Giáo án Ngữ văn 11 - Học kỳ I

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Giúp HS hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua việc tác giả miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.

2. Kĩ năng.

Rèn kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm văn chương, thể kí.

3. Thái độ

Nhận thức sâu sắc hiện thực và có thái độ đúng đắn trước hiện thực.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, TL tham khảo, Thiết kế bài dạy

2. Chuẩn bị của HS: SGK, TL tham khảo, HD của GV, soạn bài

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Kiểm tra bài cũ (trong khi học bài mới)

* Giới thiệu bài mới: Thượng kinh kí sự là tác phẩm xuất sắc phản ánh hiện thực nơi phủ chúa thông qua đó tác giả bộc lộ thái độ trước hiện thực ấy.Vậy hiện thực phủ chúa như thế nào và thái độ của tác giả ra sao ? Để thấy rõ điều đó chúng ta cùng nhau tìm hiểu đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác.

2. Dạy nội dung bài mới

 

doc35 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2201 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à là diễn tả sự trơ trọi, cô đơn. “Trơ” còn là tủi hổ, là bẽ bàng…
- “Hồng nhan” là để nói về dung nhan thiếu nữ mà lại đi với từ “cái” ® rẻ rúng mỉa mai. "Trơ cái hồng nhan với nước non" không chỉ là sự dầu dãi, cay đắng mà còn cụ thể hoá cái cá thể đang dằn vặt, thao thức ® Câu thơ chỉ nói về một vế “hồng nhan” nhưng vẫn gợi lên vế “phận bạc”® nỗi xót xa như thấm thía hơn…
- GV: Ngoài những từ ngữ rất ấn tượng đó tác giả còn sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào?
- Đảo ngữ : (trơ/ cái hồng nhan)® nhấn mạnh sự bẽ bàng.
- Đối lập (hồng nhan / nước non)® đối lập giữa cái vô cùng vô tận với cái nhỏ bé ® con người càng đơn độc hơn trước không gian rộng lớn.
- GV: Qua đó ta thấy nhân vật trữ tình đang ở trong hoàn cảnh như thế nào?
- Cô đơn, trơ trọi, chờ đợi, bẽ bàng…và nỗi buồn tủi, xót xa, cay đắng về duyên phận → bản lĩnh Xuân Hương
- GV: Em cảm nhận được những gì qua lời tự tình của nữ sĩ?
- Sự buồn tủi bẽ bàng cho thân phận của người phụ nữ. Ta càng thấy thương cảm xót xa cho hoàn cảnh tội nghiệp đó.
- GV mở rộng:
Ca dao đã từng nức nở:
Tối tối chị giữ lấy chồng
Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài
Sáng sáng chị gọi bớ hai
Mau mau trở dạy thái khoai băm bèo
Hồ Xuân Hương cũng từng viết về cảnh đời ấy:
“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
 Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
 Năm thì mười hoạ hay chăng chớ
 Một tháng đôi lần có cũng không”.
 ( Làm lẽ)
- GV nhấn mạnh, chốt kiến thức:
.
 _ Bằng hình thức nghệ thuật độc đáo, hai câu đề đã vẽ lên một không gian mênh mông và một khoảng trống không vô nghĩa trong lòng người phụ nữ khi đối diện với chính mình.
- GV: Gọi HS đọc 2 câu thực.
- GV dẫn dắt: Nêu thực trạng cuộc sống của nhân vật trữ tình.
2. Hai câu thực
- "Chén rượu hương đưa" : nhân vật trữ tình tìm quên trong chén rượu nhưng® “say” rồi lại “tỉnh”, ngắm vầng trăng; bóng xế mà vẫn “khuyết”, vẫn “chưa tròn”…
- GV: Chi tiết, hình ảnh nào đặc biệt gây ấn tượng? Hãy lí giải vì sao?
- HS trả lời.
- "Say lại tỉnh": gợi cái vòng luẩn quẩn, tình duyên đã trở thành trò đùa của con tạo, càng “say” càng “tỉnh”, càng cảm nhận rõ nỗi đau thân phận.
- Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế” mà vẫn "khuyết chưa tròn" diễn tả tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn.
- GV thuyết trình:
- Các thi nhân xưa thưởng trăng, uống rượu, làm thơ…XH ngồi đối diện với lòng mình, với vầng trăng ® cảm nhận rõ hơn bi kịch: trăng đã xế bóng mà vẫn khuyết, thiếu hụt, chờ mong một sự tròn đầy nhưng vô vọng cũng như tuổi xuân đã qua đi mà duyên vẫn chưa trọn vẹn.
- GV: Hai câu 3 và 4 biểu hiện tâm sự gì của Hồ Xuân Hương?
_ Xót xa cho thân phận: tuổi xuân đã trôi qua mà hạnh phúc chưa trọn vẹn (xế mà vẫn khuyết).
