Phân phối chương trình môn Ngữ văn 11 năm 2014 - 2015

Tuần 1

Tiết 1 đến tiết 4

Vào phủ chúa Trịnh (Lê Hữu Trác);

Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân;

Bài viết số 1.

Tuần 2

Tiết 5 đến tiết 8

Tự tình II (Hồ Xuân Hư¬ơng);

Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến);

Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận;

Thao tác lập luận phân tích.

Tuần 3

 Tiết 9 đến tiết 12

Th¬ương vợ (Trần Tế Xư¬ơng);

Đọc thêm: Khóc Dư¬ơng Khuê (Nguyễn Khuyến), Vịnh khoa thi h¬ương (Trần Tế Xương);

Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp).

Tuần 4

Tiết 13 đến tiết 16

Bài ca ngất ngư¬ởng (Nguyễn Công Trứ);

Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát);

Luyện tập thao tác lập luận phân tích.

 

doc34 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 7640 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phân phối chương trình môn Ngữ văn 11 năm 2014 - 2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trong nước đang chịu nhiều khổ cực vì đói rét, vì chiến tranh. 
2. Tác giả kể và tả những điều mắt thấy tai nghe khi được dẫn vào cung:
- Tác giả đi qua mấy lần cửa đến một cái điếm, ở đó “ có những cây lạ lùng và những hòn đá lì lạ”
 “ cột và bao lơn lượn vòng”
- Vượt qua một cái cửa lớn, bị chặn lại vì tác giả ăn mặc có vẻ lạ lùng”
- Qua một đại đường rồi đến một gác tía, qua một cửa nửa tác giả quan sát kĩ “ nhà lớn thật cao và rộng, hai bên hai cái kiệu …trên sập mắc một cái võng điều”
=> Tác giả đã bị ngợp , bị động trước cảnh uy nghi cẩn mật quá mức tưởng tượng.
- Thái độ của tác giả: tự coi mình là “quê mùa” → khiêm tốn thân mật với các lương y. Đó là nét nhân cách của ông.
3. Tác giả kể và tả việc đi sâu vào nội cung và khám bệnh cho thế tử:
- Cảnh thâm cung: trướng gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, màu mặt phấn, màu áo đỏ.
- Thủ tục rườm rà, nhiêu khê: bữa ăn sáng của tác giả ở điếm hậu mã, cảnh mọi người chầu chực hầu thế tử, cảnh chuẩn bệnh kê đơn, phải lạy chào bốn lạy, lại được khen một câu : “ Ông này lạy khéo”
→ Nội cung là một cảnh vàng son, nhưng tù hãm, thiếu không khí, ngột ngạt, cuộc sống thế tử như “ con chim non nhốt trong lồng son”.
4. Tác giả nhận định bệnh và đề ra phương án chữa bệnh:
- Bồi dưỡng thể lực, thể lực tốt sẽ đuổi được bệnh ( Quan điểm này xuất phát từ cuộc sống của thế tửi và các biểu hiện bên ngoài của bệnh)
- Phương sách hòa hoãn, kéo dài thời gian chữa bệnh để ông có thể về lại quê nhà.
=> Đó là người thày thuốc giỏi ,giàu kinh nghiệm ,có lương tâm ,có y đức,
=> Một nhân cách cao đẹp ,khinh thường lợi danh,quyền quí, quan điểm sống thanh đạm ,trong sạch.
5. Bút pháp kí sự đặc sắc của tác phẩm
+ Khả năng quan sát tỉ mỉ ,ghi chép trung thực ,tả cảnh sinh động 
+ Lối kể khéo léo ,lôi cuốn bằng những sự việc chi
tiết đặc sắc .
+ Có sự đan xen với tác phẩm thi ca làm tăng chất trữ tình của tác phẩm .
IV. Tổng kết:
Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” phản ảnh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi quyền quý của tác giả.
 3. Củng cố:
 - Hệ thống hóa kiến thức 
 - Hs trả lời câu hỏi sau:
 Bài học đã cho em những nhận thức gì về chế độ phong kiến ngày xưa? Em thấy chế độ ta ngày nay có những điểm ưu việt gì trong mối quan hệ giữa các cấp lãnh đạo với nhân dân?
 4. Dặn dò:
 Học bài cũ 
 Soạn bài mới.
 Tiết 3: 
 TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
 A. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân cùng mối tương quan giữa chúng.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện và nâng cao năng lực sáng tạo cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ TV.
 3. Thái độ:
