Giáo án môn Tin học Khối 12 - Tiết 6: Hệ quản trị CSDL

A. PHẦN CHUẨN BỊ

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

- Biết được vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL.

 - Biết các bước xây dựng CSDL.

 2. Kỹ năng:

- Nắm được vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL.

 - Nắm được các bước xây dựng CSDL.

 3. Thái độ:

- Qua bài giảng, học sinh có hứng thú, say mê với môn học, thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng tin học trong quản lý.

II. PHẦN CHUẨN BỊ

 1. Chuẩn bị của thầy giáo : SGK, TLHDGD, giáo án, sổ điểm .

 2. Chuẩn bị của học sinh : Vở, nháp, SGK, tltk , học bài ở nhà trước khi lên lớp.

 B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP.

 I. ỔN ĐỊNH LỚP:

 II. KIỂM TRA BÀI CŨ: (Kiểm tra 7 phút)

1. Câu hỏi: Hãy nêu các chức năng của hệ QTCSDL?

2. Trả lời:

Chức năng của hệ QTCSDL

a. Cung cấp môi trường tạo lập CSDL

- Khai báo kiểu và cấu trúc dữ liệu.

- Khai báo các ràng buộc.

- Chỉnh sửa cấu trúc.

b. Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu

- Thao tác cập nhật dữ liệu (nhập, sửa, xoá).

- Khai thác(sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo.)

c. Cung cấp công cụ kiểm soát, điểu khiển truy cập vào CSDL

Thụng qua ngôn ngữ đỡều khiển dữ liệu để đảm bảo:

- Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép.

- Duy trì tính nhất quán của dữ liệu.

- Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời.

- Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng và phần mềm.

