Một số vấn đề cơ bản của văn học dân gian Việt Nam qua các tác phẩm chương trình ngữ văn 10

I. Mục tiêu bài học:

- Nắm được các đặc trưng cơ bản của VHDG; những đặc điểm chính của một số thể loại VHDG đã học.

- Hiểu rõ vị trí, vai trò to lớn về nội dung và nghệ thuật của VHDG trong quan hệ với nền văn học viết và đời sống văn hóa dân tộc.

- Bước đầu biết cách đọc – hiểu tác phẩm VHDG theo đặc trưng thể loại.

- Biết phân tích vai trò, tác dụng của VHDG qua những tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) đã học.

- Trân trọng và yêu thích những tác phẩm VHDG của dân tộc.

- Có ý thức vận dụng những hiểu biết chung về VHDG trong việc đọc – hiểu văn bản VHDG cụ thể.

II. Tiến trình tổ chức tiết dạy:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp (11).

2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Trình bày bộ phận VHDG của VHVN?

 

doc12 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 2393 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề cơ bản của văn học dân gian Việt Nam qua các tác phẩm chương trình ngữ văn 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ý nghĩa biểu tượng có giá trị biểu cảm cao; ngoài ra còn là nghệ thuật sử dụng những yếu tố phiếm chỉ từ láy, hoặc sự thay đổi vần, nhịp thơ.
* Chùm ca dao hài hước:
- Nội dung là những tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào hoặc tiếng cười châm biếm, phê phán. Qua đó thể hiện lòng yêu đời, tâm lí lạc quan, triết lí sống lành mạnh của người lao động.
- Những cảm xúc trên được bộc lộ bằng những lối diễn đạt thông minh, hóm hỉnh (dùng các thủ pháp đối lập, thậm xưng để chế giễu hoặc vui đùa).
TIẾT 3
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
GVG:
Đăm Săn tiêu biểu cho tinh thần bất khuất, chiến đấu dũng cảm của người anh hùng vì hạnh phúc cộng đồng; An Dương Vương dù bị thất bại trước âm mưu của Triệu Đà vẫn tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của dân tộc; Tấm tiêu biểu cho lòng yêu đời, ham ống của những người lao động bị áp bức trong xã hội cũ.
Ÿ HS lắng nghe.
II. Những giá trị cơ bản của VHDG qua các tác phẩm đã học:
1/ Giá trị nội dung:
- Phản ánh chân thực cuộc sống lao động, chiến đấu để dựng nước và giữ nước của dân tộc.
- Thể hiện truyền thống dân chủ và tinh thần nhân văn của nhân dân.
- Bộc lộ đời sống tâm hồn phong phú, tinh tế và sâu sắc của nhân dân (yêu đời, lạc quan, yêu cái thiện, cái đẹp trong cuộc sống, căm ghét cái xấu, sự độc ác, sống tình nghĩa, thủy chung,).
- Tổng kết những tri thức, kinh nghiệm của nhân dân về mọi lĩnh vực trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình.
- Giáo viên yêu cầu HS trình bày giá trị nghệ thuật VHDGVN?
Ÿ HS suy nghĩ, phát biểu.
2/ Giá trị nghệ thuật:
- Xây dựng được những mẫu hình nhân vật đẹp, tiêu biểu cho truyền thống quý bau của dân tộc.
- Văn học dân gian là nơi hình thành nên những thể loại văn học cơ bản và tiêu biểu cho nhân dân lao động sáng tạo nên. Văn học dân gian còn là “kho” lưu giữ những thành tựu ngôn ngữ nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc mà các thế hệ đời sau cần học tập và phát huy.
TIẾT 4
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Giáo viên yêu cầu HS trình bày Vai trò và tác dụng trong đời sống tinh thần của xã hội?
Ÿ HS suy nghĩ và phát biểu.
III. Vai trò và tác dụng của VHDG trong đời sống tinh thần của xã hội và trong văn học dân tộc:
1/ Vai trò và tác dụng trong đời sống tinh thần của xã hội:
- VHDG nêu cao những bài học về phẩm chất tinh thần truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan, ý chí đấu tranh bền bỉ để giải phóng con người khỏi bất công, ý chí độc lập, tự cường, niềm tin bất diệt vào cái thiện.
- VHDG góp phần quan trọng bồi dưỡng cho con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghĩ, lối sống tích cực và lành mạnh.
