Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 33-40

I/ MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được :

- Đặc điểm của nhân vật , sự kiện , cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn

- Ý nghĩa giáo huấn ssâu sắc của truyện ngụ ngôn

- Cách kể truyện ý vị , tự nhiên , độc đáo

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn

- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế

- Kể diễn cảm truyện : Thầy bói xem voi

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh cách nhận thức sự vật: để đánh giá đúng sự vật, sự việc cần xem xét chúng một cách toàn diện.

II/ CHUẨN BỊ :

1.GV: Một số câu ca dao, thành ngữ về thầy bói; bảng phụ ghi bài tập.

2. HS : Soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk .

III/ TIẾN TRÌNH :

1. Kiểm tra

- Thế nào là truyện ngụ ngôn ? Qua truyện " Ếch ngồi đáy giếng" em rút ra được bài học gì cho bản thân ?

2.Bài mới:

* Giới thiệu bài : Gìơ học trước các em đã tìm hiểu câu chuyện ngụ ngôn " Ếch ngồi đáy giếng", tác giả dân gian đã mượn truyện loài vật để khuyên nhủ con người cần mở mang hiểu biết và không nên kiêu ngạo dù ở môi trường nào. Giờ học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu một câu chuyện ngụ ngôn nữa, truyện " Thầy bói xem voi ". Truyện phản ánh nọi dung gì, bài học rút ra qua truyện như thế nào, giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 33-40, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
on cá vàng? 
HS: Các nhóm thảo luận ghi ra phiếu học tập
GV: chọn 2 nhóm treo lên bảng- nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét, kết luận. 
- Giới thiệu ông lão đánh cá
- Ông lão bắt được cá vàng và thả cá vàng, nhận lời hứa của cá vàng
- Năm lần ra biển gặp cá vàng và kết quả mỗi lần.
GV: Các sự việc ấy được trình bày theo thứ 
tự nào ?
HS: trả lời
GV: Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?
HS: phát biểu
GV:Nếu không kể theo thứ tự ấy thì ý nghĩa của truyện có được nổi bật không ?
HS : Không nổi bật
GV:Kể chuyện như văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng là kể theo trình tự thời gian, vậy em hiểu thế nào là kể theo trình tự thời gian ?
HS: khái quát
GV: khẳng định
GV:Vậy em thấy kể theo trình tự thời gian có ưu điểm, nhược điểm gì ?
HS: trả lời
GV: Các sự việc trong truyện được trình bày theo trình tự thời gian (thứ tự tự nhiên). Đó là đặc điểm của truyện cổ dân gian, chỉ có một cốt truyện. Cách kể theo trình tự thời gian rất hợp vì nó làm cho cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ, dễ theo dõi,nhưng cũng dễ đơn điệu, nhàm tẻ.)
HS đọc đoạn văn
GV:Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy ?
HS: phát biểu
GV:Các sự việc trong đoạn văn này có được trình bày theo trình tự thời gian như văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng không ?
HS: trả lời
GV:Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn diễn ra như thế nào?
HS: Ngỗ mồ côi cha mẹ -> hư hỏng -> chêu chọc, lừa mọi người -> mất lòng tin -> bị chó dại cắn thật thì không ai đến cứu -> phải băng bó tiêm thuốc trừ dại
GV:Bài văn đã kể theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự này nhằm nhấn mạnh điều gì?
HS: Gây ấn tượng cho người đọc về một bài học nhớ đời: Nói dối hại thân.
GV:Cách kể này gọi là kể "ngược", em hiểu thế nào là kể ngược ? Theo em phải có điều kiện nào mới có thể thực hiện được cách kể"ngược" ?
HS: trra lời
GV: Muốn kể ngược phải có trí liên tưởng, tưởng tượng các sự việc đã từng sảy ra để bổ sung vào câu chuyện kể. 
GV:Cách kể ngược có ưu, nhược điểm gì ?
HS: Nhược điểm: làm người đọc khó theo rõi, có thể trùng lặp.
GV:Qua tìm hiểu các văn bản trên, em có nhận xét gì về thứ tự kể trong văn tự sự ?
HS: khái quát, đọc ghi nhớ
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập củng cố kiến thức:
GV treo bảng phụ ghi bài tập a,b
b. Dòng nào không nói lên đặc điểm việc kể chuyện theo thứ tự tự nhiên ?
A. Kể theo trình tự thời gian tự nhiên.
