Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 81

A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS :

-Hiểu được tình cảnh trớ trêu mà Thúy Kiều phải đương đầu và ý thức sâu sắc của nàng về phẩm giá.

-Thấy được vai trò của các phép tu từ, nhất là các hình thức đối xứng trong đoạn trích.

B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học

 1.Phương tiện thực hiện :

 - TLTK

 -Thiết kế bài học

 2.Cách thức tiến hành dạy học:

 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp

 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.

 C.Tiến trình tổ chức dạy học:

 1.Ổn định lớp

 2.Kiểm tra bài cũ

-Phân tích tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên cho em?

 3.Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1884 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 81, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân môn: Đọc văn
Tiết : 83 NỖI THƯƠNG MÌNH 
Ngày soạn: 18/03/2010 (Trích : “ TRUYỆN KIỀU” – Nguyễn Du)
A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS :
-Hiểu được tình cảnh trớ trêu mà Thúy Kiều phải đương đầu và ý thức sâu sắc của nàng về phẩm giá.
-Thấy được vai trò của các phép tu từ, nhất là các hình thức đối xứng trong đoạn trích.
B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học
 1.Phương tiện thực hiện :
 - TLTK
 -Thiết kế bài học
 2.Cách thức tiến hành dạy học:
 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp
 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.
 C.Tiến trình tổ chức dạy học:
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ
-Phân tích tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên cho em?
 3.Bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài giảng:
HĐ 1: Tìm hiểu chung
TT 1: HS nêu xuất xứ đoạn trích?
TT 2: HS đọc đoạn trích
TT 3: Chia bố cục và khái quát nội dung từng đoạn?
HĐ 2: Hướng dẫn HS đọc- hiểu văn bản.
TT 1: Nhận xét về không gian, thời gian giới thiệu cuộc sống của Kiều?
TT 2: Các hình ảnh “bướm lả ong lơi, lá gió cành chim…”có giá trị như thế nào?Cuộc sống của Kiều ở lầu xanh ra sao?
TT 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng có tác dụng gì? 
TT 4: Tâm trạng của Kiều được tái hiện trong không gian, thời gian như thế nào?
TT 5: Phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng để tái hiện tâm trạng của Kiều ?
TT 6: Nhận xét của em về cấu trúc câu : “ Khi sao..Giờ sao…” ?
TT 7:-Cuộc sống, sinh hoạt ở lầu xanh ra sao? Tâm trạng , thái độ của Kiều đối với cuộc sống đó?
TT 8: Từ tâm trạng của Kiều, em có suy nghĩ gì về nhân cách của nàng?( Giật mình: cách mạng trong việc tự ý thức; thương mình là nền tảng của thương người)
HĐ 3: HS tổng kết về nội dung, nghệ thuật
HĐ 4 Hướng dẫn củng cố, luyện tập.
TT 1: HS đọc ghi nhớ
TT 2: Gợi ý HS khá làm bài tập 5
I. Tìm hiểu chung:
 1. Xuất xứ:
Biết mình rơi vào nhà chứa, Kiều quyết liệt chống lại âm mưu biến nàng thành kĩ nữ, nhưng cuối cùng nàng đã rơi vào bẫy của Tú Bà. Đoạn trích tả tình cảnh trớ trêu và tâm trạng của Kiều khi phải sống ở lầu xanh.
 2. Bố cục:
-Bốn câu đầu: Cảnh sống ở lầu xanh
-Đoạn còn lại: Tâm trạng của Kiều
II. Đọc hiểu:
Cảnh sống ở lầu xanh:
-Không gian: lầu xanh
-Thời gian: đầy tháng, suốt đêm ; sớm®tối
®Cuộc sống ô nhục chốn lầu xanh diễn ra thường xuyên
-Hình ảnh: bướm lả ong lơi, lá gió cành chim
 cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm
 Tống Ngọc, Tràng Khanh
®Hình ảnh ước lệ : cảnh ra vào nhộn nhịp của khách làng chơi ,cuộc sống xô bồ, trác táng.
-Nghệ thuật: tiểu đối : bướm lả/ ong lơi; lá gió/ cành chim…
 tách từ: bướm –ong, lả-lơi đặt ở thế đối xứng
ÞThân phận, tâm trạng bẽ bàng của người kĩ nữ khi sống trong cảnh xô bồ, giả dối.
Tâm trạng của Kiều:
-Thời gian: đêm khuya “ tàn canh”
-Không gian: lầu xanh tĩnh lặng( sau cuộc vui)
-Nghệ thuật:+Câu 5,6:tiểu đối, nhịp thơ 3/3; điệp từ “ mình”
®Nàng đối diện với chính mình, tâm trạng : xót xa, dày vò cô đơn.
 +4 câu tiếp theo: câu cảm thán, đối xứng, điệp từ, thành ngữ
“ Khi sao…/Giờ sao…, Mặt sao…, Thân sao…”
Quá khứ
Hiện tại
Phong gấm rủ là
®hạnh phúc, êm ấm
Tan tác như hoa giữa đường
Dày gió dạn sương
Bướm chán ong chường
®cay đắng phũ phàng, đau xót ê chề
Kiều so sánh, đối lập giữa quá khứ và hiện tại, tâm trạng: ê chề, đau đớn, tủi nhục, ghê tởm chính mình, thương xót thân mình.
 + 2 câu: Mặc người…/ riêng mình…: đối xứng
dùng điển cố: nỗi niềm thương thân, xót phận, không hòa nhập được với cuộc sống ở lầu xanh( tự ý thức)
-Kiều hồi tưởng cuộc sống, sinh hoạt ở lầu xanh: 
 gió tựa/ hoa kề , tuyết ngậm/trăng thâu; cung cầm, nét cờ…
®Vẻ ngoài: tao nhã, đẹp đẽ; thực chất: giả dối, nhơ nhớp
 Nghệ thuật: ước lệ, liệt kê, đối xứng.
-Cảnh: đeo sầu, người buồn, vui gượng.
 Nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình.
®Tâm trạng: cô đơn, đau buồn, nàng không hòa nhập được với cuộc sống ở lầu xanh.
ÞÝ thức về nhân cách, phẩm giá, tâm hồn cao thượng, trong trắng giữa chốn bùn nhơ.
III.Tổng kết:
-Nghệ thuật: Hình ảnh ước lệ, điển cố ,điển tích, nghệ thuật tiểu đối, đối xứng, thành ngữ, câu hỏi tu từ, câu cảm thán…
-Nội dung: Tâm trạng: đau đớn, xót xa, tủi nhục của Kiều khi sống giữa chốn lầu xanh.
 Tấm lòng nhân đạo, đề cao phẩm giá của con người trong hoàn cảnh sống khắc nghiệt.
IV.Củng cố, luyện tập:
1.Củng cố: Ghi nhớ sgk/108
 2.Luyện tập: Bài tập 5/108
D Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới:
-Nắm tâm trạng của Kiều khi sống ở lầu xanh, thấy được ý thức về nhân phẩm của nàng.
-Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

File đính kèm:

  • doc83 Noi thuong minh-Dao.doc
Giáo án liên quan