Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 20

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức :

- Nhân vật , sự kiện , cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.

- Dế Mèn : một hình ảnh cao đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột , kiêu ngạo.

- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích .

2. Kĩ năng :

- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả .

- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích .

- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả .

* Kĩ năng sống :

- Tự nhận thức và xác định lối sống có trách nhiệm với người khác trên cương vị cá nhân.

- Giao tiếp : Phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện .

3. Thái độ :

- Giáo dục ý thức đoàn kết, thân ái, không nên kiêu căng tự phụ cho học sinh trong cuộc sống.

 

doc112 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2681 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 20, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 như thế nào về câu nói của thầy Ha-men “Khi một dân tộc….chốn lao tù” ?
Hs:Khẳng định giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong đấu tranh giành độc lập tự do.Tiếng nói được vun đắp được hình thành bằng sự sáng tạo của hàng ngàn thế hệ qua hàng ngàn năm.Đó là tài sản tinh thần vô cùng quý giá của mọi dân tộc,khi kẻ thù xâm lược,tiếng nói dân tộc bị mất đi,đất nước có nguy cơ bị diệt vong,cho nên giữ được tiếng nói,con người đấu tranh giữ gìn bảo vệ đất nước.Điều này cũng được thể hiện rất rõ trong lịch sử V.Nam,T.Việt trước âm mưu đồng hoá của phong kiến Trung Hoa,thực dân Pháp,đế quốc Mĩ nhưng chúng ta vẫn giữ được tiếng nói của dân tộc và biến nó thành vũ khí đấu tranh và chiến thắng kẻ thù.
Hoạt động 2.
? Qua tìm hiểu, theo em truyện BHCC có những ý nghĩa gì ?
?Nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của tác giả ở văn bản này ?
Hs trao đổi trả lời.
*Hs đọc ghi nhớ / sgk.
II.Tìm hiểu chi tiết văn bản.
2.Buổi dạy tiếng Pháp cuối cùng của thầy Ha-men.
- Mặc đẹp hơn ngày thường: áo rơ-danh-gốt, mũ lụa thêu … -> khẳng định ý nghĩa thiêng liêng, trang trọng của buổi học.
-Với Hs: thầy không giận dữ, nói thật dịu dàng, kiên nhẫn giảng, muốn truyền thụ hết tri thức cho Hs.
- Thầy nhắc nhở mọi người phải giữ gìn tiếng Pháp, không được quên lãng nó – tình yêu, lòng tự hào,tôn vinh và ca ngợi tiếng nói dân tộc.
- Giờ học kết thúc:thầy nghẹn ngào không nói hết câu,cầm phấn cố viết thật to “Nước Pháp muôn năm” -> sự đau đớn,xót xa tột cùng.
--> Lòng yêu nước cụ thể, chân thành,sâu sắc,cảm động.
III. Tổng kết.
1. Ý nghĩa văn bản.
- Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc .Tình yêu tiếng nói của dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc mình.
2. Nghệ thuật :
- Kể chuyện bằng ngôi 1.
-Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Miêu tả tâm lý nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ, ngoại hình
- Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng câu văn biểu cảm, từ cảm thán và hình ảnh so sánh.
4. Củng cố. (5’)
?Qua phân tích toàn bộ văn bản,em rút ra được những bài học gì cho bản thân mình từ nhân vật Phrăng,từ những lời nói của thầy Ha-men ?
?Tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh,cho biết câu văn nào(theo em)là hay nhất, giàu ý nghĩa nhất ? Vì sao ? 
Ví dụ : Khi một dân tộc……..chốn lao tù – phép so sánh ngang bằng rất hay,rất sâu sắc bởi nó nói bằng hình ảnh đầy thuyết phục,sức mạnh giải phóng to lớn của tiếng nói dân tộc.Sức sống của dân tộc nằm ngay trong tiếng nói của mình.Một trong những biểu hiện rõ rệt và sâu sắc của lòng yêu nước chính là tình yêu tiếng nói và chữ viết của dân tộc.
?Viết đoạn văn miêu tả nhân vật thầy Ha-men ?
