Giáo án Tập làm văn 6 - Bài 6

1.Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được :

1.1. Kiến thức:

 - Biết tên một số truyện cổ dân gian, đọc và nhớ được một đến hai truyện cổ dân gian tiêu biểu của các dân tộc đang lưu hành ở Yên Bái.

- Nhận diện được thể loại, tính địa phương, dân tộc của một vài truyện cổ dân gian lưu hành ở Yên Bái.

1.2. Kỹ năng:

 - Biết cách sưu tầm, ghi chép nội dung, nhận diện về thể loại truyện cổ dân gian đang lưu hành ở địa phương.

 - Biết phân tích, cảm thụ nội dung và nghệ thuật của truyện cổ dân gian.

1.3. Thái độ: Yêu quý, trân trọng, giữ gìn kho tàng truyện cổ dân gian đang lưu hành ở địa phương.

2.Thông tin:

2.1. Khái quát vê truyện cổ dân gian Yên Bái:

 Yên Bái là một tỉnh miền núi, có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. Trong quá trình phát triển của lịch sử, các dân tộc đến cư trú trên địa bàn Yên Bái vào nhiều thời điểm khác nhau, dân số của các dân tộc cũng không đồng đều nhưng hầu như dân tộc nào cũng một kho tàng truyện cổ dân gian của dân tộc mình. Trong các truyện cổ dân gian Yên Bái hiện nay có nhiều truyện có tên địa danh, tên nhân vật hoặc những sự kiện lịch sử đã từng xảy ra trên địa bàn Yên Bái. Song cũng có những truyện không có những chi tiết ấy. Thật khó xác định những truyện ấy xuất phát từ Yên Bái hay nó được du nhập vào Yên Bái cùng với sự di cư của các dân tộc từ nơi khác đến địa bàn Yên Bái. Vì thế khái niệm truyện cổ dân gian Yên Bái chỉ có ý nghĩa tương đối. Nên hiểu đó là chỉ các truyện cổ dân gian được sưu tầm và đang lưu hành ở Yên Bái.

 Kho tàng truyện cổ dân gian đang lưu hành ở Yên Bái khá phong phú về mặt thể loại. Trong đó truyện cổ tích chiếm một số lượng lớn và cũng có nhiều đặc sắc về mặt nghệ thuật hơn. Một đặc điểm dễ nhận thấy là ranh giới giữa các truyện cổ tích và truyền thuyết ở nhiều truyện không thật rõ ràng. Trong nhiều truyền thuyết có yếu tố cổ tích và ngược lại. Qua việc điều tra, khảo sát, có thể kể ra một số truyện tiêu biểu của từng thể loại:

 - Truyền thuyết:

 + Mùa sấm (Truyền thuyết dân tộc Thái )

 + Mặt trời sấm, sét là một gia đình (Truyền thuyết dân tộc Mông )

 + Mặt đất lồi lõm (Truyền thuyết dân tộc Mông )

 + Ông Thần Nông (Truyền thuyết dân tộc Mông )

 + Ông Tiên trên núi Ngũ Sơn (Truyền thuyết dân tộc Mông )

+ Nàng Han, Tạo Cầm Hánh đánh giặc cờ vàng (Truyền thuyết dân tộc Thái ) .

 

