Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 44

A. Mục tiêu: Giúp HS nắm được

- hiểu được tình cảm chân thành, sâu sắc của Lí Bạch đối với bạn

- hiểu được một đặc điểm cơ bản của thơ Đường thể hiện ở bài thơ này: ý ở ngoài lời

B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy

1. Phương tiện thực hiện: - GV: SGV, SGK, STK, giáo án

 - HS: SGK, vở ghi, vở soạn

2. Cách thức tiến hành bài dạy - Phương pháp vấn đáp, quy nạp

C.Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy chọn đáp án đúng nhất:

1. Bài thơ “Cáo bệnh bảo mọi người” của tác giả nào?

 A.Đỗ Pháp Thuận

B. Mãn Giác

 C.Nguyễn Trung Ngạn

2. Từ “vô vi” trong bài “Vận nước”nghĩa là:

A. học thuyết chính trị-đạo đức: nhà vua phải dùng đức bản thân cảm hoá dân

B. Thuận theo tự nhiên

 C. Không lo nghĩ về bất cứ điều gì

3.Điểm then chốt của bài thơ “Vận nước” là

 A. nỗi nhớ quê hương

 B. niềm tự hào về đất nướ

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2470 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 44, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 44 TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG
Ngày soạn: 06/12 (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng- Lí Bạch)
Mục tiêu: Giúp HS nắm được 
- hiểu được tình cảm chân thành, sâu sắc của Lí Bạch đối với bạn
- hiểu được một đặc điểm cơ bản của thơ Đường thể hiện ở bài thơ này: ý ở ngoài lời
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy
Phương tiện thực hiện: - GV: SGV, SGK, STK, giáo án 
 - HS: SGK, vở ghi, vở soạn
Cách thức tiến hành bài dạy - Phương pháp vấn đáp, quy nạp
C.Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy chọn đáp án đúng nhất:
Bài thơ “Cáo bệnh bảo mọi người” của tác giả nào? 
 A.Đỗ Pháp Thuận 
B. Mãn Giác 
 C.Nguyễn Trung Ngạn 
2. Từ “vô vi” trong bài “Vận nước”nghĩa là:
A. học thuyết chính trị-đạo đức: nhà vua phải dùng đức bản thân cảm hoá dân
B. Thuận theo tự nhiên 
 C. Không lo nghĩ về bất cứ điều gì
3.Điểm then chốt của bài thơ “Vận nước” là 
 A. nỗi nhớ quê hương
 B. niềm tự hào về đất nướ
 C. Câu A và B đều đúng
 3. Dạy bài mới
 Lời vào bài: Hôm nay, chúng ta sẽ học về một tác giả tiêu biểu cho thơ Đường Trung Quốc là Lí Bạch qua bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
Thao tác 1: giáo viên nêu đôi nét về thơ Đường
Thao tác 2: hs nêu đôi nét về Lí Bạch
* Giới thiệu đôi nét về Mạnh Hạo Nhiên
- Sau khi rời khỏi quê hương, Lí Bạch đã kết giao với Mạnh Hạo Nhiên-một nhà thơ tiền bối, hơn mình mười hai tuổi. 
Mạnh Hạo Nhiên là một nhà thơ danh tiếng lẫy lừng thời bấy giờ
Lí Bạch rất ngưỡng mộ Mạnh Hạo Nhiên. Ông từng nói: “Ta yêu Mạnh Phu Tử đã nổi tiếng phong lưu khắp thiên hạ”
TT 3: Bài thơ làm theo đề tài gì?
TT 4: Đọc bản phiên âm và dịch thơ
TT 5: Đối chiếu hai bản này
Hoạt động 2: Đọc hiểu
TT 1: Em hãy nêu không gian được miêu tả trong bài thơ?
TT2: So sánh không gian đi và đến?
TT3: Theo em, Lí Bạch muốn gửi gắm điều gì qua hai không gian ấy?
TT4: Thời gian chia tay thể hiện điều gì?
TT5: Em đã từng đọc bài thơ nào cũng có sử dụng hình ảnh “yên ba”?
*GV: Yên ba giang thượng sử nhân sầu (Thôi Hiệu)
TT6: Tại sao tác giả lại dùng từ “cố nhân” để chỉ người bạn vừa mới chia tay?
TT7: Khái quát nội dung, nghệ thuật của 2 câu thơ trên?
TT8: Nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở 2 câu thơ sau?
TT9: Theo em, hình ảnh cánh buồm thể hiện điều gì?
TT10: Vì sao trên dòng sông Trường Giang tấp nập thuyền bè, Lí Bạch chỉ thấy bóng thuyền Mạnh Hạo Nhiên?
GV:“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du)