Hs trình bày bài viết theo sự chuẩn bị ở nhà;Gv nhận xét,bổ sung.
?Lòng yêu nước của thầy Ha-men được biểu hiện như thế nào trong tác phẩm ?
Hs:Yêu tha thiết tiếng nói dân tộc
Gv :Giống như nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua trong bài báo Thử lửa đã viết: “Tình yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu nhà,yêu làng xóm,yêu quê hương.Cho nên chiến đấu ví lí tưởng yêu nước,vì nhân dân là một nghĩa vụ thiêng liêng.Và sự hi sinh vì Tổ quốc đó là sự bất tử”
*Học sinh đọc thêm Tiếng mẹ đẻ / sgk.56
5.Hướng dẫn tự học. (2’)
-Đọc và kể lại văn bản; Sưu tầm bài văn,bài thơ bàn về vai trò của tiếng nói dân tộc.
-Học bài,nắm được nội dung tư tưởng,nghệ thuật của văn bản;
-Học bài So sánh (TT),làm các bài tập / sgk.
-Đọc và soạn bài Nhân hoá : 
+Trả lời các câu hỏi trong bài;định hướng làm bài tập;
+ Tìm hoặc đặt câu có sử dụng nhân hoá.
---------------oOo--------------
Ngày soạn : 11.02.2014
Ngày dạy : 12.02.2014 TUAÀN 24 – TIEÁT 91
 Tieáng vieät : NHAÂN HOÙA
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa.
- Tác dụng của phép nhân hóa.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết và bước đầu phaann tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa.
- Sử dụng được phép nhân hóa trong nói và viết.
* Kĩ năng sống: 
- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng phép tu từ nhân hóa phù hợp với thực tiễn giao tiếp
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng nhân hóa.
3. Thái độ : 
Nhắc nhở Hs ý thức vận dụng có hiệu quả nhân hoá vào trong nói,viết hàng ngày.
II. Chuẩn bị : 
 Gv :Đọc tài liệu, soạn giáo án, bảng phụ. 
 Hs :Học và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên (T.90)
III.Tiến trình tiết dạy.
1.Ổn định :
2.Bài cũ. 5’
? Lấy ví dụ về các kiểu so sánh đã học và cho biết tác dụng của so sánh trong nói,viết.
-Tác dụng:gợi tả hình ảnh cụ thể,sinh động;thể hiện tư tưởng,tình cảm của người viết,nói.
3.Bài mới .
9
8
Hoạt động 1.
Gv giới thiệu ví dụ trên bảng phụ.
? Tìm phép nhân hoá trong ví dụ ?
Hs quan sát,trả lời.
 ?Em có nhận xét gì về cách miêu tả sự vật hiện tượng của tác giả trong khổ thơ này ?
Hs trao đổi trả lời.
+ Dùng từ gọi người để gọi cho trời (ông trời)
+ Dùng động từ, tính từ diễn tả hành động, tính cách của người để diễn tả hành động, trạng thái của vật:
Ông trời : mặc áo giáp ra trận.
Mía: múa gươm. 
Kiến :hành quân.
 ?So sánh cách diễn đạt trong khổ thơ với cách diễn đạt sau và rút ra nhận xét ?
- Bầu trời đầy mây đen.
- Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới.
- Kiến bò đầy đường. 
Hs trao đổi trả lời ; Gv nhận xét,bổ sung:
Cách diễn đạt trong khổ thơ hay hơn vì đã sử dụng phép nhân hoá làm cho sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, gần gũi với con người, thể hiện con mắt nhìn ngộ nghĩnh, hóm hỉnh, đáng yêu của tác giả.
? Như vậy, qua trên em hiểu như thế nào về phép nhân hoá ?
?Tìm phép nhân hoá trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên và Vượt thác ?
?Tại sao trong nói, viết người ta hay sử dụng nhân hoá ?
Hs suy nghĩ trả lời.
*Hs đọc ghi nhớ / sgk.57
Hoạt động 2.
Gv giới thiệu các ví dụ / sgk.57 trên bảng phụ.
?Trong những câu văn trên, sự vật nào được nhân hoá ?
Hs quan sát trả lời.
?Dựa vào những từ in đậm, cho biết mỗi sự vật trên được nhân hoá bằng cách nào ?
Hs trao đổi cặp,trả lời ; Gv nhận xét,hoàn thiện.
?Căn cứ vào việc phân tích ví dụ, hãy xác định các kiểu nhân hoá thường sử dụng ?
? Đặt câu có sử dụng nhân hóa theo 3 kiểu trên ?
Ví dụ :+ Chú mèo nhà tôi rất ngoan.
+ Dế Mèn thường hay gây gổ với mọi người trong xóm.
+ Núi cao chi lắm núi ơi.
*Hs đọc lại 2 phần ghi nhớ / sgk.
?Em hiểu được những gì về phép nhân hoá qua tiết học ?
