Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 18

A. Mục tiêu cần đạt

1. Về kiến thức

 - Cảm nhận được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.

 - Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu.

2. Về kĩ năng

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích cảm thụ tác phẩm truyện Nôm bác học.

3. Về thái độ: Có thái độ đúng về tình cảm của bản thân: yêu ghét phân minh

B. Cách thức

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Dạy bài mới

 

docx5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 05 	 Ngày soạn: 19 /09/2014
Tiết: 18
 LẼ GHÉT THƯƠNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
 (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Về kiến thức
 - Cảm nhận được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.
 - Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu.
2. Về kĩ năng
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích cảm thụ tác phẩm truyện Nôm bác học.
3. Về thái độ: Có thái độ đúng về tình cảm của bản thân: yêu ghét phân minh
B. Cách thức
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
- CH: Em hãy trình bày một vài nét khái quát về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Lục Vân Tiên?
- GV: Lục Vân Tiên và Vương Tử Trực kết nghĩa anh em, tới kinh đô ứng thí. Họ gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm. Bốn người cùng làm thơ và trổ tài cao thấp. Ông Quán nằm trong hệ thống các lực lượng phù trợ cho nhân vật chính trên con đường thực hiện chính nghĩa (như ông Ngư, ông Tiều, Tiểu Đồng, lão bà dệt vải), chỉ xuất hiện qua ít dòng thơ nhưng để lại trong lòng người đọc những ấn tương khó quên. Ông Quán có dáng dấp của một nhà nho đi ở ẩn nhưng tính cách lại đậm chất dân dã.
- HS đọc đoạn trích, lưu ý giọng điệu : hăm hở, nồng nhiệt, phân biệt giọng ghét và giọng thương, nhấn mạnh các điệp từ thương, ghét.
Hoạt động 2: hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
1. Ông Quán bàn về lẽ ghét
- GV: ông Quán có dáng dấp của nhà nho, làu thông kinh sử, trải đời bộc trực, yêu ghét phân minh rõ ràng. Ông Quán tiêu biểu cho trí tuệ, tình cảm và tư tưởng của nhân dân Nam Bộ.
- CH: Trong đoạn trích ông Quán ghét những gì ?
- GV: Đời Trụ Kiệt hoang dâm vô độ, rượu chè trai gái đến mức tột cùng. Vuq Trụ chứa rượu thành ao, lấy thịt treo thành rừng, rồi cho bon con trai con gái thả sức ăn chơi dâm dật xem đó là một thú vui. Đời U Lệ lắm chuyện rắc rối. U Vương say đắm Bao Tự, để mua vui cho người đẹp, hắn có thể sai người xé mỗi ngày hàng trăm tấm lụa, vì Bao Tự thích nghe tiếng lụa xé. U Vương còn sai đốt lửa hiệu trên núi Li Sơn để quân các nước chư hâu tưởng có biến, tất cả kéo đến ứng cứu, mục đích làm cho Bao Tự bật cười. Như vậy, Ông Quán ghét các triều đại Trung Quốc.
- CH: Tất cả các triều đại mà ông Quán ghét đều có điểm chung là gì ?
- GV: Trong một đoạn thơ ngắn từ ghét được lặp tới 8 lần. Điệp từ ghét có ý nghĩa làm tăng cường sức mạnh cảm xúc, người đọc có thể cảm nhận sâu sắc và mãnh liệt đến tận cùng của tình cảm ghét trong tâm hồn tác giả. Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng nhiều điển cố mà vẫn rất dễ hiểu. Đó là những điển cố rút ra từ sử sách Trung Quốc. Nhưng điều đáng nói ở đây là các diển cố này đều được dẫn giải cụ thể về nội dung, làm cho người đọc dù ít chữ nghĩa cũng có thể hiểu được ông quan ghét những gì vì sao mà ghét.
2. Lẽ thương của ông Quán
- CH: Vậy ông Quán thương những ai? 
- GV: Khổng Tử lận đận khi nơi Tống Vệ, lúc Trần, lúc Khuông; Nhan Uyên dở dang chết sớm; Gia Cát Lượng đã đành phôi pha tài năng bởi không thể xoay chuyển nổi thời vận nhà Hán; Đổng Trọng Thư chí lớn mà không ngôi; Nguyên Lượng phải lui về cày; Hàn Dũ bị đày đi xa; Liêm, Lạc bị xua đuổi. Họ đều là những người có tài có đức, có chí hướng muốn hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng không đạt sở nguyện.
