Tài liẹu ôn thi đại học

I. MỞ BÀI

Đây là một hình tượng xuất hiện nhiều lần xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm, góp phần thay đổi những nhận thức của nghệ sĩ Phùng về cuộc đời và nghệ thuật. Có thể nói đây là một hình tượng đa nghĩa, một sáng tạo độc đáo của NMC.

II. THÂN BÀI

1. Khái quát về t/g, t/phẩm, h/a chiếc thuyền

2. Cảm nhận về h/ảnh chth

Xuất hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm, hình tượng chiếc thuyền ngoài xa vừa mang ý nghĩa tả thực vừa giàu sức gợi, mang ý ngh biểu tượng sâu sắc.

Trc hết đó là một chiếc thuyền có thật trong cuộc đời - không gian sinh sống của người đàn bà hàng chài, ở đó ngoài vợ chồng họ còn có một đàn con trên dưới chục đứa. Trong văn học, hình aảnh chiếc thuyền vốn gợi ý nghĩa về kiếp sống lênh đênh, trôi nổi, vô định. Tuy nhiên, trong tác phẩm này, h/a ấy không chỉ mang ý ngh đó. Theo mạch diễn biến của cốt truyện, xuất hiện lần đầu tiên trên biển sớm mờ sương, con thuyền hiện ra từ một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp:“Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù màu trắng sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào

doc26 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liẹu ôn thi đại học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tượng người đàn bà hàng chài là một hình tượng ám ảnh, góp phần thể hiện tập trung tư tưởng chủ đề của tác phẩm cũng như triết lí suy tư của nhà văn về con người, cđ và nght.
Mở đầu tp, ngay khi vừa mới xuất hiện, tác giả đã miêu tả người đàn bà với những chi tiết đầy ám ảnh: "trạc ngoài 40, một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt”, tấm lưng áo bạc phếch, ránh rưới... Chị không có tên, tác giả gọi một cách phiếm định: khi thì gọi là người đàn bà hàng chài, lúc lại gọi mụ, khi thì gọi chị ta... Chừng ấy chtiết đủ để nói lên một cuộc đời đầy sóng gió, chìm nổi trong đói nghèo cực nhọc và hé lộ phần nào tâm lí chán chường, mệt mỏi trước cuộc sống nhiều khổ đau.
	Thuộc hệ thống hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của NMC nhưng nhân vật này thật khác biệt. Nếu Nguyệt trong "Mảnh trăng cuối rừng" có vẻ đẹp lí tưởng, toàn thiện thì người đàn bà hàng chài trong tác phẩm này ngược lại: chị có ngoại hình rất xấu. Sự khác nhau ở 2 nhân vật này cho thấy sự thay đổi trong cảm hứng nghệ thuật của NMC. Trước 1975, ngòi bút của NMC thiên về ngợi ca vẻ đẹp lí tưởng, ngợi ca chủ nghiã anh hùng của tuổi trẻ VN trong chiến tranh còn bây giờ, nhà văn lại hướng ngòi bút của mình vào sự thật trần trụi của cuộc đời, vào chính nhg góc khuất trg số phận con người thời hậu chiến.
	Chính sự thiệt thòi về dung nhan đã khiến chị vốn là con gái một gia đình khá giả ở phố trở thành vợ anh hàng chài. Thuyền chật, con đông, việc kiếm sống trên sông nước luôn phải phụ thuộc vào thiên nhiên, luôn phải đối mặt với bất trắc vì vậy cuộc sống của họ vô cùng đói khổ, thậm chí cả tháng giời gia đình họ chỉ ăn cây xương rồng luộc chấm muối. Tuy vậy, nỗi bất hạnh lớn nhất của chị là thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ tàn nhẫn. Hành động đánh vợ của lão đàn ông vũ phu ấy khiến chúng ta rùng mình kinh sợ: mặt đỏ gay, thở hồng hộc, vừa dùng thắt lưng quật tới tấp vào người vợ vừa nghiến răng nguyền rủa. Cứ thế đều đặn, “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Cảnh bạo lực trong gia đình không phải đến "Chiếc thuyền ngoài xa " chúng ta mới gặp nhưng có thể nói phải đến truyện ngắn này chúng ta mới thực sự thấm thía nỗi đau tận cùng của bi kịch ấy. Nếu Mị trg "Vợ chồng A Phủ" chấp nhân việc bi A Sử đánh đập một cách thản nhiên là bởi vì Mị đã nguội lạnh, tâm hồn như đã chết- đó là sự chấp nhận trong trạng thái hoàn toàn bị tê liệt về ý thức thì ở đây người đàn bà hàng chài chấp nhận việc chồng thường xuyên đánh đập là bởi sự nhẫn nhục, cam chịu. Chị chấp nhận đòn roi coi như đó là môt phần cuộc sống của mình. Nói cách khác, đó là sự chấp nhận có ý thức.
	Không chỉ bị hành hạ bởi nỗi đau thể xác, người đàn bà còn bị dày vò bởi nỗi đau tinh thần. Chị đau đớn khi để con cái phải chứng kiến bi kịch gia đình của bố mẹ. Khi con lớn, chị xin chồng được đưa lên bờ đánh bởi niềm mong muốn những đứa con thơ dại không phải chứng kiến những cảnh tượng đau lòng kia. Đây là cách ứng xử giàu nhân văn, nhân bản.
 Bị chồng đánh chị không hề khóc nhưng khi thấy thằng Phác đánh lại bố để bảo vệ mẹ thì chị đã khóc, "ôm chầm lấy con vái lấy vái để". Chị đau đớn bởi chị đang phải chứn kiến thằng Phác bắt đầu có những dấu hiện vũ phu giống như bố nó. Giọt nước mắt và cái vái lạy của chị có thể hiểu là lời van xin đứa con đừng thù ghét cha mình, đừng vũ phu tàn nhẫn như cha mình. Đó cũng có thể là lời xin lỗi của người mẹ bởi làm mẹ mà không che chở, bảo vệ được cho con, thấy con đang dần tha hoá, chìm sâu vào bạo lực mà mẹ đành bất lực. Bên cạnh nỗi đau không thể bảo vệ được con, người đàn bà ấy còn đau đớn về mặc cảm chính mình đã đẩy chồng con vào cảnh nghèo đói: "giá tôi đẻ ít đi", "cái lỗi là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá mà th lại chật".
Đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần nhưng người đàn bà vẫn phải mang thêm một nỗi lo sợ khác: sợ gia đình đổ vỡ. Chính vì nỗi lo sợ ấy mà chị đã bằng mọi giá giữ gìn sự yên ổn cho gia đình mình: chấp nhận chồng đánh, chấp nhận cầu khẩn van xin quý toà để "đừng bắt con bỏ nó"!
Như vậy, có thể thấy, từ ngoại hình đến hành động, người đàn bà hàng chài chính là hiện thân của nỗi thống khổ, bất hạnh. Thân phận ấy của chị gợi lên trong ta những dư vị xót xa về số phận con người, đặc bệt là số phận người phụ nữ, về nỗi lo âu trứơc sự dốt nát đói nghèo, trước bạo lực gia đình, một trong những nguyên nhân gây ra bi kịch cá nh.
2.2. Vẻ đẹp của phẩm chất, tính cách
- Lòng vị tha nhân hậu
- Tình ythg dành cho các con
- Từng trải, khôn ngoan, sắc sảo
Tuy nhiên, điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất ộnng lòng độc giả, và nguyên cớ sâu xa tác động mạnh mẽ tới nhận thức của 2 người đàn ông- chánh án Đẩu và nghệ sĩ P không phải là ở số phận đau khổ bất hạnh mà ở những phẩm chất vô cùng đẹp đẽ, đáng trân trọng của người phụ nữ này.