- Giáo viên yêu cầu HS trình bày Vai trò và tác dụng trong nền văn học dân tộc?
Ÿ HS suy nghĩ và trả lời.
2/ Vai trò và tác dụng trong nền văn học dân tộc:
- Nhiều tác phẩm VHDG đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật của thời đại đã qua mà các nhà văn cần học tập để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị.
- VHDG mãi mãi là ngọn nguồn nuôi dượng, là cơ sở của Văn học viết về các phương diện đề tài, thể loại, văn liệu,
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
Xem chủ đề 6: “Những lỗi về diễn đạt trong việc viết bài văn”.
Tuần: 5;6;7;8
Tiết: 5;6;7;8
Ngày soạn: 12/09/2010
Ngày dạy: 14; 22; 29 /09/2010	
Chủ đề 6
NHỮNG LỖI VỀ DIỄN ĐẠT TRONG VIỆC VIẾT BÀI VĂN
I. Mục tiêu bài học:
- Nhận thức được yêu cầu về diễn đạt trong một bài văn và những lỗi thường mắc phải khi viết văn.
- Có kĩ năng phân tích và chữa lỗi về diễn đạt trong bài văn, để hoàn thiện và nâng cao kĩ năng diễn đạt khi viết văn.
- Nâng cao thái độ thận trọng khi viết văn, có ý thức diễn đạt đúng và thích hợp khi viết văn.
II. Tiến trình tổ chức tiết dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp (1/).
2. Kiểm tra bài cũ:
	? Trình bày những giá trị của VHDG qua các tác phẩm đã học?
3. Vào bài mới:
TIẾT 1
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Thế nào là kĩ năng diễn đạt?
? Kĩ năng diễn đạt bao gồm những phương diện nào?
Ÿ HSTL.
Ÿ HS phân biệt nghĩa của các từ ở ví dụ.
I. Khái quát và kĩ năng diễn đạt trong bài văn:
1. Khái niệm kĩ năng diễn đạt:
- Kĩ năng diễn đạt là kĩ năng biểu hiện được nhận thức, tình cảm của mình bằng phương tiện ngôn ngữ khiến cho người đọc (hoặc người nghe) lĩnh hội được đầy đủ, chính xác những nội dung đó.
- Kĩ năng diễn đạt bao gồm:
+ Kĩ năng viết chữ và sử dụng các kí hiệu thuộc về chữ viết.
+ Kĩ năng dùng từ sau cho đúng và hay.
Ví dụ: Yêu cầu HS phân biệt nghĩa và cách dùng của các từ ngữ sau:
+ Nhỏ nhẹ / nhỏ nhắn / nhỏ nhoi / nhỏ nhẻ / nhỏ nhen / nhỏ bé / nhỏ xíu.
+ Ngoan cường / ngoan cố.
+ Kĩ năng đặt câu: đúng quy tắc cấu tạo của tiếng Việt.
+ Kĩ năng liên kết câu.
+ Kĩ năng tách đoạn và liên kết đoạn.
TIẾT 2
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Có những yêu cầu cơ bản nào trong diễn đạt?
? Thế nào là diễn đạt nhất quán không mâu thuẫn?
- GV sẽ đọc cho HS một số đoạn văn thực hiện tốt các cách diễn đạt trong bài viết.
Ÿ HSTL.
Ÿ HS phát biểu.
Ÿ HS lắng nghe.
2. Một số yêu cầu cơ bản về diễn đạt trong bài viết:
a) Cần diễn đạt cho gãy gọn, trong sáng.
b) Cần diễn đạt cho chặt chẽ, nhất quán, không mâu thuẫn.
c) Cần diễn đạt ngắn gọn, giản dị, tránh cầu kì, sáo rỗng.
d) Cần diễn đạt phù hợp với phong cách ngôn ngữ của bài văn.
TIẾT 3
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Giáo viên tổ chức cho HS cùng tìm hiểu 9 lỗi diễn đạt thường gặp trong bài văn.
Ÿ HS lắng nghe.
3. Phân tích và chữa một số lỗi về diễn đạt:
a) Diễn đạt tối nghĩa, quan hệ ý nghĩa không rõ ràng, mạch lạc.
Ví dụ:
b) Diễn đạt dài dòng, lủng củng “dây cà ra dây muống”.
Ví dụ:
c) Diễn đạt có mâu thuẫn, không nhất quán.
Ví dụ:
d) Diễn đạt không đúng quan hệ lập luận.
Ví dụ:
e) Diễn đạt rời rạc, đứt mạch, thiếu sự liên kết.
Ví dụ: 
g) Diễn đạt trùng lặp.
Ví dụ:
h) Diễn đạt sáo rỗng.
Ví dụ:
i) Diễn đạt vụng về, thô thiển.
Ví dụ:
k) Diễn đạt không phù hợp với phong cách ngôn ngữ bài văn.
TIẾT 4
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV tổ chức TLN (4 nhóm, 3/) mỗi nhóm 01 đoạn văn.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn và xác định lỗi.
- GV yêu cầu HS đặt dấu chấm, phẩy thích hợp.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 HS/2/.
CÂU HỎI BÀI TẬP
1. Phân tích và chữa lỗi diễn đạt trong những đoạn văn sau:
a) Diễn đạt trùng lặp.
b) Diễn đạt vụng về, thô thiển.
- Diễn đạt không phù hợp với PCNN bài văn.
c) Diễn đạt sáo rỗng.
2. Phân tích và chữa lỗi việc sử dụng quan hệ từ trong 2 đoạn sau:
a) Với à được.
b) Vào à những.
3. Khoanh tròn vào lỗi diễn đạt mà đoạn văn sau mắc phải:
Diễn đạt mâu thuận, không nhất quán.
4. Đặt dấu câu cần thiết và viết hoa những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
Hai vợ chồngThúy Kiều, thúy Vân , Thúy Vân và Vương Quan . Hai người con giá có nhan sắc vẹn toàn . Trong lần đi tảo mộ , Thúy Kiều gặp Kim Trọng , một người bạn của Vương Quan . 
à 03 dấu phẩy, 03 dấu chấm.
5. Phân tích việc dùng quan hệ từ trong các câu sau và chữa lại lỗi diễn đạt:
 a) à Vì thế, trong một số trường học, để giúp HS hiểu biết về luật giao thông , nhà trường đã dùng nhiều biện pháp hướng dẫn cho HS.
b) à Người dân sống ở thành phố dễ bị bệnh hơn người dân sống ở vùng nông thôn. Vì tỷ lệ người dân ở thành phố lớn, không khí lại bị ô nhiễm, còn ở nông thôn không khí ít bị ô nhiễm bởi có ít nhà máy và xe cộ.
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
Xem chủ đề 5: “Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng Việt, thực hành sửa lỗi”.	
Chủ đề 6
Tuần: 9;10;11;12
Tiết: 9;10;11;12
Ngày soạn: 10/10/2010
Ngày dạy: 16/10/2010	
NHỮNG LỖI VỀ DIỄN ĐẠT
 TRONG VIỆC VIẾT BÀI VĂN
I. Mục tiêu bài học:
- Nắm vững những yêu cầu sử dụng tiếng Việt về phương diện ngữ âm, chữ viết, dung từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách ngôn ngữ.
- Nhận diện được những lỗi trong thực tiễn sử dụng tiếng Việt ở những phương diện: phân tích được lỗi, chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi và có kĩ năng sửa chữa lỗi.
- Nâng cao tình cảm yêu quý tiếng Việt, thái độ cẩn trọng khi nói và viết bằng tiếng Việt.
II. Tiến trình tổ chức tiết dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp (1/).
2. Kiểm tra bài cũ:	
3. Vào bài mới:
TIẾT 1
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
? Yêu cầu sử dụng tiếng Việt gồm những chuẩn mực nào?
" Yêu cầu HS phân tích các ví dụ minh họa ứng với từng chuẩn mực.
-GV yêu cầu Hs phân biệt:
Bàng quan / bàn quan.
? Câu đúng kết cấu ngữ pháp tiếng Việt là câu như thế nào?
? Kể một vài phong cách ngôn ngữ mà em biết?
Ÿ HSTL.
Ÿ HS phân biệt.
Ÿ HSTL.
Ÿ HS kể.
I. Khái quát về những yêu cầu sử dụng tiếng Việt:
1. Sử dụng đúng các phương tiện ngôn ngữ theo các chuẩn mực của tiếng Việt:
a) Chuẩn mực về ngữ âm:
- Viết theo phát âm của chuẩn tiếng Việt.
- Viết theo những quy định hiện hành của chữ quốc ngữ.
- Viết theo các quy tắc viết hoa và quy tắc viết từ ngữ gốc tiếng nước ngoài.
b) Chuẩn mực về dung từ:
- Dùng đúng hình thức âm thanh và cấu tạo của từ.
- Dùng đúng ý nghĩa của từ, cả ý nghĩa cơ bản và ý nghĩa sắc thái biểu cảm.
- Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp của từ.
c) Chuẩn mực về đặt câu:
- Câu cần cấu tạo đúng về mặt kết cấu ngữ pháp của tiếng Việt.
- Câu cần đúng nội dung ý nghĩa.
- Câu cần được đánh dấu câu thích hợp.
d) Chuẩn mực về cấu tạo văn bản:
- Văn bản phải có sự lien kết chặt chẽ giữa các câu.
- Văn bản cần được tổ chức theo kết cấu mạch lạc.
e) Chuẩn mực về phong cách ngôn ngữ:
Phong cách chi phối cách dung từ, đặt câu, tổ chức văn bảnvà cả chữ viết, kí hiệu, văn tự trong văn bản.
TIẾT 2
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
" Phân tích ví dụ để thấy được cái hay, cái đẹp trong cách tạo cấu tứ, nhịp điệu thơ của Thép mới.
? Xác định các BPTT sử dụng trong đoạn thơ trên?
Ÿ HS phân tích.
Ÿ HS xác định.
2. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao:
a) Đối với ngữ âm và chữ viết:
Sử dụng âm, thanh, vần nhạc điệu,tạo âm hưởng thích hợp, nâng cao hiệu quả biểu đạt tư tưởng, tình cảm, cảm xúc.
b) Đối với từ ngữ:
Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,để tăng hiệu quả biểu đạt.
c) Đối với câu:
Sử dụng các phép tu từ về đặt câu: phep đảo, phép đối, phép điệp, phép song hành cú pháp,để đạt hiệu quả giao tiếp c

File đính kèm:

  • docGIAO AN TU CHON NV 10 (10-11).doc
Giáo án liên quan