- GV: Nét đặc sắc về nghệ thuật của bốn câu thơ đầu là gì?
- GV chuyển ý: 
+ Từ diễn tả hình ảnh (vầng trăng bóng xế, khuyết, chưa tròn)
 + Sử dụng phép đối giữa câu 3 và 4 (Chén rượu hương đưa/Vầng trăng bóng xế; Say lại tỉnh/ khuyết chưa tròn), đối trong câu ( say- tỉnh, khuyết -tròn)→ để làm rõ bi kịch giữa khát vọng hạnh phúc của tuổi xuân và sự thực phũ phàng.
 Vậy HXH có cam chịu mãi cuộc sống tù đọng như vậy không? Thái độ của nhân vật trữ tình như thế nào, ta tìm hiểu hai câu thơ tiếp.
- GV: gọi HS đọc 2 câu luận
- GV: Cách miêu tả cảnh sắc thiên nhiên ở hai câu thơ này như thế nào ? Cảnh ấy gợi tả điều gì?
- HS thảo luận (theo từng bàn)
3. Hai câu luận
- Cảnh sắc độc đáo được miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao (rêu: xiên ngang mặt đất, đá: đâm toạc chân mây)® cảnh sắc thiên nhiên căng tràn sức sống, mạnh mẽ dữ dội nhưng đơn diệu nhàm chán® gợi sự lẻ loi, đơn chiếc và sức phản kháng dữ dội quyết liệt của HXH.
- Những hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ (“Xiên ngang”, “đâm toạc”), phép đảo ngữ (Rêu từng đám/ xiên ngang mặt đất , Đá mấy hòn /đâm toạc chân mây)." mạnh mẽ, dữ dội, quyết liệt…
- Phép đối (mặt đất /chân mây)"không gian rộng lớn…
- GV: Cảm nhận của em về hai câu thơ này?
- HS trả lời
_Cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ, phép đối, phép đảo ngữ® sức phản kháng dữ dội , quyết liệt của con người mặc dù con người ấy bé nhỏ đơn độc…
- GV bình, mở rộng.
	Hai câu thơ gợi tả cảnh thiên nhiên và cảnh được cảm nhận qua tâm trạng như cũng mang nỗi niềm phẫn uất của con người. Những sinh vật nhỏ bé hèn mọn, còn hèn mọn hơn cả "cỏ nội hoa hèn" như đám rêu kia mà cũng không chịu mềm yếu. Nó phải mọc xiên, lại còn" xiên ngang mặt đất. Đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, lại phải nhọn hoắt lên để"đâm toạc chân mây". Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ trong hai câu luận đã làm nổi bật sự phẫn uất của thân phận đất đá, cỏ cây cũng là sự phẫn uất của tâm trạng. Bên cạnh đó những động từ mạnh: xiên, đâm được kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc độc đáo thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh. Rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây như vạch đất vạch trời mà hờn oán, không chỉ phẫn uất mà còn phản kháng.
	Cách dùng từ ngữ "xiên ngang" 'đâm toạc thể hiện phong cách rất Xuân Hương. Tác giả đặc biệt tài năng khi sử dụng các từ làm định ngữ và bổ ngữ. Những định ngữ, bổ ngữ này làm cảnh vật trong thư Xuân Hương bao giờ cũng sinh động và căng đầy sức sống- một sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình huống bi thương.
- GV: Nhận xét của em về tâm trạng và cá tính của nhân vật trữ tình?
- HS trả lời
- Tâm trạng bị dồn nén, bức bối muốn đạp tung để thoát ra khỏi nỗi cô đơn, chán chường.
- Cá tính mạnh mẽ, táo bạo
® Tâm trạng ngao ngán chán chường trước thực trạng cuộc sống đáng buồn.
- GV chuyển:
	Muốn đập phá vẫy vùng thoát khỏi sự cô đơn nhưng kết quả là gì? Chúng ta chuyển sang hai câu kết:
Thao tác 4: hướng dẫn HS đọc – hiểu 2 câu kết.
GV: gọi HS đọc hai câu kết.
HS: Đọc bài
- GV: Hai câu này diễn tả tâm trạng gì? Từ ngữ nào diễn tả tâm trạng đó?
- HS trả lời
4. Hai câu kết
- Ngán: chán ngán, là ngán ngẩm, chán chường, thất vọng trước hiện thưc nghiệt ngã (đặt trong hệ thống toàn bài tâm trạng này có sự tiếp nối của nỗi niềm khi: trơ cái hồng nhan với nước non® say lại tỉnh® ngắm trăng bóng xế mà vẫn khuyết chưa tròn)
- GV: Em hiểu nghĩa của 2 từ “xuân”, “lại” như thế nào?
- HS trả lời
- Xuân đi xuân lại lại: Từ xuân mang hai nghĩa: mùa xuân, tuổi xuân.
- Hai từ “lại” mang hai nghĩa khác nhau. Từ lại thứ nhất nghĩa là thêm lần nữa. Từ lại thứ hai là trở lại® mùa xuân trở lại đồng nghĩa với nó là sự trôi chảy của thời gian, sự mòn mỏi của tuổi xuân.