doc7 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2930 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập làm văn 6 - Bài 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số của các dân tộc cũng không đồng đều nhưng hầu như dân tộc nào cũng một kho tàng truyện cổ dân gian của dân tộc mình. Trong các truyện cổ dân gian Yên Bái hiện nay có nhiều truyện có tên địa danh, tên nhân vật hoặc những sự kiện lịch sử đã từng xảy ra trên địa bàn Yên Bái. Song cũng có những truyện không có những chi tiết ấy. Thật khó xác định những truyện ấy xuất phát từ Yên Bái hay nó được du nhập vào Yên Bái cùng với sự di cư của các dân tộc từ nơi khác đến địa bàn Yên Bái. Vì thế khái niệm truyện cổ dân gian Yên Bái chỉ có ý nghĩa tương đối. Nên hiểu đó là chỉ các truyện cổ dân gian được sưu tầm và đang lưu hành ở Yên Bái.
 	Kho tàng truyện cổ dân gian đang lưu hành ở Yên Bái khá phong phú về mặt thể loại. Trong đó truyện cổ tích chiếm một số lượng lớn và cũng có nhiều đặc sắc về mặt nghệ thuật hơn. Một đặc điểm dễ nhận thấy là ranh giới giữa các truyện cổ tích và truyền thuyết ở nhiều truyện không thật rõ ràng. Trong nhiều truyền thuyết có yếu tố cổ tích và ngược lại. Qua việc điều tra, khảo sát, có thể kể ra một số truyện tiêu biểu của từng thể loại:
	- Truyền thuyết: 
	+ Mùa sấm (Truyền thuyết dân tộc Thái )
	+ Mặt trời sấm, sét là một gia đình (Truyền thuyết dân tộc Mông )
	+ Mặt đất lồi lõm (Truyền thuyết dân tộc Mông )
	+ Ông Thần Nông (Truyền thuyết dân tộc Mông )
	+ Ông Tiên trên núi Ngũ Sơn (Truyền thuyết dân tộc Mông )
+ Nàng Han, Tạo Cầm Hánh đánh giặc cờ vàng (Truyền thuyết dân tộc Thái )….
- Truyện cổ tích, có các tiểu loại:
	+ Truyện cổ tích kể về sự tích các địa danh: 
Tiêu biểu như các truyện: Sự tích Đát Ô Đồ (Truyện cổ tích dân tộc Cao Lan), Sự tích Ngòi Thia rêu đá (Truyện cổ tích dân tộc Thái), Sự tích Suối nước nóng Bản Hốc (Truyện cổ tích dân tộc Thái), Sự tích Thác Ông, Thác Bà (Truyện cổ tích dân tộc Kinh, Tày, Nùng), Sự tích Núi Ngàm Cha (Truyện cổ tích dân tộc Thái), Sự tích Đèo Khau Phạ (Truyện cổ tích dân tộc Mông)…
	+ Truyện cổ tích kể về sự tích các loài cây: 
Tiêu biểu như các truyện: Sự tích cây quế (Truyện cổ tích dân tộc Dao), Sự tích Hoa Ban (Truyện cổ tích dân tộc Thái), Sự tích cây ngô (Truyện cổ tích dân tộc Mông)…
	+ Truyện cổ tích kể về sự tích các loài vật: 
Tiêu biểu như các truyện: Sự tích đuôi gấu (Truyện cổ tích dân tộc Mông), Sự tích gà ấp trứng vịt (Truyện cổ tích dân tộc Mông), Mèo và Chuột (Truyện cổ tích dân tộc Dao),…
	+ Truyện cổ tích kể về sự tích các đồ vật: 
Tiêu biểu như các truyện: Sự tích khèn Mông (Truyện cổ tích dân tộc Mông, Sự tích sáo Tày (Truyện cổ tích dân tộc Tày)…
	+ Truyện cổ tích kể về con người: 
Tiêu biểu như các truyện: Nàng Nu; A Sang ; Nù Jáo, Nao và Xênh; Nù Phay học khèn (Truyện cổ tích dân tộc Mông), Chuyện tình hang Thẩm Né (Truyện cổ tích dân tộc Thái), Chàng Hoa Sung (Truyện cổ tích dân tộc Tày)…
Ngoài truyện cổ dân gian, ở Yên Bái còn lưu hành, phổ biến một số trường ca như “Xống chụ xôn xao” (Tiễn dặn người yêu) của dân tộc Thái, “Đường lên dâng lễ tổ”, “Then Bách Điểu” của dân tộc Tày.
 	ở các truyện cổ trên tính địa phương và tính dân tộc được thể hiện khá rõ. Tính địa phương thể hiện qua các chi tiết: tên địa danh, sản vật, nhân vật có ở địa phương hoặc kể về các sự việc xảy ra tại địa phương. Tính dân tộc thể hiện ở ngôn ngữ, lối tư duy, cách diễn đạt và bản sắc văn hoá của các dân tộc trong truyện.