- GV: Bấy nhiêu con người mà Nguyễn Đình Chiểu thương ít nhiều đều có nét đồng cảnh ngộ với Nguyễn Đình Chiểu: Là một nhà nho từng nuôi chí hành đạo giúp đời, lập nên sự nghiệp công danh. Nhưng cuộc đời lại dồn cho nhà thơ quá nhiều bất hạnh, lại thêm thời buổi nhiễu nhương, nhưng người tài phải tránh nơi danh lợi chông gai cực lòng. Vì cuộc đời, vì sự an dân, mà Nguyễn Đình Chiểu tiếc thương cho những tài năng không có đất dụng võ. Đó chính là cái đẹp, cái cao cả trong tư tưởng, tâm hồn Nguyễn Đình Chiểu.
3. Quan hệ giữa ghét và thương
- CH: Theo em lẽ ghét và lẽ thương ở đây có mối quan hệ như thế nào? Từ đó nhận xét về tầm cao tư tưởng và tình cảm của tác giả?
 - GV: Tình thương tưởng như đối lập nhưng lại có quan hệ khăng khít với nỗi căm ghét một cách sâu sắc triệt để ở đoạn thơ trên. Bởi xót xa nhân dân phải chịu lầm than khổ cực, thương những người tài đức bị vùi dập phải mai một tài năng và chí nguyện bình sinh nên Nguyễn Đình Chiểu càng căm ghét những kẻ hại dân, hại đời, đầy đoạ con người vào những cảnh ngộ éo le oan nghiệt. Trong trái tim mênh mông của nhà thơ thương ai, ghét ai đều rất thẳng ngay phân minh rạch ròi. Đã thương ra thương, đã ghét ra ghét. Yêu thương rất mực mà căm ghét cũng đến điều, tất cả đều xuất phát từ quyền lợi của nhân dân, không có sự mập mờ lẫn lộn, cũng không nhạt nhoà chung chung mang phong cách của con người miền Nam đất Việt.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết bài học
HS đọc Ghi nhớ (SGK/48)
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Nguyễn Đình Chiểu là nhà nho tiết tháo, yêu nước; là lá cờ đầu của thơ ca yêu nước và chống Pháp ở Nam Bộ.
- Thơ ca mang đạo lí nhà nho, gần gũi với quan niệm sống của nhân dân.
2. Tác phẩm
- Thể loại: truyện thơ Nôm bác học
- Vị trí đoạn trích: phần đầu của tác phẩm
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Ông Quán bàn về lẽ ghét
- Quan niệm của ông Quán, ghét:
+ “việc tầm phào”
+ “ghét vào tận tâm”
à Cơ sở để ông Quán trình bày quan niệm về lẽ ghét thương
Đối tượng ghét:
 + Việc tầm phào (vu vơ)
 + Đời Kiệt, Trụ
 + Đời U, Lệ
 + Đời Ngũ bá, thúc quý
=> Điểm chung của các triều đại: Chính sự suy tàn, vua chúa say đắm tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân, làm dân khổ. 
=> Cơ sở của lẽ ghét: đứng về phía nhân dân, xuất phát từ quyền lợi của nhân dân mà phê bình lịch sử
- Nghệ thuật điệp từ + tăng cấp + cách gọi tên: cái ghét ăn tận trong sâu thẳm của lòng người, trở thành nỗi căm thù, lời nguyền đanh sắc, quyết liệt. 
2. Lẽ thương của ông Quán
Đối tượng thương:
 + Khổng Tử
 + Nhan Tử
 + Gia Cát Lượng
 + Đổng Trọng Thư
 + Nguyên Lượng (Đào Tiềm)
 + Hàn Dũ
 + Thầy Liêm, Lạc 
à Điểm chung: Họ là những bậc tiên hiền, thánh nhân, ngời sáng về tài năng và đạo đức, có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân, nhưng đều không đạt sở nguyện.
=> Cơ sở của tình cảm thương : Xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu nặng, mong muốn cho dân được sống yên bình, hạnh phúc, người tài đức sẽ thực hiện được lí tưởng
3. Quan hệ giữa ghét và thương
- Mối quan hệ:
 + Tình cảm thương ghét rõ ràng, dứt khoát, không mập mờ, lẫn lộn.
 + Thương là gốc, là cội nguồn cảm xúc
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung: Tình cảm yêu ghét rất phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân rất sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu. 
4. Nghệ thuật
- Sử dụng điển cố lấy từ sách vở Trung Quốc
- Lời thơ mộc mạc, chân chất nhưng đậm đà cảm xúc.
4. Củng cố
 - Cơ sở ghét và thương của ông Quán
5. Dặn dò
a. Bài cũ
- Học thuộc lòng bài thơ và phần phân tích
b. Bài mới
- Soạn bài “Chạy giặc”, trả lời các câu hỏi sau;
 1. Cảnh đất nước và nhân dân được tác giả miêu tả như thế nào khi giặc Pháp đến xâm lược? 
 2. Tâm trạng của tác giả ra sao trước hoàn cảnh nước nhà lúc bấy giờ?
 3. Nhà thơ muốn nhắn nhủ điều gì trong hai câu thơ kết?
C. Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
D. Kiểm tra
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docxLE GHET THUONG NDC.docx
Giáo án liên quan