B. Việc gì sảy ra trước kể trước.
C. Việc gì sảy ra sau kể sau.
D. Sự việc nào nhớ thì kể trước, không nhớ thì kể sau.
HS đọc yêu cầu bài tập
GV: chia lớp làm 2 dãy, gọi HS lên bảng làm 
HS khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự
1. Tóm tắt sự việc trong truyện: "Ông lão đánh cá và con cá vàng"
- Trình bày theo trình tự thời gian, mức độ tăng dần.
-> tố cáo và phê phán lòng tham của mụ vợ
- Kể theo trình tự thời gian: các sự việc liên tiếp nhau, việc gì sảy ra trước kể trước, việc gì sảy ra sau kể sau.
-> làm cho cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ, dễ theo dõi, tăng cường kịch tính của truyện.
2. Đọan văn: SGK Tr 97
- Thứ tự kể: từ hậu quả xấu rồi ngược lên nguyên nhân
-> Nổi bật ý nghĩa của một bài học
- Kể "ngược" : Kể kết quả hoặc sự việc hiện tại trước, sau đó mới kể bổ sung hoặc kể các sự việc đã sảy ra trước đó. 
 -> làm cho sự việc phong phú, trình bày sự việc được khách quan. 
* Ghi nhớ: SGK
3. Bài tập:
 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
a. Truyện " Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" được kể theo trình tự:
A.Thời gian tuần tự, tự nhiên.
B. Thời gian đảo ngược.
C.Thời gian đan xen giữa quá khứ và hiện tại.
D.Thời gian đan xen giữa hiện tại và tương lai
* ý đúng
a- A
b- D
3. Củng cố: 
- Trong văn tự sự có thể kể theo những thứ tự nào?
- Sự khác biệt giữa kể xuôi và kể ngược
4. Hướng dẫn : 
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK
- Vận dụng kiến thức kể theo thứ tự ngược,trình tự thời gian làm bài tập 1 ,2
- Chuẩn bị : phần bài tập của bài 
Ngày giảng 
 Tiết 36 : Thứ tự kể trong văn tự sự
	 (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1./ Kiến thức: Giúp HS:
- Hai cách kể ,hai thứ tự kể : Kể “ xuôi” , kể “ ngược”
- Điều kiện cần có khi kể “ ngược ” 
2. Kĩ năng:
- Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loạivà nhu cầu biểu hiện nội dung
- Vận dụng hai cách kể vào bài của mình
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào kể chuyện
II. Chuẩn bị :
1.GV: Bảng phụ ghi dàn bài của bài tập 2; Sưu tầm bài tập thêm.
2. HS: Đọc và làm bài phần luyện tập sgk Tr 99
III. Tiến trình :
1. Kiểm tra: 
- Thế nào là kể "xuôi", thế nào là kể "ngược" ?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài : Giờ học trước các em đã tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự, chúng ta thấy tự sự có thể kể "xuôi", có thể kể "ngược" tuỳ theo nhu cầu thể hiện. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập để củng cố nội dung kiến thức này.
 Hoạt động của thầy và trò
HĐ1: HS nhắc lại kiến thức giờ học trước
GV:Văn tự sự có thể kể theo những thứ tự nào ?
HS: Có hai cách kể: kể theo trình tự tự nhiên (kể xuôi); kể theo hồi tưởng (kể ngược)
HĐ2: Hướng dẫn học sinh luyện tập
HS đọc yêu cầu bài tập
GV cho HS hoạt động nhóm (theo bàn)
GV giao nhiệm vụ: Câu chuyện được kể theo thứ tự nào ? Chuyện kể theo ngôi nào ? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thể nào trong truyện ?
HS: Các nhóm thảo luận ghi ra phiếu học tập
GV chọn 2 nhóm treo lên bảng- nhóm khác nhận xét.
GV: nhận xét, kết luận chữa bài .
HS đọc yêu cầu bài tập 2, suy nghĩ làm bài tập
GV gợi ý: Đề văn thuộc dạng đề gì ? yêu cầu 
kể cái gì ?
GV: SGK đã gợi ý tìm hiểu đề, tìm ý, sắp xếp ý và đã phác qua trình tự kể câu chuyện. Dựa vào gợi ý đó em nhớ lại chuyến đi chơi xa đầu tiên của mình. Trên cơ sở đó lập dàn bài
GVgợi ý: phần lập dàn bài có thể theo 2 cách : kể xuôi hoặc kể ngược : Kể ấn tượng về câu chuyện à kể về chuyến đi . 
GV :gọi một số học sinh trình bày lập dàn bài của mình
HS : trình bày/ hs khác nhận xét
GV: nhận xét, kết luận 
GV:Lập dàn bài trên được kể theo thứ tự nào ?
HS: Kể xuôi
GV : yêu cầu HS viết phần mở bài cho dàn bài trên.
HS: viết
GV: gọi 2-3 HS trình bày bài viết của mình
HS: trình bày /hs khác nhận xét
GV: nhận xét ,sửa (nếu sai)
 Nội dung
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1 (Tr 98-99)
- Truyện kể ngược theo dòng hồi tưởng . 