 2.2. Truyền thuyết Nàng Han 
 Truyền thuyết của dân tộc Thái vùng Văn Chấn- Mường Lò.
Ngày xưa ở vùng Ao Luông thuộc xã Sơn a, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, có một người con gái mồ côi cả cha lẫn mẹ nhưng lại thông minh, dũng cảm và có sắc đẹp lạ thường. Một hôm cô đi vào rừng lấy củi thì bị một bầy khỉ vây bắt. Mặc dù cô đã hết sức chống cự nhưng không thắng nổi bầy khỉ, cô bị bầy khỉ bắt đem vào trong rừng sâu. ở trong rừng cô được bầy khỉ đối đãi hết sức tử tế(1), nhất là con khỉ đực đầu đàn to lớn. Nó thường cho bầy khỉ đi tìm ngô nếp, mật ong, chim non, trứng kiến về cho cô ăn. Nó còn thường đến gần bên cô gái, vuốt tóc, xoa lưng, tỏ vẻ thân thiết(2) với cô.
Một thời gian sau nhân lúc bầy khỉ sơ hở, cô gái đã trốn được về nhà. Rồi cô tự nhiên mang thai và sinh được một đứa con gái. Đứa trẻ sinh ra đã to lớn và đẹp đẽ khác thường, nó chẳng mang một dấu vết nào của bố khỉ. Nó lớn rất nhanh, càng lớn càng khoẻ mạnh, xinh đẹp nên mọi người trong vùng đều gọi là nàng tiên Han.
Han có tài trí và sức khoẻ lạ thường, mới chín, mười tuổi cô đã tập bắn cung và phi ngựa bạch cùng với bọn con trai chia bè đánh vật. Lớn lên Han trở thành một kị sĩ(3), thường cưỡi trên lưng con bạch mã(4) phi nước đại(5) như một mũi tên bay thấp thoáng trong rừng xanh.
Han cũng là một người rất yêu thích lao động. Cô biết bóc vỏ cây sui(6) chế tác thành chăn đắp, cô biết lấy cây quả trong rừng về trồng ở vườn nhà, biết thuần dưỡng những con thú rừng hoang dại thành những con vật nuôi trong nhà hiền lành. Han còn bốc đá xếp thành núi, biến thung lũng Mường Lò thành cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, biết khơi con mương to đưa nước từ suối Thia vào đồng và tìm ra giống lúa thơm ngon nổi tiếng để trồng ở Mường Lò. Han lấy đá xây một ngôi nhà thật to, đào một cái giếng trong, biến một cái hang đá thành ao nuôi cá. Nơi Han ở còn có cả một cái trảng đá to dùng để thờ cúng, có chỗ dành riêng để chơi bời múa hát. Những lúc thư thả Han thường đánh trống gọi bè bạn đến múa hát, vui chơi. Vì vậy, nơi Han ở cũng là nơi tụ hội của trai gái trong bản ngoài mường khắp vùng Mường Lò.
Không phải chỉ có tài trí mà Han còn người có tấm lòng nhân ái luôn cưu mang giúp đỡ mọi người, bày cho mọi người biết cách làm ăn, biết chống thú dữ…với những việc làm tốt đẹp như vậy nên Nàng Han được dân trong vùng rất yêu mến, quý trọng.
Vào tuổi trăng tròn Han cũng có người yêu, nhà chàng trai ở phía đông của cánh đồng Mường Lò. Chàng trai đã hẹn với Han rằng gặt mùa xong hai người sẽ về ở bên nhau cùng nhau khai khẩn đất đai mở rộng thêm cánh đồng Mường Lò và tìm thêm nhiều giống lúa mới để trồng. Họ mong muốn cùng với bà con dân bản làm cho vùng Mường Lò ngày càng trở nên đầm ấm thanh bình.
Nhưng rồi bỗng dưng bọn giặc áo lông, chân quấn xà cạp từ phương xa tràn xuống. Chúng ào vào các bản làng cướp bóc. Bọn chúng vô cùng tàn ác, giết đàn ông, cướp đàn bà, cướp thóc, ngô, trâu, bò, gà, lợn, không thiếu thứ gì là chúng không cướp hoặc tàn phá. Cả vùng Mường Lò vốn tươi đẹp, trù phú là thế mà bỗng nhiên xơ xác, tiêu điều. Không thể để mặc cho bọn giặc tàn sát dân làng, Nàng Han đã chiêu tập quân lính đứng lên chống giặc. Đội quân của Nàng Han đa phần là nữ, đều có tài phi ngựa, bắn cung. Để có cơ sở và lực lượng chiến đấu lâu dài, Nàng Han đã cho xây thành Pu - Cút, đắp luỹ cao, hào sâu, trồng chuối hai bên lối đi, làm các vật cản, biến nơi này thành thao trường(7) tập phi ngựa vượt qua các chướng ngại vật, phi ngựa múa gươm chém chuối hai bên đường. Nàng Han còn xuống từng bản vận động thành lập được nhiều đội quân đánh giặc. Dưới sự chỉ huy của một nữ tướng có tài thao lược(8), quân của Nàng Han liên tục chiến thắng. Bọn giặc bị đánh trả tơi bời không thể nào chiếm nổi mảnh đất mà ban đầu chúng tưởng là sẽ cướp được một cách dễ dàng, thậm chí bọn chúng còn vô cùng sợ hãi. Lúc đó đã có thơ ca ngợi Nàng Han :
