Giáo án Ngữ văn 10 - Bài viết số 1
I. Mục tiêu đề kiểm tra
- Kiểm tra kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình ngữ văn 11
- Kiểm tra đánh giá kĩ năng vận dụng những kiến thức cơ bản về văn nghị luận về tư tưởng đạo lí.
II. Hình thức kiểm tra.
- Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: Tự luận trong vòng 45 phút.
III. Thiết lập ma trận
Trường THPT Lương Thế Vinh BÀI VIẾT SỐ 1 Tổ Ngữ văn Môn Ngữ văn 11(CTC)Năm học 2014 - 2015 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Mục tiêu đề kiểm tra - Kiểm tra kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình ngữ văn 11 - Kiểm tra đánh giá kĩ năng vận dụng những kiến thức cơ bản về văn nghị luận về tư tưởng đạo lí. II. Hình thức kiểm tra. Tự luận Cách tổ chức kiểm tra: Tự luận trong vòng 45 phút. III. Thiết lập ma trận Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng 1. Làm văn - Nghị luận xã hội Tích hợp kiến thức kĩ năng đã học để viết bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí 100%= 10 điểm Số câu: 1 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% 1 10 100% 100%= 10 điểm Tổng: 1 câu Số điểm:10 Tỉ lệ: 100% 10 điểm 100% IV. Biên soạn đề kiểm tra Đề bài: Suy nghĩ của anh/ chị về mối quan hệ giữa tài và đức. .........Hết.......... V. Hướng dẫn chấm, biểu điểm Câu Đáp án Điểm Câu 1: (10. điểm) Suy nghĩ của anh/ chị về mối quan hệ giữa tài và đức 10 điểm 1. Yêu cầu về kỹ năng : - Có kỹ năng viết một bài văn nghị luận xã hội : phân tích đề, lập dàn ý, diễn đạt thành các đoạn văn cụ thể và liên kết thành một bài văn nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí - Bố cục bài viết rõ ràng, luận điểm chặt chẽ, văn viết trôi chảy, có cảm xúc. - Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức : HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau đây : - Giải thích khái niệm “tài và đức”: Tài là nói tới trình độ, năng lực và khả sáng tạo của con người. Đức là nói tới phẩm chất và nhân cách của con người. - Bàn luận vấn đề +Tài và đức là hai mặt quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách của con người. + Nếu chỉ chú trọng đến tài và không quan tâm đến đức sẽ dẫn đến sự lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, thiếu sự phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện bản thân. + Thậm chí quá coi trọng tài mà không chú ý đến đức sẽ dẫn đến những suy nghĩ và hành động gây tác hại cho bản thân, cộng đồng và xã hội. +Nếu chỉ lo phấn đấu tu dưỡng đức mà không quan tâm đến việc nâng cao trình độ, năng lực và khả năng sáng tạo của bản thân thì cũng không thế có nhiều đóng góp tốt cho cộng đồng và xã hội. +Giải quyết tốt mối quan hệ hài hoà, gắn bó giữa tài và đức sẽ giúp con người phát triển toàn diện và có nhiều đóng góp hữu ích cho xã hội. - Bài học nhận thức và hành động: Phải biết trau dồi, rèn luyện bản thân cả trình độ, năng lực và phẩm chất. 2,0 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 0.5 Duyệt của TTCM GVBM: Nguyễn Thị Huyền Trang
File đính kèm:
- suy nghi ve moi quan he giua tai va duc.doc