- Ý thức tôn trọng những qui tắc ngôn ngữ chung của xã hội, góp phần vào việc phát triển ngôn ngữ nước nhà.
B. Chuẩn bị bài học:
 1. Giáo viên:
 1.1. Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học:
 - Phương pháp đọc hiểu, phân tích, thuyết trình kết hợp trao đổi thảo luận.
 - Tích hợp phân môn: Làm văn. Tiếng việt. Đọc văn.
 1.2. Phương tiện:
 Sgk. Giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
 2. Học sinh:
 Chủ động tìm hiểu bài học qua các câu hỏi sgk và những định hướng của giáo viên ở tiết trước.
 C. Hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài cũ.
 3.Giới thiệu bài mới. 
 Các nhà khoa học cho rằng “ sau lao động và đồng thời với lao động là tư duy và ngôn ngữ “, tức ngôn ngữ là sản phẩm chung của XH loài người. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi thông tin, trao đổi tư tưởng tình cảm và từ đó tạo lập các mối quan hệ XH. Hay ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung của XH mà mỗi cá nhân điều phải sử dụng để “phát tin” và “nhận tin” dưới các hình thức nói và viết. Như vậy, ngôn ngữ chung của XH và việc vận dụng ngôn ngữ vào từng lời nói cụ thể của mỗi cá nhân là một quá trình “ giống và khác nhau”, nhưng không đối lập mà lại có mối quan hệ qua lại chặt chẽ. Vậy cái chung ấy là gì? Ta tiềm hiểu bài “ Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân “.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động1: Hướng dẫn hs hình thành khái niệm về ngôn ngữ chung:
 Thao tác 1: GV cho hs tìm hiểu từ thực tiễn sử dụng ngôn ngữ hằng ngày qua hệ thống xâu hỏi:
1) Trong giao tiếp hằng ngày ta sử dụng những phương tiện giao tiếp nào? Phương tiện nào là quan trọng nhất?
 Dự kiến câu trả lời của hs
- Dùng nhiều phương tiện như: động tác, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, bằng tín hiệu kĩ thuật,… nhưng phổ biến nhất là ngôn ngữ.
Đối với người Việt Nam là tiếng Việt. 
2) Ngôn ngữ có tác dụng nào đối giao tiếp XH?
- Ngôn ngữ giúp ta hiểu được điều người khác nói và làm cho người khác hiểu được điều ta nói.
3) Ngôn ngữ có vai trò như thế nào trong cuộc sống xã hội?
 ( hs suy nghĩ trả lời)
4) Vậy tính chung của ngôn ngữ được biểu hiện ntn?
 (hs thảo luận trả lời )
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs hình thành lời nói cá nhân.
HS đọc phần II và trả lời câu hỏi.
1) Lời nói - ngôn ngữ có mang dấu ấn cá nhân không? Tại sao? 
Hoạt động nhóm.
GV tổ chức một trò chơi giúp HS nhận diện tên bạn mình qua giọng nói.
- Chia làm 4 đội chơi. Mỗi đội cử một bạn nói một câu bất kỳ. Các đội còn lại nhắm mắt nghe và đoán người nói là ai?
2) Tìm một ví dụ ( câu thơ, câu văn ) mà theo đội em cho là mang phong cách cá nhân tác giả, có tính sáng tạo độc đáo trong việc sử dụng từ ngữ? 
GV hướng dẫn hs tổng kết ghi nhớ sgk 
Hoạt động 3.
GV định hướng HS làm bài tập.
Trao đổi cặp. Gọi trình bày . Chấm điểm
Bài tập 3. GV cho hs tìm ví dụ
I. Tìm hiểu bài:
 1. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội:
* Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội dùng để giao tiếp: biểu hiện, lĩnh hội. 
- Mỗi cá nhân phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội.
a.Tính chung của ngôn ngữ.
- Bao gồm: 
+ Các âm ( Nguyên âm, phụ âm )
+ Các thanh ( Huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, ngang).
+ Các tiếng (âm tiết ).
+ Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ)
b. Qui tắc chung, phương thức chung.
- Qui tắc cấu tạo các kiểu câu: Câu đơn, câu ghép, câu phức.
- Phương thức chuyển nghĩa từ: Từ nghĩa gốc sang nghĩa bóng.
 Tất cả được hình thành dần trong lịch sử phát triển của ngôn ngữ và cần được mỗi cá nhân tiếp nhận và tuân theo.
2. Lời nói – sản phẩm của cá nhân:
- Giọng nói cá nhân: Mỗi người một vẻ riêng không ai giống ai.
- Vốn từ ngữ cá nhân: Mỗi cá nhân ưa chuộng và quen dùng một những từ ngữ nhất định - phụ thuộc vào lứa tuổi, vốn sống, cá tính, nghề nghiệp, trình độ, môi trường địa phương …
- Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ quen thuộc: Mỗi cá nhân có sự chuyển đổi, sáng tạo trong nghĩa từ, trong sự kết hợp từ ngữ…
- Việc tạo ra những từ mới.
- Việc vận dụng linh hoạt sáng tạo qui tắc chung, phương thức chung. 
 Phong cách ngôn ngữ cá nhân. 
3. GHI NHỚ (sgk)
II. Luyện tập.
 Bài tập 1
- Từ " Thôi " dùng với nghĩa mới: Chấm dứt, kết thúc cuộc đời - đã mất - đã chết.
- Cách nói giảm - nói tránh - lời nói cá nhân Nguyễn Khuyến. 
Bài tập 2.
- Đảo trật tự từ: Vị ngữ đứng trước chủ ngữ, danh từ trung tâm trước danh từ chỉ loại. 
- Tạo âm hưởng mạnh và tô đậm hình tượng thơ - cá tính nhà thơ Hồ Xuân Hương.
Bài tập 3.
Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” quan chánh đường sử dụng cách nói riêng của quan lại trong triều:
Thế tử = con vua; thánh thượng = vua; tiểu hoàng môn = hoạn quan; thánh chỉ = lệnh vua,…
4. Hướng dẫn về nhà.
- Nắm nội dung bài học.
- Làm bài tập còn lại - bài tập 3.
- Soạn bài theo phân phối chương trình
 Tiết 4.
BÀI VIẾT SỐ 1
( Nghị luận xã hội)
 A. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và học kì II lớp 10.
 - Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về văn nghị luận xã hội để viết được bài văn nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của học sinh phổ t hông.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện và nâng cao nâng cao khả năng làm một bài văn nghị luận.
 3. Thái độ:
 Thái độ trung thực và nghiêm túc khi làm bài.
 B. Chuẩn bị bài học:
 1. Giáo viên:
 1.1. Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động để hiểu bài học
 - GV đọc và chép đề lên bảng.
 - Yêu cầu các em nghiêm túc thực hiện nội qui tiết học. 
 1.2. Phương tiện:
 Sgk. Giáo án, đề bài.
 2. Học sinh:
 Chủ động tìm hiểu các dạng đề trong sách giáo khoa.
 C. Hoạt động và dạy học:
 1. Ổn định tổ chức.
 3.Giới thiệu bài mới. 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt.
GV đọc và chép đề lên bảng.
Đề bài.
Nhân dân ta thường khuyên nhau:
“ Ai ơi giữ chí cho bền 
Dù ai xoay hướng chuyển nền mặt ai”.
Ý kiến của anh (chị) về câu tục ngữ trên.
I. Yêu cầu về kĩ năng.
1. Đọc kĩ đề bài , xác định nội dung yêu cầu.
2. Lập dàn ý đại cương.
3. Biết vận dụng kiến thức đã học và kỹ năng viết văn nghị luận để làm bài cho tốt.
4. Văn rõ ràng, ngắn gọn, trong sáng. Diễn đạt lưu loát, các ý lôgíc.
II. Yêu cầu về kiến thức.
- Hiểu và giải thích được nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ ? 
- Khẳng định câu tục ngữ trên là đúng hay sai.
- Mở rộng nâng cao vấn đề.
III. Thang điểm.
- Điểm 9-10: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 7-8: Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 5-6: Đáp ứng 1/2 yêu cầu trên, bài viết còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả.
- Điểm 3-4: Đáp ứng được 1-2 nội dung yêu cầu trên. Bài mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1-2: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài ý, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
4. Dặn dò.
- Làm bài nghiêm túc. Đọc kĩ bài viết trước khi nộp.
- Soạn bài theo phân phối chương trình.
 Tiết 5. 
TỰ TÌNH
 - Hồ Xuân Hương –
A. Mục tiêu bài học.
 1. Kiến thức:- Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
- Thấy được tài năng thơ Nôm Hỗ Xuân Hương.
 2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
- Phân tích bình giảng bài th

File đính kèm:

  • docGiao an ngu van 11 chuan kien thuc ky nang.doc
Giáo án liên quan