Lúc xung trận oai phong lẫm liệt
Vó ngựa tung hoành hò hét chỉ huy
Thanh gươm yên ngựa ra uy
Ra tay chém tướng phất kì bao phen.
Người ta đồn rằng ở gan bàn chân của Nàng Han có ba sợi lông vàng của thần núi ban cho để làm bùa hộ mệnh(9). Nghe được tin này bọn giặc liền thuê một tên trai tơ con nhà giàu tên là Tạo Lao vờ đến tán tỉnh, gạ gẫm Han, nhằm nhổ trộm hai sợi lông vàng. Nhưng mưu đồ của chúng đã bị thất bại, Tạo Lao chỉ gặp được một tuỳ tướng(10) đóng giả làm Nàng Han.
Quân tướng Nàng Han đang trên đà thắng lợi thì nhận đựơc tin báo, người yêu của Nàng Han đang bị bọn giặc vây hãm trong thành. Nàng Han liền giao binh quyền(11) lại cho viên phó tướng chỉ huy còn mình thì cùng một số tuỳ tùng(12) bí mật đi giải vây cho người yêu. Đến giữa đường bị giặc phục kích(13), Nàng Han cùng tuỳ tùng của mình chiến đấu rất quyết liệt, nhưng giặc đông gấp bội, tình thế trở nên vô cùng nguy hiểm. Một viên tướng thân cận đã đóng giả làm Nàng Han xông vào vừa đánh vừa rút quân về một ngả khác để cho bọn giặc rượt đuổi theo. Nàng Han nhân cơ hội này rẽ sang lối khác đi giải vây cho người yêu.
Do nhiều ngày phải chiến đấu với lũ giặc, sức lực cạn dần, Nàng Han lê bước tới bờ suối. Nhìn dòng suối Thia chảy xiết, mặt nước xanh đen, Nàng Han khẽ rùng mình ngần ngại. Nhưng trước mắt nàng lại hiện lên hình ảnh người yêu đang bị giặc vây hãm, nàng liền nhảy ào xuống suối. Bơi mãi, bơi mãi, tới giữa dòng suối, nàng bỗng toàn thân nhói buốt, chân tay rã rời, nhìn xuống thì thấy hai sợi lông vàng đã rụng mất. Hoảng sợ, nàng lại gắng sức bơi, nhưng gần tới bờ thì bọn giặc đã đuổi tới. Chúng bắn tên xối xả vào nàng… Nàng bị chết, xác nàng trôi dạt vào một doi cát ven bờ. Bà con dân bản biết tin vô cùng thương tiếc người thủ lĩnh(14) của mình, vội đưa xác nàng đi cất giấu rồi đợi đến đêm đưa đi chôn tại hang đá cạnh suối Thia.
Sau này nơi chôn cất nàng được gọi là Thẩm Han. Để ghi nhớ công lao của Nàng Han, nhân dân lập đền thờ nàng gọi là đình Nàng Han. Giếng nước nàng tắm khi xưa gọi giếng Nàng Han. Đồi Pu - Cút, doanh trại khi xưa của nàng gọi đồi Nàng Han. Câu chuyện về Nàng Han được đời nọ truyền cho đời kia, với niềm tự hào và tiếc thương về một người con gái tài sắc, dũng cảm, nhân ái của đất Mường Lò đã trở thành huyền thoại. Hàng năm bà con Mường Lò vẫn tổ chức lễ hội ở nơi Nàng Han yên nghỉ ngàn đời gọi là lễ hội Thẩm Han. Ngày nay Thẩm Han còn trở thành một điểm du lịch hấp dẫn với những ai đã vào Văn Chấn- Mường Lò.
 Phạm Đức Hảo sưu tầm theo lời kể của nhân dân Văn Chấn
Chú thích:
(ờ) Truyền thuyết: Xem lại phần chú thích về truyền thuyết, Ngữ văn lớp 6.
(1) Tử tế: Tỏ ra có lòng tốt trong đối xử với nhau( ăn ở tử tế với nhau)
(2) Thân thiết: Có quan hệ tình cảm gần gũi, gắn bó chặt chẽ với nhau.
(3) Kị sĩ: Người chuyên dùng ngựa để chiến đấu.
(4) Bạch mã: Ngựa trắng
(5) Phi nước đại: (Ngựa) chạy nhanh.
(6) Vỏ sui: Cây to ở rừng, thâ

File đính kèm:

  • docbai 6 lop 6.doc