việt Nam đã có trương trình thanh toán điện tử trực tuyến triển khai tại toàn bộ 98 chi nhánh trên cả nước, đồng thời ngân hàng cũng sẵn sàng thanh toán các loại thẻ tín dụng của hai tổ chức là Visa và Master. 
Đáng chú ý hơn cả là Ngân hàng á châu ACB đã triển khai hệ thống quản trị ngân hàng bán lẻ mới TCBS trong trong toàn hệ thống, làm nền tảng cho việc phát triển ngân hàng điện tử á châu (ACB E.Banking). Sau ba năm chuẩn bị, sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử đã chính thức hoạt động vào đầu năm 2003 với tổ hợp các kênh phân phối bằng điện tử với những sản phẩm dịch vụ ngân hàng của ACB dành cho khách hàng như Banking, Home Banking, Phone Banking, Mobile Banking, thẻ thanh toán. Đặc biệt dịch vụ Home Banking giúp khách hàng trên mạng kết nối tại văn phòng, tại nhà riêng. ACB E.Banking là kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến khách hàng thông qua điện thoại cố định, điện thoại di dộng, máy tính, POS, Internet, Intranet, Wap... dịch vụ có thể thực hiện 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Hiện nay ACB đang cung cấp dịch vụ E.Banking hoàn toàn miễn phí. Đặc biệt, dịch vụ Home Banking do ACB cung cấp được bảo đảm an toàn nhờ hệ thống mã khoá bảo mật chữ ký điện tử của khách hàng (CA) do đơn vị thứ ba cung cấp (VASC). Công nghệ CA được các tổ chức tài chính quốc tế như Swift, Visa, Master... công nhận và sử dụng trong việc thanh toán điện tử. Các khách hàng sẽ được sử dụng tám dịch vụ chính như: Kiểm tra số dư tài khoản; Mua sắm hàng hoá không dùng tiền mặt (bằng dịch vụ Mobile Banking và thẻ ACB); Chuyển tiền giữa các tài khoản với nhau; Yêu cầu báo cáo về tình hình giao dịch tài khoản; Thanh toán các hoá đơn tiền điện thoại, nước...; Rút tiền từ tài khoản khi đang ở nước ngoài; Kiểm tra tỷ giá hối đoái, giá chứng khoán và hỏi thông tin về các tài khoản và dịch vụ ngân hàng. 
Như vậy, có thể thấy rằng chúng ta đã có một số cơ sở ban đầu phục vụ cho việc thanh toán điện tử thông qua các ngân hàng của Việt Nam. Tuy nhiên, việc thanh toán điện tử vẫn còn tương đối mới mẻ đối với các doanh nghiệp, đa số các doanh nghiệp vẫn chưa thể cho phép khách hàng thanh toán trực tuyến tại website của mình thông qua các dịch vụ của ngân hàng. Đây cũng chính là một thách thức cho việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới. 
6. Bảo mật thông tin
Internet là liên mạng toàn cầu với rất nhiều người, tổ chức tự nguyện tham gia và có thể tiếp cận tự do tới các đầu mối nối mạng khác trong hệ thống. Đây là mạng trao đổi thông tin điện tử lớn nhất từ trước tới nay có quy mô toàn cầu. Do vậy, kẻ gian có thể dễ dàng lợi dụng mạng Internet để lấy cắp, thay đổi hoặc phá huỷ thông tin từ các kho dữ liệu. Chúng cũng có thể tự do truy cập tới các đầu mối nối mạng để thực hiện các hành vi phá hoại khác như: làm sai lệch cấu hình máy tính, làm treo máy chủ, làm tê liệt sự hoạt động của mạng... Những tên tội phạm máy tính như vậy gọi là tin tặc (hacker). Những kẻ này thường tìm mọi biện pháp đột nhập vào các kho dữ liệu bí mật của các cơ quan chính phủ, an ninh, quốc phòng, cơ quan ngiên cứu khoa học, các ngân hàng, các hãng kinh doanh và cả các thông tin của các cá nhân. 
Hiện nay, việc bảo đảm an toàn, an ninh cho thông tin điện tử ở Việt Nam được thực hiện như sau:
Đ Đối với các thông tin điện tử có liên quan đến các cơ quan của Chính phủ (như an ninh, quốc phòng, ngoại giao...), từ lâu nhà nước đã có các quy định chặt chẽ và các giải pháp kỹ thuật phù hợp để đảm bảo an ninh, an toàn cho loại thông tin này. Ngành cơ yếu Việt Nam đứng đầu là Ban cơ yếu Chính phủ là cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm về bảo mật, bảo đảm an toàn cho việc chuyển nhận thông tin trên các phương tiện điện tử.
Đ Đối với các thông tin điện tử trong lĩnh vực kinh tế xã hội, việc bảo đảm an ninh, an toàn vẫn còn lỏng lẻo. Khi Việt Nam chính thức tham gia mạng Internet, nhà nước đã thành lập một cơ quan liên ngành Bưu chính viễn thông và Công an để quản lý, kiểm duyệt an ninh trên Internet và có một số văn bản quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận rằng, hạ tầng cơ sở bảo mật thông tin cho thương mại điện tử hiện vẫn chưa hình thành đầy đủ ở Việt Nam, chúng ta còn phải xem xét một loạt các vấn đề như: 
- An toàn thông tin trong hệ thống thương mại điện tử;
- Yêu cầu bảo mật cho các chủ thể tham gia thương mại điện tử;
- Vấn đề sử dụng mật mã để bảo mật thông tin trong hệ thống thương mại điện tử;
- Các giải pháp bảo mật thông tin.
7. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 
Sự quan tâm của nhà nước đối với vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ đã được thể hiện trong hệ thống luật pháp nước ta thông qua các điều luật, điều khoản cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Nghị định 63/CP về sở hữu công nghiệp, Nghị định 76/CP về quyền tác giả... Trong các văn bản này đã quy định rõ các đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ bao gồm: quyền tác giả; sáng chế; giải pháp hữu ích; nhãn hiệu hàng hoá; kiểu dáng công nghiệp; tên gọi xuất xứ hàng hoá; chỉ dẫn địa lý; bí mật kinh doanh; tên thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp.
Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Nạn hàng giả, sao chép trái phép băng đĩa, các chương trình phần mềm có bản quyền... vẫn đang diễn ra hàng ngày với quy mô và mức độ ngày càng trầm trọng và tinh vi hơn. Khi thương mại điện tử phát triển, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường Internet càng khó khăn hơn bởi các sản phẩm và dịch vụ số hoá truyền gửi trên Internet có thể bị sao chép một cách dễ dàng. Do vậy, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ cần phải dựa vào nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp, cụ thể là các doanh nghiệp trước hết phải tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, quan tâm tìm hiểu các điều khoản liên quan đến sở hữu trí tuệ trong các văn bản pháp luật của nhà nước, các công ước quốc tế, các hiệp định thương mại song phương và đa phương để nghiêm túc thực hiện, tránh bớt các rắc rối khi làm việc với các đối tác trong nước và nước ngoài. Các doanh nghiệp cũng phải tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình bằng cách nhanh chóng đăng ký bảo hộ cho sản phẩm của mình để có thể được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp. 
 II. Thực trạng áp dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 
Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Nghị định 90/2000/NĐ-CP là: “Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành, có vốn không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Với tiêu chí này, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% doanh nghiệp nhà nước thuộc loại có quy mô vừa và nhỏ, chỉ trừ 20% doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn là các tổng công ty và một số doanh nghiệp nhà nước thuộc loại lớn, còn tr

File đính kèm:

  • docKhoa luan 1.doc