Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 14, 15

A.Mục tiêu bài học: Giúp HS

-Hiểu được trí tuệ và tình yêu chung thủy là hai phẩm chất cao đẹp của nhân vật trong sử thi Ô-đi-xê.

-Thấy được nghệ thuật trần thuật đầy kịch tính và cách thể hiện tâm lý, tính cách nhân vật trong đoạn trích.

B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học

 1.Phương tiện thực hiện :

 -SGK, SGV, TLTK

 -Thiết kế bài học

 2.Cách thức tiến hành dạy học:

 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp

 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.

C.Tiến trình tổ chức dạy học:

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2567 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 14, 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên phân môn 	: đọc văn
Tiết 	 	: 14,15
Ngày soạn 	: 20/09/09
Tên bài mới : UY-LIT-XƠ TRỞ VỀ
 ( Trích : Sử thi Ô-đi-xê )-Hô-me-rơ
A.Mục tiêu bài học: Giúp HS
-Hiểu được trí tuệ và tình yêu chung thủy là hai phẩm chất cao đẹp của nhân vật trong sử thi Ô-đi-xê.
-Thấy được nghệ thuật trần thuật đầy kịch tính và cách thể hiện tâm lý, tính cách nhân vật trong đoạn trích.
B.Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành dạy học
 1.Phương tiện thực hiện :
 -SGK, SGV, TLTK
 -Thiết kế bài học
 2.Cách thức tiến hành dạy học:
 -Tổ chức giờ dạy theo hình thức trao đổi, thảo luận, sử dụng phương pháp quy nạp
 -Tổ chức cho hs luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức.
C.Tiến trình tổ chức dạy học:
 1.Ổn định lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ:Đặc điểm của VBVH về ngôn từ, hình tượng?Lấy VD làm rõ.
 3.Giới thiệu bài mới: Nền văn minh cổ đại TG đã để lại nhiều thành tựu rực rỡ. Một trong những thành tựu chói sáng của VH Hi Lạp cổ đại là 2 bộ sử thi, anh hùng ca I-li-at và Ô-đi-xê của Hô-me-rơ.Đoạn trích “Uy-lit-xơ trở về” trích từ tp Ô-đi-xê.
 4.Tìm hiểu bài:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
HĐ 1: HDHS tìm hiểu chung
TT 1: Vài nét về tg?
TT 2: Sử thi Ô-đi-xê đề cao điều gì? Vì sao?(tp viết trong thời kì: +người Hi Lạp mở rộng hoạt động ra biển cả→con người cần trí tuệ, sáng suốt, mưu trí
 + người Hi Lạp chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ, xây dựng gđ, các mối qhệ tình cảm : gđ, quê hương được đề cao
TT 3: HS đọc phần tóm tắt tp.
TT 4: Đọc đoạn trích : phân vai
Nêu vị trí, khái quát nội dung ĐT?
HĐ 2: HDHS tìm hiểu ĐT
TT 1: Tâm trạng của Pê-nê-lốp khi nghe nhũ mẫu báo tin?
TT 2: tại sao nàng không tin lời nhũ mẫu?
TT 3: dưới tác động của nhũ mẫu, tâm trạng Pê-nê-lốp chuyển biến ra sao?
TT 4: Em có nhận xét gì về thái độ của Tê-lê-mác? Trước sự tác đọng của Tê-lê-mác tâm trạng Pê-nê-lốp ra sao?
TT 5: Nhận xét của em về cuộc đấu trí gián tiếp của P & U thông qua Tê-lê-mác?
TT 6: Cuộc đấu trí trực tiếp của họ diễn ra ntn?