Trứơc hết, ẩn bên trong ngoại hình xấu xí thô kệch, ẩn đằng sau nhg hành đông cam chịu nhẫn nhục tưởng vô lí kia là một sức chịu đựng phi thg, một trái tim vị tha nhân hậu. Bị chồng đánh đập hành hạ rất thô bạo thế nhg chị không hề oán trách, không hề kết tội chồng mà vẫn đầy sự thấu hiểu cảm thông. Chị hiểu nguyên nhân đã biến một người con trai cục tính nhưng hiền lành, không bao giờ đánh vợ trở thành một gã đàn ông vũ phu tàn bạo là do hoàn cảnh. Đó là việc trốn lính, việc vợ đẻ nhiều, cuộc sống ngày càng trở nên túng quẫn, tất cả đã khiến ông ta thay đổi tính nết. Chị còn hiểu ông ta đánh vợ chỉ là cách để xả những uất ức trg lòng mà thôi: "bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh".
Như vậy, khác hoàn toàn với cách nhìn nhận của nhg người còn lại trong câu chuyện, trong con mắt của chị, người đàn ông ấy cũng chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh. Ông ta đáng giận nhưng cũng đáng thương, đáng được cảm thông. Chịu đựng những trận đòn của chồng bởi vậy cũng chính là cách chị giúp chồng trút bớt ghánh nặng đau khổ trong lòng. Đằng sau những hành động nhẫn nhục tưởng vô lí của chị ta nhận ra tấm lòng của một người vợ nhân hậu bao dung.
Đẹp nhất trong tâm hồn người phụ nữ này phải kể đến tình mẫu tử, tình thương con vô bờ, đức hy sinh cao cả-tấm lòng của một người mẹ.
Đối với cách nhìn nhận sự việc thông thường, chánh án Đẩu đã giải quyết vụ việc bằng cách khuyên người đàn bà nên li hôn: "tôi chỉ muốn bảo ngay với chị: Chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu!", "Cả nước không có m người chồng nào như hắn". Nhưng thật bất ngờ, trái ngược với dự tính của cả Đẩu và Phùng, chị một mực từ chối, cầu xin để không phải bỏ chồng. Trong rất nhiều lí do đưa ra, lí do cảm động nhất là vì đàn con. Chị không thể bỏ chồng dù bị chồng hành hạ một cách tàn bạo bởi chị cần ông ta để chèo chống làm ăn nuôi đàn con trên dưới chục đứa. Lẽ sống của chị thật đáng khâm phục: "Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn', "Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình". Trong cuộc đời dằng dặc đau khổ, niềm vui lớn nhất với chị là được ngồi nhìn đàn con ăn no. Có thể thấy, chị đã đặt cuộc sống, niềm vui, hp của các con lên trên cả cđ của mình.
Và cũng chỉ vì thương con, sẵn sàng hy sinh cho con nên chị tìm mọi cách để che giấu nỗi đau của bản thân, không muốn các con phải chứng kiến bi kịch của mình. Xin chồng đưa mình lên bờ để đánh, gửi thằng Phác lên rừng nhờ ông ngoại nuôi, đó là cách ứng xử giàu gía trị nhân văn không chỉ có ở một người vợ. Ở người phụ nữ này đẹp hơn còn là tấm lòng của một người mẹ, bên cạnh tình yêu thương con vô bờ bến, đức hi sinh cao cả, người đàn bà hàng chài còn để lại ấn tượng sâu sắc bởi sự khôn ngoan, sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời.
Từ những điều Phùng tận mắt chứng kiến ngoài bãi biển cho đến tư thế, cách nói năng khúm núm sợ sệt tại toà án, ấn tượng của chúng ta về chị là sự yếu ớt, nhẫn nhục một cách ngờ nghệch thậm chí là nhu nhược nhưng thật bất ngờ, ẩn đằng sau cái vẻ ngờ nghệch ấy là một sự từng trải, sắc sảo khôn ngoan.
Sự sắc sảo khôn ngoan ấy bộc lộ trước tiên là ở cách xưng hô, điệu bộ. Trước sự cương quyết của Đẩu về giải pháp li hôn, chị đã làm một cuộc hoán đổi ngoạn mục từ "Con lạy quý toà" đến "Chị cảm ơn các chú". Đó là sự hoán đổi giữa ngây thơ, non nớt, và già dặn trải đời giữa lí thuyết suông và thực tế trần trụi. Sự thay đổi về cách xưng hô đã kéo theo sự thay đổi về vị thế giữa các nhân vật.
Tuy vậy, sự sắc sảo của chị thể hiện đậm nét nhất ở những suy nghĩ. Trong câu chuyện mà chị đã rất chân thành tâm sự với Đẩu và Phùng khác hoàn toàn với cách nhìn nhận sự việc của 2 người đàn ông này. Chị, một người phụ nữ quê mùa thất học đã cứâp nhận bi kịch cuộc đời mình thật tỉnh táo khôn ngoan, hợp lí hợp tình bởi trong mối quan hệ với chồng chị đã nhìn chồng bằng con mắt đầy cảm thông, thấu hiểu. Không trách móc, không kết tội, thậm chí còn tự nhận lỗi về mình.
Trong mối quan hệ với đàn con, chị đặt lên trên tất cả là bổn phận, trách nhiệm, tình yêu thương của người mẹ.
Trong mối quan hệ với chính mình, ít nhất chị cũng thấy thoả mãn, tự bằng lòng với những niềm vui, niềm hạnh phúc bình dị, nhỏ nhoi, thiêng liêng mà chị luôn biết nâng niu, chắt lọc: "Trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái được hoà thuận, vui vẻ".
Trước khi nghe những lời tâm sự của người đàn bà, Đẩu, Phùng và cả chúng ta nữa đều ngạc nhiên, khó hiểu trước sự cam chịu nhẫn nhục vô lí của chị. Tuy nhiên, câu chuyện của chị, câu chuyện của một người đàn bà quê mùa, ít học đã ít nhiều mang đến cách nhìn nhận mới: "Phải, bây giờ thì tôi đã hiểu"- câu nói ấy của Đẩu chứng tỏ không phải Đẩu đang giúp người đàn bà kia mà chính chị đã giúp Đẩu, Phùng và cả chúng ta nữa hiểu hơn về cuộc đời, về con người. 
Như vậy, không chỉ tái hiện ở vẻ nhếch nhác, lam lũ, số phận cay đắng, đau khổ,... ngòi bút của NMC còn đi sâu khám phá, phát hiện nâng niu những phẩm chất, tâm hồn vô cùng đẹp đẽ ở người phụ nữ này. Những phẩm chất ấy ở chị gợi cho ta niềm xúc động, cảm phục lớn lao, một niềm tin mãnh liệt vào cuộc đời, vào con người: dù sống trong hoàn cảnh đầy khổ đau thì người phụ nữ, nói rộng ra là người lao động VN bao đời nay vẫn dũng 

File đính kèm:

  • docTAI LIEU ON THI DAI HOC.doc
Giáo án liên quan