- Kể theo ngôi kể thứ 1 .
- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò cơ sở cho việc kể truyện ngược . 
2. Bài tập 2 (Tr 99)
* Tìm hiểu đề : 
- Văn kể chuyện (Tự sự) .
- Kể chuyện trong 1 lần đầu em được đi chơi xa . 
*. Dàn bài : 
a. Mở bài : 
 Giới thiệu khái quát lí do được đi chơi, thành phần cùng tham gia, địa điểm đến chơi.
b. Thân bài : 
 - Kể những gì em trông thấy trong chuyến đi: Cảnh vật, con người.
- Điều làm em thích thú và nhớ mãi.
- Tình cảm, thái độ của em và mọi người về nơi mình đến chơi.
c. Kết bài : 
- ấn tượng trong và sau chuyến đi
- Mong ước của em về những chuyến đi chơi xa tiếp theo . 
3. Củng cố: 
- Trong văn tự sự có thể kể theo những thứ tự nào?
- Sự khác biệt giữa kể xuôi và kể ngược
5. Hướng dẫn 
- Học bài
- Tập kể xuôi , kể ngược một truyện dân gian
- Chuẩn bị cho bài viết số 2 bằng cách lập hai dàn ý một đề văn theo hai ngôi kể
.
Ngày giảng
 Tiết: 37- 38 : Viết bài tập làm văn số 2
I. Mục tiêu
1.Kiến thức :
- HS biết kể một câu truyện có ý nghĩa
- HS biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí 
2. kĩ năng :
- Rèn kĩ năng viết văn
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào bài viết 
II .Chuẩn bị 
1. GV: đề bài , đáp án . biểu điểm
2.HS : ôn tập văn tự sự
III . tiến trình
1. Kiểm tra: vở viết văn của hs
2. Bài mới:
I. Đề bài: Kể về người bạn mà em quý mến.
* Yêu cầu:
- Thể loại: Văn tự sự (kể chuyện)
- Nội dung: kể về người bạn
	 người bạn mà em quý.
II. Đáp án: 
1. Mở bài ; Giới thiệu chung về người bạn.
2. Thân bài : Kể chi tiết
 - Hình dáng
 - Tính tình
 - Việc làm
 - Một kỉ niệm sâu sắc giữa em và bạn.
 - Tình cảm của bạn đối với mình
3. Kết bài : Cảm nghĩ của em về người bạn
III. Biểu điểm 
- Điểm 9,10: Bài viết lưu loát, có cảm xúc biết lựa chọn những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu khi kể, trình bày sạch.
- Điểm 7,8: Hành văn mạch lạc, tình cảm sâu sắc, bố cục bài hợp lý, còn mắc một vài lỗi chính tả.
- Điểm 5,6: Bài viết đủ 3 phần, song chưa biết lựa chọn những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu khi kể, còn mắc một vài lỗi chính tả.
- Điểm 3,4: Bố cục bài chưa hợp lý, diễn đạt chưa lưu loát, còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 1,2: Bố cục bài chưa hoàn chỉnh, diễn đạt yếu, còn mắc quá nhiều lỗi
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
3.Củng cố :
- Bố cục của bài văn tự sự
4. Hướng dẫn :
- Xem lại đề văn trên ( viết hoàn thiện bài văn)
- Chuẩn bị bài : ếch ngồi đáy giếng
...
Ngày giảng..
 Tiết 39 : ếch ngồi đáy giếng 
 (Truyện ngụ ngôn) 
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Đặc điểm của nhân vật ,sự kiện ,cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn
- ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện : mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người , ẩn bài học triết lí, tình huống bất ngờ , hài hước, độc đáo 
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống , hoàn cảnh thực tế
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh tinh thần học hỏi, mở mang kiến thức để có thể nhìn xa trông rộng nhiều vấn đề của cuộc sống .
II/ Chuẩn bị : 
1. GV: bài soạn , sgk ,sgv 
2. HS :Soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk . 
III/ Tiến trình: 
1. Kiểm tra: 
 - Văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng phản ánh nội dung gì ? 
2. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài : Trong chương trình Ngữ văn 6, các em đã được học các thể loại truyện : truyền thuyết , cổ tích. Hôm nay chúng ta lại làm quen với một thể loại truyện ngụ ngôn – mỗi câu chuyện ngụ ngôn giúp cho người đọc rút ra được bài học gì cho bản thân ? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học hôm nay. 
Hoạt động của thầy và trò .
 Nội dung .
HĐ1: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chú thích: 
GV hướng dẫn đọc: Đọc to, rõ ràng, chi tiết kể ếch đi nghênh ngang đọc giọng châm biếm, chế giễu. 
GV đọc mẫu một đo

File đính kèm:

  • docTuan 9+10.doc