GV: Uy-lit-xơ nhắc lại từng kỉ niệm về chiếc giường: gợi lại ty, t/cảm vc gắn bó
TT 7: Tình cảm của Pê-nê-lốp có sự chuyển biến ra sao?Nhận xét về tính cách của 2 nhân vật?
TT 8: HS thảo luận, nhận xét về đặc điểm nghệ thuật của sử thi thể hiện trong đoạn trích.
HĐ 3: HDHS tổng kết
I.Giới thiệu:
 1.Tác giả : Hô-me-rơ (sgk)
 2.Sử thi Ô-đi-xê
-Nhân vật Uy-lit-xơ : lí tưởng hóa sức mạnh kì diệu của trí tuệ
-Tp dựng lên những mẫu mực về quan hệ tình cảm: tình yêu quê hương, gia đình.
3.Đoạn trích:
-Khúc ca XXIII
-Uy-lit-xơ trở về trong vai một người hành khất. Pê-nê-lốp lúc đầu không nhận ra chồng nhưng qua thử thách, nàng đã khẳng định đây chính là chồng mình.Cuối cùng, cả gia đình họ đã được đoàn tụ, hạnh phúc.
II.Đọc hiểu:
 1.Tác động của nhũ mẫu:
-Nhũ mẫu Ơ-ri-clê báo tin Uy-lit-xơ đã về
-Pê-nê-lốp không tin: “Già hãy khoan hí hửng reo cười”
-Nàng nghi hoặc: “một mình chàng k thể giết bọn cầu hôn, chàng đã ra đi 20 năm, đã chết”
-Sắp gặp Uy-lit-xơ, nàng phân vân: “k biết đứng xa xa hay lại gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay...”
-Gặp Uy-lit-xơ: “ngồi lặng thinh, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, lúc không nhận ra chồng...”
 2.Tác động của Tê-lê-mác:-Trách mẹ gay gắt: “mẹ tàn nhẫn, độc ác quá chừng”
→sốt ruột, nôn nóng><bình tĩnh, kiên nhẫn của Uy-lit-xơ
-Pê-nê-lốp càng phân vân, xúc động: “lòng mẹ kinh ngạc quá chừng, mẹ không sao nói được một lời”
 3.Cuộc đấu trí giữa Pê-nê-lốp và Uy-lit-xơ:
- Gián tiếp: 
Pê-nê-lốp và Uy-lit-xơ đối thoại với Tê-lê-mác
 +Pê-nê-lốp lịch sự, tế nhị, kín đáo “ thế nào mẹ và cha con cũng nhận ra nhau” →ngầm thông báo ý định thử thách
 +Uy-lit-xơ: bình tĩnh, tự tin, trí tuệ “mẹ con muốn thử thách cha...” →nhận ra ý định thử thách của vợ, rất hiểu vợ
-Trực tiếp:
 +Pê-nê-lốp: thử Uy-lit-xơ: bảo nhũ mẫu khiêng chiếc giường- bí mật của 2 vợ chồng
 +Uy-lit-xơ: nêu ra bí mật về chiếc giường: tỉ mỉ, lời lẽ khôn ngoan
→Pê-nê-lốp khẳng định chính là Uy-lit-xơ: “bủn rủn tay chân, nước mắt chan hòa,ôm lấy cổ chồng”, hạnh phúc vô bờ
=>Pê-nê-lốp: thận trọng, thông minh, thủy chung
 Uy-lit-xơ: bản lĩnh, trí tuệ, chung thủy, yêu gđ & quê hương
 4.Nghệ thuật:
-Giàu định ngữ: Pê-nê-lốp khôn ngoan, thận trọng, Uy-lit-xơ cao quý, nhẫn nại , Ơ-ri-clê hiền thảo
-Giàu hình ảnh so sánh, liên tưởng: hình ảnh người đi biển bị bão vào được bờ so sánh với hạnh phúc của Pê-nê-lốp khi gặp lại chồng
-Miêu tả tâm lí qua cách ứng xử, lời nói, miêu tả sự vật một cách chi tiết
III.Tổng kết:
Tp là bài ca ca ngợi hạnh phúc gia đình, tình yêu, lòng chung thủy của người Hi Lạp cổ đại.
D.Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới:
-Nắm : +tình cảm thủy chung, sự khôn ngoan mưu trí của 2 vợ chồng Pê-nê-lốp và Uy-lit-xơ
 +nghệ thuật đặc sắc của sử thi
-Tiết sau : Trả bài viết

File đính kèm:

  • doc14,15 U tro ve.doc
Giáo án liên quan