Một số ý kiến tham luận về: Đổi mới phương pháp dạy học môn Tin học trong trường THPT - Trường THPT Lê Hồng Phong

Cuộc cách mạng KHCN trong những năm gần đây đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống con người. Sự tác động mạnh mẽ của CNTT đến muôn mặt của đời sống xã hội. Hệ thống nhà trường cũng không nằm ngoài sự tác động mạnh mẽ đó.

Công nghệ dạy học giúp cho giáo viên không những nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông mà còn là công cụ, phương tiện để làm một cuộc “cách mạng” trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Không còn lối truyền thụ một chiều, thầy đọc trò ghi mà CNTT đã làm tích cực hóa quá trình dạy học, mang đến một luồng sinh khí mới cho hệ thống các nhà trường phổ thông hiện nay. Do vậy môn Tin học đã được Bộ GD&ĐT đưa vào chương trình học phổ thông trong những năm gần đây và ngày càng có vai trò nhất định trong công cuộc “Đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục”. Trong năm học 2011-2012 thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT với nhiệm vụ : “Năm học tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục” nhóm Tin học trường THPT Lê Hồng Phong- Hà Giang đưa ra một vài ý kiến tham luận về “Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Tin học trong trường THPT” như sau:

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số ý kiến tham luận về: Đổi mới phương pháp dạy học môn Tin học trong trường THPT - Trường THPT Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT HÀ GIANG
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
MỘT SỐ Ý KIẾN THAM LUẬN VỀ:
“Đổi mới phương pháp dạy học môn Tin học trong trường THPT”
Nhóm: Tin học
Đơn vị: Tổ Toán- Tin
Trường: THPT Lê Hồng Phong- TP.Hà Giang- Hà Giang.
Đặt vấn đề:
Cuộc cách mạng KHCN trong những năm gần đây đã làm thay đổi toàn bộ cuộc sống con người. Sự tác động mạnh mẽ của CNTT đến muôn mặt của đời sống xã hội. Hệ thống nhà trường cũng không nằm ngoài sự tác động mạnh mẽ đó.
Công nghệ dạy học giúp cho giáo viên không những nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông mà còn là công cụ, phương tiện để làm một cuộc “cách mạng” trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Không còn lối truyền thụ một chiều, thầy đọc trò ghi mà CNTT đã làm tích cực hóa quá trình dạy học, mang đến một luồng sinh khí mới cho hệ thống các nhà trường phổ thông hiện nay. Do vậy môn Tin học đã được Bộ GD&ĐT đưa vào chương trình học phổ thông trong những năm gần đây và ngày càng có vai trò nhất định trong công cuộc “Đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục”. Trong năm học 2011-2012 thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT với nhiệm vụ : “Năm học tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục” nhóm Tin học trường THPT Lê Hồng Phong- Hà Giang đưa ra một vài ý kiến tham luận về “Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Tin học trong trường THPT” như sau:
 I. MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ
 - Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
 - Nâng cao chất lượng giáo dục là một yêu cầu bức xúc của xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Việc học phải đi đôi với hành, tránh tình trạng Thầy đọc trò chép... vì vậy việc đổi mới PPDH là yêu cầu cấp bách đối với mỗi một giáo viên;
 - Môn Tin học là một bộ môn mới đối với học sinh THPT nên cần có một phương pháp đổi mới dạy và học;
II. NỘI DUNG YÊU CẦU 
1. Hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là: 
 1.1. Tích cực hóa hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo; 
 1.2. Nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; 
 1.3. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; 
 1.4. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh; 
1.5. Tri thức được cài trong những tình huống có dụng ý sư phạm;
1.6. Dạy việc học, dạy tự học thông qua toàn bộ quá trình dạy học;