Thao tác 11: Em đã từng đọc bài thơ nào cũng sử dụng hình ảnh “cánh buồm”?
* So sánh với tâm trạng Thuý Kiều: nỗi buồn da diết:
Buồn trông cửa bể chiều hôm 
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa (Ng Du)
TT12: Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả?
 Hoạt động 3: Tổng kết gía trị nội dung và nghệ thuật
TT 1: Nêu những giá trị nghệ thuật của bài thơ
TT2: Nêu giá trị nội dung của bài thơ?
TT3: Em học tập được điều gì sau khi học xong bài thơ?
TT4: Đọc ghi nhớ sách giáo khoa trang 144
Tìm hiểu chung
Đôi nét về thơ Đường
-Thành tựu xuất sắc của nền văn học cổ Trung Hoa:tồn tại hơn 3 thế kỉ, có 2800 nhà thơ, 4800 bài thơ
-Ảnh hưởng đến thơ ca nhân loại, đặc biệt là Việt Nam
Nội dung: tả cảnh và bộc bạch tâm sự
Nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình, ý tại ngôn ngoại, gợi nhiều hơn tả
Ba nhà thơ nổi tiếng: Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị
Tác giả:(701-762)
Nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc, được mệnh danh là thi tiên 
- Có hơn 1000 bài thơ với nội dung phong phú
3.Tác phẩm
a. Đề tài: tình bạn
b. Thể thơ: - thất ngôn tứ tuyệt
 - Ngô Tất Tố dịch ra thể lục bát
c. Nhan đề:- Dài bất thường: 10 từ
 - Như một dòng nhật kí với nhiều kỉ niệm
Đọc-hiểu
Hai câu đầu
Không gian nơi tiễn: 
lầu Hoàng Hạc - thắng cảnh thần tiên
phía Tây: cõi tiên, cõi Phật
Không gian đến: Dương Châu - thắng cảnh phồn hoa
Hai không gian đến-đi được nối bởi dòng sông: Trường Giang
→ tiễn bạn từ nơi thoát tục đến trần tục
thời gian: 
tháng ba → mùa xuân: mùa hội ngộ nhưng nhà thơ phải chia tay bạn
“yên ba” - mùa hoa khói→ tiết trời lạnh, khói sương bãng lãng hòa quyện trên mặt sông
- “cố nhân”: bạn cũ (lâu ngày không gặp)
khẳng định tình bạn keo sơn, gắn bó
bạn vừa mới xa, tác giả đã cảm nhận sự xa cách
=>Khung cảnh chia tay trữ tình lãng mạn và tình cảm sâu sắc của Lí Bạch đối với bạn.Bút pháp tả cảnh ngụ tình góp phần thể hiện tâm tư, tình cảm của người đưa tiễn
 2.Hai câu sau
Nghệ thuật đối lập
Cô phàm
Bích không tận, Trường Giang
→cánh buồm cô đơn, nhỏ bé, cô độc
→bầu trời xanh vô tận
 dòng sông mênh mông
- Nghệ thuật ẩn dụ: “cô phàm” người đi, kẻ ở cùng chung tâm trạng cô đơn
- Duy kiến: chỉ nhìn thấy duy nhất dòng sông
→ đôi mắt tâm trạng: người và cảnh đã hoà làm một: 
=>Con thuyền chở MHN dần khuất,LB nhìn theo chỉ thấy khoảng trời xanh vô tận và nước sông Trường Giang như dâng lên, tiếp giáp với mây trời.
Cô đơn, sửng sốt trước cảnh trời nước mênh mông.
Ngôn ngữ tự nhiên, giản dị. Không có từ ngữ nào miêu tả tâm trạng→ ghìm nén cảm xúc, không để nỗi buồn chảy dài thành dòng lệ thương xót
III.Tổng kết
Giá trị nghệ thuật
Hàm súc, ý tại ngôn ngoại: cả bài thơ là một bức tranh tả cảnh nhuốm màu tâm trạng
Bút pháp điêu luyện, chấm phá, tả cảnh ngụ tình.
Thể hiện: tính cách phóng khoáng và thâm trầm của nhà thơ
Bài thơ hay nhất về đề tài tình bạn
Giá trị nội dung
Vẻ đẹp trong sáng, nồng thắm của tình bạn 
Vẻ phóng khoáng, thanh cao, không kém phần thâm trầm, sâu sắc của một tâm hồn nghệ sĩ.
Chúng ta nên trân trọng và giữ gìn những tình bạn trong sáng của tuổi học trò.
*Ghi nhớ: sgk
D.Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài cũ:
- Học thuộc lòng bản phiên âm và dịch thơ
- Nắm được giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm
- Soạn bài thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
Ôn lại kiến thức: thế nào là ẩn dụ, hoán dụ
Làm các bài tập sách giáo khoa trang 135, 135, 137

File đính kèm:

  • doc44 Tai lau Hoang Hac tien Manh Hao Nhien di Quang Lang.doc
Giáo án liên quan