Hs trả lời Gv khắc sâu kiến thức cho học sinh.
I.Nhân hoá là gì ?
1.Ví dụ / sgk.56
Phép nhân hoá :
Ông trời : mặc áo giáp ra trận.
Mía: múa gươm. 
Kiến :hành quân.
(Dùng từ gọi, tả người để gọi tả vật, hiện tượng…).
2.Bài học.
- Nhân hoá là gọi, tả con vật, đồ vật…bằng những từ vốn gọi, tả người.
-Tác dụng:làm cho sự vật, hiện tượng trở nên gần gũi với con người…
*Ghi nhớ / sgk.57.
II.Các kiểu nhân hoá.
1.Ví dụ / sgk.57.
a.lão Miệng, cậu Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay: dùng từ gọi người để gọi cho bộ phận cơ thể.
b.Tre chống lại, xung phong, giữ: dùng từ chỉ hành động, tính cách của người để gọi cho cây tre.
c.Trâu ơi: trò chuyện với vật như với người.
2.Bài học: 3 kiểu nhân hoá.
* Ghi nhớ / sgk.58.
Ví dụ :
+ Chú mèo nhà tôi rất ngoan.
+ Núi cao chi lắm núi ơi.
4.Luyện tập – Củng cố. (23’)
1 / 58.Tìm và nêu tác dụng của phép nhân hoá trong đoạn văn.
Hs lên bảng thực hiện;Gv nhận xét,hoàn thiện:
+ Bến cảng đông vui ; Tàu mẹ, tàu con; Xe anh, xe em tíu tít, bận rộn.
+ Tác dụng: sự vật gần gũi, có tâm trạng, hành động như con người khiến quang cảnh bến cảng sống động, làm nổi bật cảnh bận rộn, nhộn nhịp của các phương tiện có trên bến cảng
2 / 58. Học sinh thực hiện ở nhà.
3 / 58. So sánh 2 cách viết:
 Cách 1 Cách 2
Trong họ hàng nhà Chổi Trong các loại Chổi
Cô bé Chổi Rơm Chổi Rơm
Xinh xắn nhất Đẹp nhất
Chiếc váy vàng óng Tết bằng rơm nếp vàng
Áo của cô Tay Chổi
Cuốn từng vòng quanh người Quấn quanh…trông như áo len vậy.
*Dùng nhân hoá có tính biểu cảm cao *Diễn đạt bình thường dùng trong văn 
 thuyết minh 
4 / 59.Tìm phép nhân hoá và nêu tác dụng.
Gv yêu cầu 4 Hs lên bảng thực hiện,dưới lớp làm vào giấy – Gv thu bài làm nhanh chấm và ghi điểm.
Gợi ý: a. Núi ơi – trò chuyện với vật như với người.
b. + cua cá tấp nập ; cò, sếu,vạc… cãi cọ om 4 góc đầm – dùng từ chỉ hành động của người để chỉ cho vật.
+ anh cò – dùng từ gọi người để gọi vật
c.+ chòm cổ thụ dáng mãnh liệt…lặng nhìn ; thuyền vùng vằng – dùng từ chỉ hành động, tính chất của người để chỉ vật.
+ quay đầu chạy : hiện tượng chuyển nghĩa của từ – không phải nhân hoá.
d. cây bị thương; thân mình ; vết thương ; cục máu – dùng từ chỉ hành động, tính chất, bộ phận của con người để chỉ con vật. 
5 / 59. Viết đoạn văn miêu tả.
Hs lên bảng viết trên cơ sở chuẩn bị trước ở nhà.
Ví dụ : Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to.Nước suối 4 mùa trong veo. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm. Hoa nước bốn mùa như trải thảm đón mời du khách thăm bản.
? Xác định và phân tích tác dụng của phép nhân hoá trong các câu ca dao:
Cái cò,cái vạc,cái nông
Ba cái cùng béo vặt lông cái nào
Vặt lông cái vạc cho tao….
+ Tác dụng của phép nhân hoá và ẩn dụ : dùng con vật để chỉ người nông dân bị bóc lột.
Gv kết luận:Phép nhân hoá được dùng làm cho thơ văn giàu hình tượng và biểu cảm;cảnh vật được nói đến mang hồn người và tình người,gợi cho người đọc liên tưởng thú vị .
? Đặt câu có sử dụng nhân hoá theo các kiểu đã học. 
5.Hướng dẫn tự học (2’)
-Học bài theo vở ghi và sgk – nhớ khái niệm nhân hóa.
-Hoàn thiện bài tập 2/58; 5/59;Viết đoạn văn có sử dụng nhân hoá;
-Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài :Phương pháp tả người ;
-Học và nắm được phương pháp tả cảnh.
----------------oOo---------------
Ngày soạn : 12.02.2014
Ngày dạy : 14.02.2014 TUAÀN 24 – TIEÁT 92
 Taäp laøm vaên : PHÖÔNG PHAÙP TAÛ NGÖÔØI
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: 
 - Cách làm bài văn tả người, bố cục, thứ tự miêu tả; 
- Cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người.
2. Kĩ năng: 
- Quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu

File đính kèm:

  • docG.A N.VAN6(13-14)(T20-30).doc
Giáo án liên quan