1.7. Tạo niềm lạc quan học tập dựa trên lao động và thành quả của bản thân người học;
2. Do đặc trưng riêng của phân môn Tin học việc dạy học cần chú trọng: 
 2.1 Kết hợp giữa ôn cũ và giảng mới; 
 2.2 Thực hiện vừa lí thuyết vừa thực hành, kết hợp ôn tập, từng bước hệ thống hóa kiến thức; 
 2.3 Rèn luyện các kĩ năng cơ bản thực hành; 
3. Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đổi mới:
 3.1. Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh;
	Học sinh là chủ thể của hoạt động học, cần phải được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, qua đó, học sinh tự lực khám phá điều mình chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được sắp đặt. Giáo viên không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà hướng dẫn học sinh phát hiện và chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng thông qua các hoạt động, hình thành thói quen vận dụng kiến thức toán học vào học tập các môn học khác và vào thực tiễn. 
 3.2. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm;
- Xây dựng tình huống dạy học (lựa chọn hoạt động; tạo động cơ; đặt HS vào tình huống có vấn đề...)
- Dạy học theo tinh thần phát hiện và giải quyết vấn đề (dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động của HS, thực hiện DH phát hiện và giải quyết vấn đề theo các bước: Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề, phân tích vấn đề, đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề và kiểm tra giải pháp đã đề ra...)
3.3. Dạy và học theo quan điểm CNTT;
Theo quan điểm thông tin, học là quá trình thu nhận thông tin có định hướng, có sự tái tạo và phát triển thông tin. Dạy là phát thông tin và giúp người học thực hiện quá trình trên một cách có hiệu quả.
- Thông tin được hiểu càng có giá trị nếu nó gây ra được sự bất ngờ càng lớn. Trong khoa học người ta đã lượng hóa thông tin theo quan điểm này. Người học như một máy thu có nhiều cửa phát, phải biết tiếp nhận thông tin qua nhiều cửa, phải biết tách thông tin hữu ích ra khỏi rối nhiễu, phải biết biến đổi, lưu trữ, ghi nhớ thông tin trong nhiều bộ nhớ khác nhau, mỗi cửa này tiếp nhận một lọai thông tin được mã hóa riêng biệt. Ta cần tận dụng tất cả các phương tiện để đưa thông tin vào các cửa này. Cần sử dụng tất cả các trang thiết bị hiện đại nhằm chuyển đổi, mã hóa, chế biến thông tin để truyền tin đạt hiệu quả nhất. Theo quan điểm CNTT, để đổi mới phương pháp dạy học, người ta tìm những “Phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn”.
3.4. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học;
	Trong hoạt động dạy học theo phương pháp đổi mới, giáo viên giúp học sinh chuyển từ thói quen học tập thụ động sang tự học chủ động. Muốn vậy, cần truyền thụ những tri thức phương pháp để học sinh biết cách học, biết cách suy luận, biết cách tìm lại những điều đã quên, biết cách tìm tòi để phát hiện kiến thức mới. 
	Trong môn Tin học, các tri thức phương pháp thường là những quy tắc, phương pháp, nói chung là quá trình luyện tập, thực hành. Học sinh cần được rèn luyện các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, tương tự, quy lạ về quen,...Việc nắm vững các tri thức phương pháp nói trên tạo điều kiện cho học sinh có thể tự đọc hiểu được tài liệu, tự làm được bài tập, nắm vững và hiểu sâu các kiến thức cơ bản đồng thời phát huy được tiềm năng sáng tạo của bản thân. 
 3.5. Tăng cường học tập nhóm;
	Phương pháp dạy học đổi mới yêu cầu học sinh ”nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa là học sinh phải có sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình tự lực tiếp cận tri thức mới, phải thực sự suy nghĩ và làm việc một cách tích cực, độc lập, đồng thời phải có mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp: thầy-trò, trò-trò, do đó cần phát huy tích cực của mối quan hệ này bằng các hoạt động hợp tác, tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao được trình độ qua việc vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể. 
