Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 64, 65

A.Mục đích yêu cầu:

-ĐCBN có ý nghĩa trọng đại của 1 bản tuyên ngôn độc lập,khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước& tư tưởng nhân nghĩa; là kiệt tác vh,kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận & chất vc.

-Nắm vững ~ đặc trưng của thể cáo,đồng thời thấy được ~ stạo của Ng Trãi trong ĐCBN

B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học

 1.Phương tiện thực hiện :

 -SGK, SGV, TLTK

 -Thiết kế bài học

 2.Cách thức tiến hành dạy học:

 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp

 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.

 C.Tiến trình tổ chức dạy học:

 1.Ổn định lớp

 2.Kiểm tra bài cũ:

-Những nét chính về cđ NT a/hưởng stác thơ văn của ông?

-Những hiểu biết về sự nghiệp thơ văn NT?

 3.Giới thiệu bài mới:

Trong lsử vh trung đại VN,ĐCBN được xem là áng thiên cổ hùng văn.Để thấy rõ giá trị của tp ,chúng ta cùng tìm hiểu.

 4.Tìm hiểu bài:

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 64, 65, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên phân môn 	: Đọc văn
Tiết 	 	: 64,65
Ngày soạn 	: 10/01
Tên bài mới ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
 Nguyễn Trãi
A.Mục đích yêu cầu:
-ĐCBN có ý nghĩa trọng đại của 1 bản tuyên ngôn độc lập,khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước& tư tưởng nhân nghĩa; là kiệt tác vh,kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận & chất vc.
-Nắm vững ~ đặc trưng của thể cáo,đồng thời thấy được ~ stạo của Ng Trãi trong ĐCBN
B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học
 1.Phương tiện thực hiện :
 -SGK, SGV, TLTK
 -Thiết kế bài học
 2.Cách thức tiến hành dạy học:
 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp
 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.
 C.Tiến trình tổ chức dạy học:
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ:
-Những nét chính về cđ NT a/hưởng stác thơ văn của ông?
-Những hiểu biết về sự nghiệp thơ văn NT?
 3.Giới thiệu bài mới:
Trong lsử vh trung đại VN,ĐCBN được xem là áng thiên cổ hùng văn.Để thấy rõ giá trị của tp ,chúng ta cùng tìm hiểu.
 4.Tìm hiểu bài:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu chung
TT1: Nêu h/cảnh stác tác phẩm ĐCBN?
TT2: TP đựơc viết theo thể loại nào?Đặc trưng về thể loại?
TT3: Nêu bố cục của tp?Khái quát nd từng phần?
HĐ2: Hướng dẫn hs đọc hiểu văn bản
TT 1: Tác giả đã quan niệm như thế nào về lòng nhân nghĩa?Nhân nghĩa là phải làm gì?
 TT 2: Lòng yêu nước,tự hào dân tộc được thể hiện cụ thể như thế nào?
TT 3: Ng Trãi đã tự hào về những gì của dân tộc ta?Từ những yếu tố nào, Ng trãi đã khẳng định Đại Việt là một quốc gia độc lập?
TT 4: Lòng tự hào dân tộc ấy có giá trị như thế nào trong vấn đề ngoại giao với giặc?(Nói Đ Việt là quốc gia độc lập nhằm khẳng định điều gì?)
TT 5: Giặc minh đã gây ra cho nhân dân,đất nước ta những tội ác gì?
TT 6: Hình ảnh kẻ thù hiện lên như thế nào dưới ngòi bút của Ng Trãi? Em có nhận xét gì về nghệ thuật thể hiện,giọng văn?
TT 7: Tâm trạng, cảm xúc của tác giả ?
TT8:Hình ảnh vị lãnh tụ nghĩa quân được khắc họa như thế nào? 
TT 9: Trong buổi đầu cuộc khởi nghĩa,nghĩa quân đã gặp khó khăn như thế nào?
TT 10: Trận đánh được tái hiện như thế nào?Khí thế, kết quả của quân ta và quân địch?
TT 11: Để tái hiện được diễn biến trận đánh sôi nổi, quyết liệt như thế, tác giả đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật gì?
TT 12: Lời tuyên bố hòa bình của tác giả khẳng định điều gì?
HĐ 3: Hs tổng kết nội dung , nghệ thuật của tác phẩm.
TT 1: Tổng kết nội dung được thể hiện trong tác phẩm?
TT 2: Tổng kết thành công về nghệ thuật của tác phẩm? 
TT 3: Gọi hs đọc phần ghi nhớ sgk
I.Giới thiệu:
 1.Hoàn cảnh sáng tác:
1428 sau chiến thắng khởi nghĩa Lam Sơn,Ng Trãi thay mặt vua Lê viết ĐCBN tuyên bố nền hòa bình độc lập.
 2.Thể loại:
Thể cáo,lối văn biền ngẫu
 3.Bố cục:
-Phần 1: Lập trường của cuộc khởi nghĩa
-Phần 2: Tố cáo tội ác của giặc Minh
-Phần 3: Lược thuật quá trình khởi nghĩa
-Phần 4: Tuyên bố hòa bình
II Đọc hiểu:
 1. Lập trường của cuộc khởi nghĩa:
-Tư tưởng nhân nghĩa:.Thương yêu,chăm lo cho hạnh phúc nhân dân.
 .Trừ bạo ngược.
®Tư tưởng sáng ngời chính nghĩa.
-Lòng yêu nước,tự hào dân tộc:xác định độc lập chủ quyền
*Đại Việt- Nền văn hóa riêng: “vốn xưng văn hiến”
 -Phong tục tập quán riêng: “ptục Bắc_Nam cũng khác”
 -Lãnh thổ địa lí riêng: “núi sông bờ cõi đã chia”
 -Nền chính trị độc lập: “Triệu,Đinh…gây nền độc lập”
 -Nhân tài: “hào kiệt đời nào cũng có”
®Tự hào về dân tộc với truyền thống văn hóa lâu đời.
 Phản bác tư tưởng ngạo mạn của Hán triều.
-Giọng văn: sôi nổi ,hùng hồn, đanh thép.
-Lối viết: sánh đôi,đối chiếu Đại Việt-Ttrung Quốc; Bắc-Nam
ÞKhẳng định:
 + Đ Việt là 1 quốc gia độc lập,bình đẳng, ngang hàng.
 +Cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm của ta là chính nghĩa
 +Giặc Minh xâm lược,làm điều bạo tàn: phi nghĩa.
 2.Tố cáo tội ác của giặc Minh:
-Tội ác gián tiếp(tinh thần): Dối trời,lừa dân…
®Mượn chiêu bài: “Phù Trần diệt Hồ” : cướp nước ta.
-Tội ác trực tiếp: 
 +Tàn sát nhân dân: Nướng dân đen,vùi con đỏ
 +Bóc lột: thuế khóa, phu phen,cống nộp
 +Diệt sản xuất: tan tác cả nghề canh cửi
 +Diệt sự sống: tàn hại côn trùng, cây cỏ.
-“Thằng há miệng, đứa nhe răng…
 Độc ác thay! Trúc Nam Sơn…
 Dơ bẩn thay! Nước Đông Hải..
®Giặc Minh: Hành vi man rợ, tội ác tày trời, như loài thú dữ không còn tính người.Nghệ thuật cường điệu,so sánh ngầm, câu văn biền ngẫu, đối ý.Giọng văn đanh thép như một bản cáo trạng hùng hồn, sắc bén.
ÞNỗi đau đớn, căm phẫn trước tội ác tày trời của giặc.
3. Lược thuật quá trình khởi nghĩa
 a.Buổi đầu khó khăn:
-Lãnh tụ nghĩa quân:
 +Có lòng yêu nước, ưu tư, chịu khổ, cầu hiền
 +Có ý chí quyết tâm
 +Yêu thương nhân dân
 +Có chiến thuật, sách lược đúng đắn
-Khó khăn:
 +Thiếu nhân tài
 +Quân thù hung bạo
 +Quân ít, lương thiếu
 b.Diễn biến trận đánh:
 Ta:
-Trận Bạch Đằng, Trà Lân:
Càng đánh càng hăng, thắng lợi liên tiếp,dồn dập,thế mạnh như chẻ tre.
-Trận Ninh Kiều, Tốt Động:
Hăng lại càng hăng
-Trận Chi Lăng, Xương Giang:
 +Chiến lược đúng đắn “điều binh thủ hiểm, chặn mũi tiên phong, tuyệt nguồn lương thực”
 + Khí thế dũng mãnh “ Gươm mài đá…tan tác chim muông”
®Thắng lợi vẻ vang
 Địch:
-Nín thở cầu thoát thân.
-Trí cùng lực kiệt, máu chảy thành sông,thây chât đầy nội
 + Hoảng sợ “khiếp vía, vỡ mật”
 +Thất bại nhục nhã “như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng, máu trôi đỏ nước”
®Thất bại thảm hại
*Nghệ thuật: liệt kê,đối lập,cường điệu, so sánh , tương phản
Câu văn giàu hình ảnh, nhạc điệu, giọng văn mạnh mẽ, đanh thép
ÞKhí thế dũng mãnh, thắng lợi vẻ vang của quân ta và sự thất bại liên tiếp của quân giặc.
 4.Tuyên bố hòa bình:
Câu văn ngắn gọn, đanh thép: 
 +khẳng định nền thái bình muôn thuở
 +khẳng định niềm tin vào tương lai của dân tộc
 + khẳng định ý nghĩa vĩ đại của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Þ Mở ra thời kì hòa bình, độc lập cho dân tộc.
III.Tổng kết:
 1.Nội dung:
Bài cáo nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, truyền thống đấu tranh anh hùng, bất khuất và tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp của dân tộc
2. Nghệ thuật:
Tác giả đã sử dụng thành công hàng loạt các biện pháp nghệ thuật đặc sắc: ẩn dụ , cường điệu, so sánh, liệt kê, hình ảnh tượng trưng…Âm điệu hào hùng.Giọng văn lúc trầm lắng suy tư, lúc hào hùng sôi nổi. Kết hợp hài hòa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương đậm nét.
*Ghi nhớ: sgk
D.Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới:
-Nắm : khí thế ác liệt của hai bên qua lời văn hào hùng, đanh thép của Nguyễn Trãi để thấy rõ đây là áng văn chính luận kiệt xuất.
-Học bài, soạn bài: “Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh”

File đính kèm:

  • doc64,65 Dai cao binh Ngo(tac pham).doc
Giáo án liên quan