Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 66

A.Mục đích yêu cầu:

Giúp HS :

- Hiểu, cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ lớn của thái sư Trần Thủ Độ đồng thời hiểu được những bài học đạo lí quý báu cũng là bài học làm người mà ông để lại cho đời sau

- Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kể chuyện và khắc phục chân dung nhân vật lịch sử của tác giả và cũng hiểu được thế nào là “Văn, sử bất phân”.

- Rèn luyện kĩ năng tự học, tự đọc của học sinh

B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy

1.Phương tiện thực hiện:

 - GV: SGV, SGK, STK,

- HS: SGK, vở ghi, vở soạn

2.Cách thức tiến hành bài dạy

 - Phương pháp vấn đáp

 - Phương pháp quy nạp

- Thảo luận trao đổi củng cố kiến thức

C.Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

Trong những câu chuyện về Trần Hưng Đạo, em thích câu chuyện nào nhất?

3.Dạy bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 66, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 66 Đọc thêm: THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
Ngày soạn: 2/02/ 2010 (Trích : “Đại Việt sử kí toàn thư” ) – Ngô Sĩ Liên 
A.Mục đích yêu cầu:
Giúp HS :
- Hiểu, cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ lớn của thái sư Trần Thủ Độ đồng thời hiểu được những bài học đạo lí quý báu cũng là bài học làm người mà ông để lại cho đời sau
- Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kể chuyện và khắc phục chân dung nhân vật lịch sử của tác giả và cũng hiểu được thế nào là “Văn, sử bất phân”.
- Rèn luyện kĩ năng tự học, tự đọc của học sinh
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy
1.Phương tiện thực hiện: 
 - GV: SGV, SGK, STK, 
- HS: SGK, vở ghi, vở soạn
2.Cách thức tiến hành bài dạy 
 - Phương pháp vấn đáp
 - Phương pháp quy nạp
- Thảo luận trao đổi củng cố kiến thức
C.Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
Trong những câu chuyện về Trần Hưng Đạo, em thích câu chuyện nào nhất?
3.Dạy bài mới
 Lời vào bài: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về nhân vật lịch sử Trần Thủ Độ
Hoạt động của HV & HS
Nội dung bài giảng:
Hoạt động 1: tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
- Nêu đôi nét về nhân vật chính của văn bản? 
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc thêm
TT1: Đọc văn bản
TT2: Văn bản gồm mấy phần, các phần đó liên kết với nhau như thế nào ?
TT3: Kể về cuộc đời Trần Thủ Độ, nhà viết sử đã chọn 4 câu chuyện. Mỗi câu chuyện bộc lộ một khía cạnh trong nhân cách của Trần Thủ Độ. Hãy tóm lược lại từng câu chuyện và phân tích rõ ý nghĩa của chúng
TT4: Nhận xét về nghệ thuật viết sử của Ngô Sĩ Liên
Tìm hiểu chung
Đây là nhân vật lịch sử đã từng có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau
Mưu mô, tàn nhẫn khi đoạt ngôi nhà Lý về cho nhà Trần
Có công lớn trong việc khai sáng, phò trợ nhà Trần
Hướng dẫn đọc thêm
Câu chuyện thứ nhất
thái độ, cách cư xử của Trần Thủ Độ đối với người vạch tội mình
thừa nhận lời người ấy nói
ban thưởng cho anh ta
-> sự cao thượng, khích lệ sự trung thực và dũng cảm
Câu chuyện thứ hai
Thái độ, cách cư xử của Trần Thủ Độ đối với người lính canh giữ thềm cấm không cho Linh Từ quốc mẫu đi qua
giận và cho bắt người lính
khen ngợi và thưởng cho người lính đó
-> gương mẫu, giữ nghiêm phép nước
Câu chuyện thứ ba
cách cư xử đối với kẻ cậy nhờ xin chức tước
đồng ý để làm mất lòng vợ
tìm cách răn đe kẻ đó: chặt một ngón chân để phân biệt
-> tế nhị và hóm hỉnh
Câu chuyện thứ tư
Can gián Trần Thái Tông khi vua có ý định cất nhắc anh trai của ông giữ chức tể tướng
-> chống lại thói gia đình trị, kéo bè kéo đảng
Chân dung Trần Thủ Độ cao thượng, chí công vô tư, không để tình riêng lấn át việc chung, giữ kỉ cương phép nước, không kém phần thông minh, hóm hỉnh
Nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ chân dung nhân vật
Viết kiệm lời, không miêu tả, phân tích mà để nhân vật tự bộc lộ
Lời kể ngắn gọn, súc tích và khách quan
cách kể hấp dẫn, giàu kịch tính
 D.Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới:
Nắm nội dung của 4 câu chuyện và ý nghĩa của chúng
 - Soạn bài “Phương pháp thuyết minh”
 - Ôn lại các phương pháp thuyết minh, làm các bài tập

File đính kèm:

  • doc72 Tran Thu Do- Doc thêm-Dao.doc
Giáo án liên quan