 3.6. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò;
	Trong phương pháp dạy học đổi mới, để phát huy vai trò tích cực chủ động của học sinh, giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển khả năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học của mình. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự đánh giá bài làm của bản thân, nhận xét góp ý bài làm, cách phát biểu của bạn, phê phán các sai lầm và tìm nguyên nhân, nêu cách sửa chữa sai lầm. 
III. BIỆN PHÁP
 - Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thể hiện được đầy đủ các đặc trưng nói trên, giáo viên cần kế thừa, phát huy các mặt tích cực trong phương pháp truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, trực quan,...).
 - Yêu cầu HS khắc sâu lí thuyết, các bước để đạt được trong bài thực hành.
 - Luyện tập, thực hành nghiêm túc;
 - Quan sát giờ thực hành của Học sinh để phát hiện những thiếu sót khắc phục kịp thời;
- Cần kết hợp tốt dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. VD: GV nên đặt các câu hỏi để tạo ra các tình huống để HS đưa ra ý kiến của mình. Với các khái niệm mới, GV cần nêu nguyên nhân, xuất xứ của của khái niệm, sao đó mới diễn giải về khái niệm. Chẳng hạn như HĐH, mã hoá dữ liệu, chương trình dich, giao thức cần tập trung vào vai trò, ví trí của chúng;
 - Chú trọng dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ, cũng như tăng cường tổ chức học tập của HS thông qua các HĐ nhóm.
- Tích cực khai thác vốn hiểu biết của Hs để vận dụng, liên hệ...Ví dụ: SGK Tin 10 có nhiều khái niệm mới, GV cần khai thác vốn hiểu biết của HS, để HS trình bày trước, sau đó GV chính xác hoá;
- Khai thác, sử dụng hợp lý các thiết bị dạy học, tạo điều kiện trực quan để - HS tăng cường HĐ, phát huy tính tích cực, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng. VD: Trong các giờ thực hành giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác của bài thực hành, bằng việc sử dụng máy chiếu. Để chiếu cho học sinh biết cách làm, sau đó học sinh làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên. 
- Dạy Tin học không chỉ ở trường mà ở nhà học sinh có thể tự học, thực hành nhờ có công cụ MTĐT;
- Sử dụng MTĐT ở nhiều khâu, trong đó có kiểm tra, đánh giá;
- Chú ý đến mặt bằng kiến thức học sinh để thực hiện phân hoá học sinh;
- GV nghiên cứu kỹ SGK, khai thác sách giáo viên.
- Dành thời gian hợp lý HS tự nghiên cứu, đọc SGK, thảo luận.
IV. KẾT LUẬN- HẠN CHẾ
 - Do thực trạng của nhà trường về phòng máy tính(máy cũ nhiều, dùng 1 cây 04 màn hình) nên chưa đảm bảo cho các giờ thực hành. Các phòng bộ môn Tin chưa có máy chiếu.
 - Trình độ học sinh ở các khối lớp là chưa đồng đều nên việc tiếp thu lĩnh, hội tri thức của học sinh còn gặp nhiều hạn chế. 
 - Bộ môn Tin học đối với THPT còn rất mới nên học sinh sẽ gặp những bỡ ngỡ nhất định với những tri thức mới.
V. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT
- Đề nghị nhà trường bổ xung thêm một số cây máy tính, mỗi cây là 1 màn hình vì hiện phòng máy đang sử dụng là 01 cây dùng 04 màn hình (đã cũ, chất lượng không được tốt) không đảm bảo cho việc học tập. 
- Nhà trường lắp đặt máy chiếu ở các phòng bộ môn Tin học;
- Nhà trường cần có một kỹ thuật viên, có trách nhiệm quản lý, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy tính thường xuyên.
Trên đây, là một số ý kiến của cá nhân tôi thay mặt cho nhóm Tin, mong các đồng chí đóng góp thêm ý kiến để bản tham luận này được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn các đồng chí đã lắng nghe!
 Hà Giang, ngày 31 tháng 08 năm 2011
 Nhóm tin thực hiện
 Trần Đức Nam
 Trịnh Hồng Hiếu
 Nguyễn Thị Huệ
Tài liệu tham khảo:
1) Phương pháp dạy học chuyên ngành môn Tin học-PGS.TS Lê Khắc Thành- Đại học Sư phạmHà Nội năm-2010.
2) Bộ giáo dục và đào tạo. Kỳ yếu hội thảo, NXB ĐHSP năm 2005
3) Công cụ trợ giúp: 

File đính kèm:

  • docTham luan doi moi ppdh tin hoc.doc