Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 45

A. Mục tiêu: Giúp HS nắm được

- Củng cố và nâng cao kiến thức về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

- Có kĩ năng phân biệt, phân tích và sử dụng hai phép tu từ nói trên

- Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ qua bài thực hành ở lớp

B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy

1. Phương tiện thực hiện: - GV: SGV, SGK, STK, giáo án

 - HS: SGK, vở ghi, vở soạn

2. Cách thức tiến hành bài dạy - Phương pháp vấn đáp, thảo luận trao đổi củng cố kiến thức

 -Kết hợp hai phương pháp quy nạp và diễn dịch

C.Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: 1. Đọc thuộc lòng bài thơ: “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”

 2. Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ

3. Dạy bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 45, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 45 THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ
Ngày soạn: 05/12/08
Mục tiêu: Giúp HS nắm được 
- Củng cố và nâng cao kiến thức về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
- Có kĩ năng phân biệt, phân tích và sử dụng hai phép tu từ nói trên
- Bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ qua bài thực hành ở lớp
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy
Phương tiện thực hiện: - GV: SGV, SGK, STK, giáo án
 - HS: SGK, vở ghi, vở soạn
Cách thức tiến hành bài dạy - Phương pháp vấn đáp, thảo luận trao đổi củng cố kiến thức
 -Kết hợp hai phương pháp quy nạp và diễn dịch
C.Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ: 1. Đọc thuộc lòng bài thơ: “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”
 2. Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ 
Dạy bài mới
Lời vào bài: Hôm nay, chúng sẽ làm bài tập củng cố kiến thức về phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ để thấy được tác dụng tăng sức gợi hình , gợi cảm của các phép tu từ này .
Hoạt động của GV & HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY 
HĐ 1: Ôn tập kiến thức về ẩn dụ 
TT 1: HS thảo luận
-Nhóm 1,2 làm BT ẩn dụ 1 phần(1)
Các hình ảnh: thuyền, bến có ý nghĩa như thế nào?( Dựa vào đặc điểm của sự vật)
Cách dùng hình ảnh như vậy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung của câu ca dao?
-Nhóm 3,4 làm BT ẩn dụ 1 phần (2)
Các hình ảnh: con đò, cây đa bến cũ có ý nghĩa như thế nào?
Cách dùng hình ảnh như vậy có tác dụng như thế nào?
TT2: Yêu cầu học sinh làm BT 2
Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong các đoạn trích.
TT3: Từ các BT, nhắc lại khái niệm về BPTT ẩn dụ, tác dụng của BPTT ẩn dụ?
HĐ 2: Ôn tập kiến thức về hoán dụ 
TT 1: Cho HS thảo luận
 -Nhóm 1,2 làm BT hoán dụ 1 phần (1)
Các hình ảnh: đầu xanh và má hồng có ý nghĩa như thế nào?
Cách dùng hình ảnh như vậy có tác dụng như thế nào?
-Nhóm 3,4 làm BT hoán dụ 1 phần (2)
Các hình ảnh: áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành có ý nghĩa như thế nào?
TT2: HS làm BT 2
Phân tích phép ẩn dụ và hoán dụ trong câu thơ trên
TT3: Từ các BT, nhắc lại khái niệm về BPTT hoán dụ, tác dụng của BPTT hoán dụ?
TT4: Phân biệt hai phép tu từ
( Ẩn dụ: 2 đối tượng có điểm giống nhau)# Hoán dụ: 2 đối tượng có quan hệ gần gũi)
I.Ẩn dụ
 1.Bài tập 1: 
(1)-thuyền(di chuyển, không cố định)→ chàng trai
 -bến(cố định) → cô gái
=>Nhấn mạnh sự thủy chung, đợi chờ của cô gái đối với chàng trai
(2)-con đò → chàng trai
 -cây đa bến cũ→ cô gái
=>Cô gái đã thay lòng đổi dạ, đã có người khác
2.Bài tập 2:
lửa lựu lập loè→cảnh sắc sinh động của mùa hè
 thứ văn nghệ ngòn ngọt→thứ văn chương thoát li cuộc sống, vô bổ
- tình cảm gầy gò→tình cảm cá nhân ích kỉ, nhỏ bé 
giọt long lanh→giọt đời, vị mật của cuộc đời
 thác → vất vả, khó khăn
 thuyền→ con người vững chãi trước khó khăn
 phù du→ kiếp sống nhỏ bé, quanh quẩn, vô nghĩa
 phù sa → cuộc sống màu mỡ, tươi đẹp
 3.Khái niệm:
 Ẩn dụ: +Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó
 +Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
*Lưu ý: Ý nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ tùy thuộc vào từng ngữ cảnh của từng văn bản.
II.Hoán dụ
1.Bài tập 1: 
 đầu xanh→ người trẻ tuổi (bộ phận→toàn thể)
má hồng→người có nhan sắc (bộ phận→toàn thể)
→ Nhấn mạnh thân phận làm gái lầu xanh của người phụ nữ
 áo nâu-nông thôn: người nông dân
 áo xanh-thị thành: người công nhân
(áo nâu, áo xanh: đặc điểm sự vật→sự vật
 Nông thôn, thị thành: vật chứa→vật bị chứa)
2.Bài tập 2:
hoán dụ: thôn Đoài, thôn Đông→ người thôn Đoài, người thôn Đông (vật chứa→vật bị chứa)
ẩn dụ: cau thôn Đoài, giầu không thôn nào→ những người đang yêu nhau
3.Khái niệm:
Hoán dụ: - Là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó 
 -Nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
D.Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài cũ:
- Phân biệt hai phép tu từ
- Vận dụng trong quá trình viết văn
- làm các bài tập còn lại
 - tiết sau: trả bài viết số 3

File đính kèm:

  • doc45 phep tu tu an du va hoan du.doc
Giáo án liên quan