Giáo án bài soạn môn lịch sử 8 - Bài 23: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC

Thông qua giờ dạy giúp học sinh các vấn đề sau

1/Kiến thức :

-Nguyên nhân sâu xa của các cuộc chiến tranh xâm lược thực dân thế kỉ XIX.Nguyên nhân và tiến trình xâm lược Việt Na của tư bản Pháp .

-Cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam chống xâm lược Pháp nổ ra ngay những ngày đầu tiên ,thể hiện rõ ở mặt trận Đà Nẵng (1858), Gai Định (1859)

2/ Tư tưởng :

-Bản chất tham lam tàn bạo ,hiếu chiến của chủ nghĩa thực dân.

-Tinh thần bất khuất, kiên cường chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta trong những ngày đầu chống pháp xâm lược, cugx như thái độ yếu đuối, bạc nhược của giai cấp phong kiến.

-Ý chí thống nhất đất nước.

 

docx7 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bài soạn môn lịch sử 8 - Bài 23: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN BÀI SOẠN MÔN LỊCH SỬ 8
Giáo viên : Nhữ thị Thu
Đơn vị : Trường THCS Tam Hưng
Năm học :2013-2014
PHẦN HAI
LỊCH SỬ VIỆT NAM
Từ năm 1858 đến năm 1918 
CHƯƠNG I
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
Từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX
Bài 23
CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858DDEENS NĂM 1873
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Thông qua giờ dạy giúp học sinh các vấn đề sau 
1/Kiến thức :
-Nguyên nhân sâu xa của các cuộc chiến tranh xâm lược thực dân thế kỉ XIX.Nguyên nhân và tiến trình xâm lược Việt Na của tư bản Pháp .
-Cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam chống xâm lược Pháp nổ ra ngay những ngày đầu tiên ,thể hiện rõ ở mặt trận Đà Nẵng (1858), Gai Định (1859)
2/ Tư tưởng :
-Bản chất tham lam tàn bạo ,hiếu chiến của chủ nghĩa thực dân.
-Tinh thần bất khuất, kiên cường chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta trong những ngày đầu chống pháp xâm lược, cugx như thái độ yếu đuối, bạc nhược của giai cấp phong kiến.
-Ý chí thống nhất đất nước.
3/Kỹ năng
Rèn luyện cho HS phương pháp quan sát tranh ảnh, sử dụng bản đồ, các tư liệu lịch sử, văn học để minh họa, khắc sâu nội dung cơ bản của bài học trên lớp.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
-Tranh + ảnh 
-Lược đồ Đông Nam Á trước sự xâm lược của tư bản phương Tây 
-Lược đồ chiến sự Đà Nẵng ,Gia Định 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
I/ Ổn định lớp 
II/ Kiểm tra bài cũ 
Nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B cho phù hợp 
A
B
 7/11/1917
1 nối d
Chiến tranh thế giưới thứ hai 
 3/1921
2 nối c
Khùng hoảng kinh tế 
1929 -1933
3 nối b 
Chính sách kinh tế mới ở Nga 
1939 -1945
4 nối a
Cách mạng tháng 10 Nga 
III/Dạy –Học bài mới 
1/ Giới thiệu bài 
Khi Chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển thì nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguyên liệu là rất lớn do đó chúng không ngừng mở rộng xâm lược thuộc địa. Đông Nam Á nói chung ,Việt Nam nói riêng sẽ là mục tiêu xâm lược của chúng. Vậy nguyên nhân, diễn biến quá trình xâm lược, và đối phó của quân dân ta như thế nào, đó là nội dung bài học.
2/ Dạy và học bài mới
Tiết 36. I/ THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM
GV: Giới thiệu lược đồ các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ 19 à Giới thiệu vị trí Việt Nam
H: Nêu nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam
GV: mở rộng
Nguyên nhân bên trong và bên ngoài
GV: kết luận ( ghi bảng)
H: Đâu là mục tiêu chúng xâm lược nước ta
GV: Giới thiệu bản đồ (vị trí Đà Nẵng+ tranh cảng Đà Nẵng và Huế)
H: Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu tiên?
H: em có nhận xét gì về kế hoạch đánh chiếm nước ta của chúng? 
GV: Nhận xét, mở rộng ( Chiến sự Đà Nẵng diễn ra như thế nào à diễn biến) 
GV: Giới thiệu bản đồ chiến sự Đà Nẵng- giới thiệu kí hiệu
H: Pháp bố trí thời gian và lực lượng như thế nào để đánh chiếm Đà Nẵng?
GV: chỉ diễn biến trên bản đồ
H: Triều đình đối phó như thế nào trước sức tấn công của chúng? 
GV: giới thiệu ảnh NTP, chỉ bản đồ cách đối phó+ mở rộng
Với bố trí trên thì kết quả của chiến sự Đà Nẵng như thế nào
GV: nhận xét, mở rộng, kết luận
GV chỉ bản đồ
