Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 31
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS
-Nắm được các loại đoạn văn trong văn bản tự sự
-Biết cách viết một đoạn văn, nhất là đoạn văn ở phần thân bài, để góp phần hoàn thiện một bài văn tự sự
-Nâng cao ý thức tìm hiểu và học tập cách viết các đoạn văn trong văn bản tự sự
B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học
1.Phương tiện thực hiện :
-SGK, SGV, TLTK
-Thiết kế bài học
2.Cách thức tiến hành dạy học:
-Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp
-Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.
C.Tiến trình tổ chức dạy học:
1.Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Giới thiệu bài mới:
Lời vào bài: Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập cách viết đoạn văn tự sự. Đây là bài học giúp các em rèn luyện kỹ năng dựng đoạn phục vụ cho việc viết một bài văn hoàn chỉnh đạt kết quả tốt hơn.
4.Tìm hiểu bài:
Phân môn: Làm văn Tiết : 31 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ Ngày soạn: 01/11/09 A.Mục tiêu bài học: Giúp HS -Nắm được các loại đoạn văn trong văn bản tự sự -Biết cách viết một đoạn văn, nhất là đoạn văn ở phần thân bài, để góp phần hoàn thiện một bài văn tự sự -Nâng cao ý thức tìm hiểu và học tập cách viết các đoạn văn trong văn bản tự sự B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học 1.Phương tiện thực hiện : -SGK, SGV, TLTK -Thiết kế bài học 2.Cách thức tiến hành dạy học: -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức. C.Tiến trình tổ chức dạy học: 1.Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ: 3.Giới thiệu bài mới: Lời vào bài: Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập cách viết đoạn văn tự sự. Đây là bài học giúp các em rèn luyện kỹ năng dựng đoạn phục vụ cho việc viết một bài văn hoàn chỉnh đạt kết quả tốt hơn. 4.Tìm hiểu bài: HĐ CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI DẠY HĐ 1: HDHS tìm hiểu các vấn đề liên quan đến khái niệm “đoạn văn” TT 1:Học sinh đọc phần I trong sách giáo khoa TT2: Nêu lên các ý chính về khái niệm “đoạn văn”? HĐ 2: HDHS tìm hiểu cách viết đoạn văn Thao tác 1 - HS trả lời câu hỏi 1 sgk (hoạt động theo nhóm) - Thảo luận nhóm 5 phút, trình bày 5 phút (Có ý kiến đây là kết cấu vòng tròn, mở-kết hô ứng, vừa có tác dụng bảo đảm tính chặt chẽ của bố cục vừa góp phần thể hiện chủ đề, gợi mở suy nghĩ, cảm xúc của người đọc.) Thao tác 2 - HS trả lời câu hỏi 2 sgk (hoạt động theo nhóm) - Thảo luận nhóm 5 phút, trình bày 5 phút Thao tác 3 - Gv góp ý, chỉnh sửa - Dùng bảng phụ 3 minh họa cho câu hỏi 1 về kết cấu vòng tròn Thao tác 4 - Gv khái quát về cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự Thao tác 5 - Hs đọc phần ghi nhớ HĐ 3: HDHS luyện tập - hs làm các bài tập sgk I.Đoạn văn trong văn bản tự sự -Đoạn văn là bộ phận của văn bản. trong một đoạn văn thường có câu chủ đề. -Văn bản tự sự do nhiều loại đoạn văn cấu tạo nên: mở bài, thân bài và kết bài. -Nội dung của đoạn văn: giới thiệu nhân vật, kể sự việc, miêu tả tâm trạng nhân vật, tả cảnh, tả người… -Nhiệm vụ của đoạn văn: thể hiện chủ đề và ý nghĩa của văn bản II.Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự 1.Khảo sát ví dụ Câu hỏi 1: 1a/- Các đoạn văn này thể hiện đúng và rõ những dự kiến của tác giả - Nội dung của các đoạn văn mở đầu và kết thúc tác phẩm giống nhau và khác nhau ở những điểm sau: + Giống nhau: cả hai đoạn mở đầu và kết thúc đều tả cảnh rừng xà nu và tập trung làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. + Khác nhau: Các đoạn mở đầu tác phẩm miêu tả cảnh rừng xà nu cụ thể, chi tiết và hết sức tạo hình, nhằm tạo không khí mở đầu lôi cuốn người đọc. Đoạn kết tác phẩm miêu tả cảnh rừng xà nu xa mờ dần và bất tận làm đọng lại trong lòng người đọc những suy ngẫm lắng sâu về sự bất diệt của rừng cây, vùng đất, sức sống con người… 1b/ Qua việc tìm hiểu cách viết của nhà văn Nguyên Ngọc có thể rút ra những kinh nghiệm khi viết đoạn văn trong bài văn tự sự như sau: - Trước khi viết hoặc kể chuyện cần suy nghĩ, dự kiến đoạn văn mở bài và đoạn văn kết bài để bài văn vừa chặt chẽ vừa có sức lôi cuốn, hấp dẫn người đọc - Đoạn mở bài và kết bài có thể giống nhau về đối tượng trình bày, hoặc có thể khác nhau - Đoạn mở bài và kết bài của một bài văn tự sự phải hô ứng với nhau và phải tập trung vào nhiệm vụ dẫn dắt câu chuyện, làm nổi bật chủ đề, tư tưởng mà bài văn cần thể hiện Câu hỏi 2: 2a/- Đoạn viết của bạn HS ở mục II.2 có thể coi là một đoạn văn trong văn bản tự sự. - Đoạn văn này thuộc phần thân bài - Người viết kể một sự việc quan trọng là chị Dậu về làng vào thời điểm cách mạng tháng Tám nổ ra 2b/ Qua đọc văn có thể thấy, bạn Hs đã thành công khi kể lại câu chuyện nhưng còn lúng túng ở những đoạn tả cảnh (chỗ trống thứ nhất) và thể hiện tâm trạng của chị Dậu (chỗ trống thứ hai) 2.Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự - huy động năng lực quan sát, tưởng tượng và vốn sống… - vận dụng kĩ năng miêu tả, kể chuyện, biểu cảm… - có thể dùng câu chủ đề để nêu ý bao quát, sau đó viết các câu thể hiện những nội dung cụ thể III.Luyện tập D.Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới: - Nắm : + các loại đoạn văn +vận dụng các loại đoạn văn thích hợp trong từng bài văn tự sự +cách dựng đoạn với nội dung nhất định - Soạn bài : Ôn tập văn học dân gian Việt Nam +Soạn các câu hỏi phần I/100.101 +Làm bài tâp: 1,5 phần II BẢNG PHỤ 1 “Nguyễn Đình Chiểu đã để lại nhiều tác phẩm văn học quý báu. Có ba tác phẩm dài: Lục Vân Tiên, Dương Từ-Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp. Có một số bài văn tế nổi tiếng như: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh…và nhiều bài thơ Đường luật” (Dàn bài tập làm văn 11, trang 26) BẢNG PHỤ 2 Trong “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã vạch rõ nguyên nhân của những khổ cực của người nông dân phải gánh chịu. Hơn thế nữa, ông còn chỉ đích danh được thủ phạm: bọn đế quốc Pháp và bọn địa chủ phong kiến với cả bộ máy thống trị, bóc lột của chúng. Thái độ của nhà văn rất dứt khoát. Ông tả bọn quan lại, địa chủ với cách nhìn khinh bỉ, căm ghét. Dưới con mắt của ông, bọn chúng là một lũ tham lam, đê tiện, mất hết tính người. Trong một thời kì mà bọn thống trị cố tình che phủ lên mình chúng một lớp sơn hào nhoáng, một số người còn mơ hồ về sự thật ở nông thôn, tiếng nói của nhà văn càng có giá trị tố cáo sâu sắc, góp phần phơi bày nguyên hình kẻ thù của nông dân ra ánh sáng, thức tỉnh tinh thần đấu tranh chống áp bức của quần chúng nhân dân. Ngô Tất Tố đã góp một tiếng nói mạnh mẽ, rung động trong các tiếng nói tố cáo chế độ thực dân phong kiến về tội ác của chúng đối với nông dân. (Sách Dàn bài tập làm văn 11, trang 21-22) BẢNG PHỤ 3 Mở bài: Từ hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh đã đi qua cách đây mười năm,vẫn còn lưu lại đậm trong tâm trí người đọc những dòng thơ của một thời lửa cháy , của những năm tháng không thể nào quên. Làm sao không nhớ, không yêu một bài thơ như thế này: “Lá đỏ” (Dẫn bài thơ) Kết bài: Thơ hay là thơ làm cho con người ta nghĩ đến tình người, nghĩ đến sự sống… Thơ nói riêng cũng như văn học nói chung, trở thành cần thiết cho con người là vì vậy. Làm sao không nhớ, không yêu một bài thơ như bài “Lá đỏ”.
File đính kèm:
- 31 luyen viet doan van tu su.doc