- Quản lí các mô tả dữ liệu.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học Khối 12 - Tiết 6: Hệ quản trị CSDL, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
./../.
Tiết 6: Hệ quản trị CSDL
Ngày giảng
./../.
A. phần chuẩn bị
	I. mục tiêu
	1. Kiến thức:
- Biết được vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL. 
 	- Biết các bước xây dựng CSDL. 
 2. Kỹ năng:
- Nắm được vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL.
 	 - Nắm được các bước xây dựng CSDL.
 3. Thái độ:
- Qua bài giảng, học sinh có hứng thú, say mê với môn học, thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng tin học trong quản lý.
II. phần chuẩn bị
	1. Chuẩn bị của thầy giáo : SGK, TLHDGD, giáo án, sổ điểm .
 2. Chuẩn bị của học sinh : Vở, nháp, SGK, tltk , học bài ở nhà trước khi lên lớp.
 B. Phần thể hiện trên lớp.
	I. ổn định lớp: 
 II. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 7 phút)
Câu hỏi: Hãy nêu các chức năng của hệ QTCSDL?
Trả lời:
Chức năng của hệ QTCSDL
a. Cung cấp môi trường tạo lập CSDL
- Khai báo kiểu và cấu trúc dữ liệu.
- Khai báo các ràng buộc.
- Chỉnh sửa cấu trúc.
b. Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu
- Thao tác cập nhật dữ liệu (nhập, sửa, xoá).
- Khai thác(sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo..)
c. Cung cấp công cụ kiểm soát, điểu khiển truy cập vào CSDL
Thụng qua ngụn ngữ đỡều khiển dữ liệu để đảm bảo:
- Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép.
- Duy trì tính nhất quán của dữ liệu.
- Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời.
- Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng và phần mềm.
- Quản lí các mô tả dữ liệu.
 III. BàI mới 
Hoạt động 1 (20 phút) Tìm hiểu vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL
Viết bảng
Hđ của giáo viên
HĐ của học sinh
3. Vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL
a) Người quản trị CSDL:
- Là một người hay một nhóm những người có quyền điều hành CSDL.
- Vai trò của người quản trị:
+ Thiết kế và cài đặt CSDL về mặt vật lí.
+ Cấp phát quyền truy cập CSDL.
+ Cấp phần mềm và phần cứng theo yêu cầu.
+ Duy trì hoạt động của hệ thống và đảm bảo thỏa mãn yêu cầu của trình ứng dụng và người dùng.
=> Phải hiểu biết sâu sắc và có kĩ năng tốt trong lĩnh vực CSDL và hệ QTCSDL và môi trường hệ thống.
b) Người lập trình ứng dụng.
- Là những người tạo ra các chương trình ứng dụng để người dùng có thể khai thác thông tin trong CSDL.
c) Người dùng.
- Là những khách hàng có nhu cầu khai thác thông tin trong CSDL. 
- Người dùng tương tác với CSDL thông qua các chương trình ứng dụng đă được viết sẵn có dạng biểu mẫu. 
- Người dùng thường được phân thành từng nhóm, mỗi nhóm có quyền hạn nhất định để truy cập và khai thác CSDL.
Vai trò của con người (nói chung) đối với hệ CSDL?
GV: Công việc của người quản trị có thể bao gồm các công việc sau:
- Bảo trì CSDL: bảo vệ và khôi phục CSDL
- Nâng cấp hệ QTCSDL: bổ sung, sửa đổi để cải tiến chế độ khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng
- Tổ chức hệ thống: phân quyền truy cập cho từng người, từng nhóm người, đảm bảo an ninh cho hệ CSDL
- Quản lý các tài nguyên của CSDL
GV: Xây dựng các chương trình hổ trợ khai thác CSDL trên cơ sở công cụ mà hệ QTCSDL cung cấp. Người lập trình phải tiếp cận với CSDL cụ thể (mẫu hay giả định). Họ làm việc khi CSDL mới được tạp (rỗng) vì chỉ cần thông tin về cấu trúc các tệp trong CSDL.
GV: Đây là tập thể đông đảo nhất những người có quan hệ với CSDL. Mỗi người có nhu cầu khai thác thông tin khác nhau. Họ dựa trên cơ sở các giao diện có sẵn.
GV: có nhiều người hay nhiều nhóm người được người quản trị phân quyền sử dụng khác nhau. Ví dụ: Phụ huynh hay học sinh chỉ xem điểm mà không có quyền cập nhật thông tin.
Suy nghĩ trả lời
Lắng nghe, ghi chép
Lắng nghe, ghi chép
Lắng nghe, ghi chép
Hoạt động 2 (15 phút) Các bước xây dựng CSDL
Hđ của giáo viên
HĐ của Giáo viên
4. Các bước xây dựng CSDL
Bước 1: Khảo sát
- Tìm hiểu các yêu cầu của công tác quản lý
- Xác định các DL cần lưu trữ
- Phân tích các chức năng cần có của hệ thống.
- Xác định khả năng phần cứng, phần mềm.
Bước 2: Thiết kế
- Thiết kế CSDL, lựa chọn hệ QTCSDL.
- Xây dựng hệ thống CT ứng dụng
Bước 3: Kiểm thử:
- Nhập DL cho CSDL
- Chạy thử chương trình.
Thông thường các bước trên phải tiến hành nhiều lần cho đến khi hệ thống có khả năng ứng dụng được.
Giáo viên giới thiệu các bước xây dựng CSDL.
Ví dụ: Quản lý học sinh
- Đối tượng chủ yếu là học sinh, cần phải lưu trữ thông tin của học sinh cả 3 khối trong trường học nhằm đáp ứng nhu cầu: xem kết quả học tập, thống kê báo cáo ...
Hoạt động 3 (2 phút) Củng cố
Vai trò của người quản trị; người lập trình ứng dụng; người dùng.
Các bước để xây dựng CSDL.
Hoạt động 4 (1 phút) HD học sinh học và làm bài tập
Học bài cũ.
Làm các bài tập trong SBT.
Đọc trước bài sau.

File đính kèm:

  • docTin 12 T6.doc
Giáo án liên quan