Gọi 1 học sinh lên chỉ lại diễn biến chiến sự Đà Nẵng 
H: Sau thất bại ở Đà Nẵng chúng chuyển hướng tấn công nơi nào?
Vậy chiến sự ở Gia Định diễn ra như thế nào à 
H: Vì sao Gia Định lại là mục tiêu tấn công tiếp của chúng? 
GV: mở rộng, giới thiệu bản đồ
H: Nêu thời gian chúng xâm lược Gia Định?
H: Thái độ chống cự của triều định và nhân dân như thế nào khi Pháp đánh thành Gia Định?
GV: chỉ bản đồ diễn biến trận đánh thành Gia Định + mở rộng
Kết luận
H: nhận xét lực lượng của chúng ở Gia Định ? Vì sao?
GV: nhận xét, mở rộng
H: Quân dân ta đối phó như thế nào khi lực lượng của chúng yếu- mỏng?
Thảo luận, bàn : 2 phút
Theo em cách đối phó của ta có phù hợp không? Vì sao?
 GV: liên hệ với thời cơ cách mạng tháng 8-1945
H: việc sai lầm đó dẫn tới hậu quả như thế nào? 
GV: chỉ bản đồ + mở rộng, kết luận
H: Triều đình đã hành động như thế nào khi Pháp chiếm thêm 1 số tỉnh khác?
GV: giới thiệu ảnh kí hiệp ước
H: đọc nội dung à Em hãy nhận xét nội dung hiệp ước?
GV: nhận xét, kết luận
H: Triều đình kí hiệp ước nhằm mục đích gì?
GV: mở rộng
H: qua nội dung bài học em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp của triều đình và nhân dân?
GV: mở rộng “Phan Lâm mãi quốc triều đình hại dân”
Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859
Nguyên nhân xâm lược
Nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguyên liệu..
Triều đình Nguyễn bảo thủ
Bảo vệ đạo Gia Tô
Diễn biến
31/8/1858 Liên quân Pháp dàn trận cửa biển Đà Nẵng
1/9/1858 tấn công và chiếm bán đảo Sơn Trà
Nguyễn Tri Phương tổng chỉ huy – nhân dân anh dũng đánh trả
Kết quả
Pháp thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”
Chiến sự ở Gia Định 1859
Pháp
Ta
- Ngày 17/2/1859, đánh và chiếm thành Gia Định 
- 24/2/1861 đánh lớn vào đồn Chí Hòaà chiếm Chí Hòa và Định Tường – Biên Hòa – Vĩnh Long
- Triều đình chống cự yếu – nhân dân nổi dậy chống giặc
- Xây dựng đại đồn Chí Hòa à “ thủ hiểm”
- 5/6/1862, triều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp
èVăn kiện bán nước
IV/ Củng cố
TRÒ CHƠI HOA TAY MAY MẮN
Chia 2 nhóm, mỗi nhóm 1 dãy lớp
Trò chơi gồm 12 ô thường ( 9 ô câu hỏi, 3 ô may mắn) và 1 ô thìa khóa
Cho lần lượt các nhóm chọn tùy ý từ ô 1 đến 12
Nếu chọn vào ô may mắn thì nhóm đó được cộng 10 đ, không phải trả lời câu hỏi
Nếu chọn vào ô câu hỏi, 1 câu hỏi sẽ hiên ra, trả lời đúng được 10 đ, sai thì nhóm còn lại trả lời, đúng được 10 đ.
Mỗi câu trả lời đúng sẽ hiện 1 chữ cái trong ô thìa khóa
Nhóm nào đọc được câu thìa khóa trước 6 ô thường đã mở thì được 30 đ, đọc sau 6 -11 ô thường đã mở thì được 20 đ
ĐÁP ÁN
Từ thìa khóa là: CHỐNG PHÁP
Câu 1: Tên đại đồn được xây dựng ở Gia Định? 	CHÍ HÒA
Câu 2: Tên thành mà Pháp trả lại trong hiệp ước?	VĨNH LONG
Câu 3: Kế sách mà Nguyễn Tri Phương thực hiện ở Đà Nẵng? 	VƯỜN KHÔNG NHÀ TRỐNG
Câu 4: Bán đảo bị Pháp chiếm?	 	SƠN TRÀ
Câu 5: Nơi Pháp bị thất bại kế hoạch ‘Đánh nhanh thắng nhanh’? 	ĐÀ NẴNG
Câu 6: Người tổng chỉ huy ở cả 2 mặt trận Đà Nẵng và Gia Định?	NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Câu 7: Một trong ba tỉnh bị triều đình cắt chủ quyền cho Pháp?	BIÊN HÒA
Câu 8: Nơi triều đình bỏ lỡ cơ hội đánh Pháp? 	GIA ĐỊNH
Câu 9: Kẻ thù chung của ba nước Đông Dương? 	PHÁP
Từ khi thực dân Pháp đến xâm lược nước ta, nhân dân ta nhất tề quyết tâm đoàn kết sát cánh bên nhau để chống thực dân Pháp cho dù triều đình có sai lầm – bỏ lỡ cơ hội đánh Pháp. Tinh thần đấu tranh đó đã được thể hiện trong câu nói khảng khái của Nguyễn Trung Trực trước khi bị chém : “Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh tây”. Đó chính là nội dung chúng ta sẽ được tìm hiểu trong giờ tiếp theo.
 H:Khi học song bài học này em rút ra bài học gì cho bản thân?
H: Em đã vận dụng bài học đó trong cuộc sống ?
V/ Dặn dò
GV giới thiệu 2 bức ảnh về Thăng Long – Hà Nội (1802-1918)
 + Khuê văn các 
 +Đền Ngọc Sơn 
 _-> yêu cầu học sinh về sưu tầm tranh ảnh, tư liệu của giai đoạn này để chuẩn bị tốt cho tiết học Lịch sử địa phương.
HS tập chỉ lại diễn biến chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định trên bản đồ.
Bài mới: trả lời hệ thống câu hỏi ở phần II, sưu tầm thơ Nguyễn Đình Chiểu
Hết

File đính kèm:

  • docxGIÁO ÁN BÀI SOẠN MÔN LỊCH SỬ 8.docx