- Tác giả gửi gắm điều gì qua câu thơ "Mảnh tình san sẻ tí con con"? 
- Mảnh tình san sẻ tí con con (mảnh tình đã bé, còn san sẻ thành ra quá ít ỏi, chỉ còn… tí con con)® HP nhận được quá ít ® cách dùng từ thuần Việt, nghệ thuật tăng tiến® tăng thêm ý nghĩa ngậm ngùi chua chát, ấm ức về tình duyên không trọn vẹn.
- GV: Em hiểu được những gì về nhân vật trữ tình qua hai câu thơ này? 
_Hai câu thơ buông xuống như một tiếng thở dài não nuột chán ngán, cam chịu của người phụ nữ với thân phận lẽ mọn, hạnh phúc không ven tròn® nỗi ngao ngán rất XH. Buồn nhưng không bó tay, không cúi đầu tuyệt vọng® một HXH rất trữ tình nhưng bản lĩnh, dám thách thức chống chọi với cuộc đời.
- Nêu những đặc sắc về nghệ thuậtvà nội dung của bài thơ 
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn
- Bút pháp trữ tình vừa sâu lắng vừa mãnh liệt
- Sử dụng từ ngữ thuần Việt giàu hình ảnh về màu sắc, đường nét (dồn, trơ, sang, tỉnh, bóng xế, khuyết, xiên ngang, đâm toạc, mảnh, tí, con con). Tất cả nhằm diễn tả tâm trạng và thái độ, nỗi chán ngán về thân phận lẽ mọn. Giọng điệu bài thơ vừa ngậm ngùi vừa ai oán.
2. Nội dung
- Bài thơ cho thấy phần nào tâm trạng, nhân cách và bản lĩnh của HXH, một người phụ nữ rất mực tài năng và cũng rất hẩm hiu giữa cuộc đời. Mặc dầu vậy, người phụ nữ này không buông xuôi, đầu hàng số phận, vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn dâng tràn sức sống…
- Bài thơ còn là tiếng nói phản kháng xã hội lên tiếng đòi hạnh phúc chính đáng cho người phụ nữ trong XH phong kiến.
3. Củng cố, luyện tập (4’)
3. 1: Củng cố (1’)
- Bài thơ cho thấy phần nào tâm trạng, nhân cách và bản lĩnh của HXH, một người phụ nữ rất mực tài năng và cũng rất hẩm hiu giữa cuộc đời. Mặc dầu vậy, người phụ nữ này không buông xuôi, đầu hàng số phận, vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn dâng tràn sức sống…
- Bài thơ còn là tiếng nói phản kháng xã hội lên tiếng đòi hạnh phúc chính đáng cho người phụ nữ trong XH phong kiến.
3.2. Luyện tập ( 3’)
Bài tập 1:
- HS so sánh sự giống và khác nhau của 3 bài thơ Tự tình.
Bài thơ Tự tình (I) và Tự tình (II) với Tự tình (III)
* Giống nhau:
- Đều là tiếng nói than thở của nhân vật trữ tình về duyên phận.
- Trong than thân trách phận bộc lộ thái độ vùng vẫy, bứt phá, không cam chịu.
- Cả ba bài đều diễn tả bằng từ thuần Việt giàu hình ảnh về màu sắc âm thanh.
- Cả ba bài thơ đều rất giàu tâm trạng. Tả cảnh để ngụ tình
* Khác nhau
+ Bài Tự tình III làm sau khi đã hai lần làm lẽ mà không hạnh phúc. Nó có dư âm của sự buông xuôi, phó mặc (mặc ai, thây kệ).
+ Bài Tự tình I nỗi lòng Xuân Hương ở vào thời điểm đêm khuya thì Tự tình II vào lúc gần sáng. Một bên là tiếng trống cầm canh còn một bên là tiếng gà báo sáng.
Bài tập 2: BTVN.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.(1’)
- Học thuộc bài thơ
- Nói lên suy nghĩ về những chi tiết, hình ảnh gây ấn tượng…lí giả vì sao…
- Suy nghĩ của em về bài thơ, về thân phận người phụ nữ…
- Soạn bài " Câu cá mùa thu"
- Sưu tầm những bài thơ cùng viết về chủ đề này…để thấy rõ hơn sự giống và khác nhau…
Ngày soạn: 
 Ngày.........../2013 dạy lớp 11B
Tiết: 06- Đọc văn
CÂU CÁ MÙA THU
(Thu điếu)
Nguyễn Khuyến
I. MỤC TIÊU 
1.Về kiến thức
- Giúp HS cảm nhận được:
+Vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng Bằng Bắc Bộ.
+ Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: Tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tâm trạng thời thế.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp.
- Tư duy sáng tạo.	
- Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản
- Tự nhận thức và xác định giá trị bài học cho bản thân. 
3. Thái độ
Thêm yêu quê hương đất nước, hiểu được tình yêu quê hương đất nước kín đáo trong tâm hồn nhà thơ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, TL tham khảo, Thiết

File đính kèm:

  • docNGU VAN 11 HOC KI 1 CHUAN KTKN.doc
Giáo án liên quan