Giáo án Tin học Lớp 12 - Tiết 1+2: Một số khái niệm cơ bản - Lê Xuân Hải

I. Mục tiêu bài dạy:

1) Kiến thức

- Biết các vấn đề thường phải giải quyết trong một bài toán quản lý và sự cần thiết phải có CSDL.

- Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.

- Biết các mức thể hiện của CSDL.

- Biết các yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL.

2) Kỹ năng: Nhận biết được các thao tác xử lí dữ liệu đối với một bài toán quản lí đơn giản.

3) Thái độ:

- Có ý thức khai thác thông tin phục vụ con người và cuộc sống.

 Phân bổ thời lượng: 3 tiết

 Tiết 1 - Bài toán quản lí;

 - Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức.

 Tiết 2. Hệ CSDL:

 - Khái niệm CSDL và hệ CSDL.

 - Các mức thể hiện CSDL

 Tiết 3. Hệ CSDL ( tiếp )

 - Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL

 - Một số ứng dụng

II. Phương tiện dạy và học:

1) Chuẩn bị của Giáo viên: SGK, SGV, bảng VD về hồ sơ của 1 lớp và các hình 4, 5,6.

2) Chuẩn bị của Học sinh: SGK, đọc trước bài ở nhà.

III. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh

IV. Tién trình bài học

1) Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số làm quen với lớp và giới thiệu.

2) Bài cũ:

3) Bài mới:

 

doc9 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 12 - Tiết 1+2: Một số khái niệm cơ bản - Lê Xuân Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h vào vở.
Hoạt động 3: tìm hiểu các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
- Vừa giới thiệu chuyển tiếp về tầm quan trọng của bài toán quản lí vừa nêu đặc trưng của bài toán quản lí và viết tiêu đề “ 2. Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức” lên bảng.
- Có thể đặt vấn đề: tương tự như đối với bài toán quản lí học sinh trong nhà trường, công việc xử lí hồ sơ nói chung đều bao gồm: tạo lập, cập nhật và khai thác hồ sơ. 
- Sau mỗi lần viết các tiêu đề a), b), c) lên bảng, dựa vào SGK để giới thiệu nội dung.
Treo lại bảng hình 1, nêu một số câu hỏi, chẳng hạn: (i) Em hãy nêu ví dụ về cập nhật , khai thác hồ sơ (ii) Mục tiêu các ví dụ mà em ( hoặc bạn em) vừa nêu là gì?
- Nghe giảng và ghi tóm tắt ý chính và tiêu đề vào vở.
- Có thể có câu hỏi với GV.
- Ghi chép tóm tắt các ý chính theo dàn bài của GV.
Chuẩn bị và trã lời các câu hỏi của GV.
Nghe câu trả lời của bạn và đưa ra ý kiến bình luận.
2. Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức
a) Tạo lập hồ sơ:
+ xác định chủ thể quản lý. VD trong bảng 1 chủ thể quản lý là học sinh.
+ xác định cấu trúc hồ sơ. VD trong bảng 1 hồ sơ gồm 11 cột.
+ thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và lưu trữ theo cấu trúc đã xác định.
b) cập nhật hồ sơ:
+ sửa chữa hồ sơ: là việc thay đổi một số thông tin trong hồ sơ khi chúng không còn đúng nữa.
+ bổ sung thêm cá thể vào hồ sơ.
+ xoá khỏi hồ sơ một cá thể.
c) khai thác hồ sơ:
+ sắp xếp hồ sơ theo một tiêu chí nào đó để phù hợp với yêu cầu quản lí của tổ chức.
+ tìm kiếm là việc tra cứu các thông tin có sẵn trong hồ sơ thoã mãn một số điều kiện nào đó.
+ thống kê là cách khia thác hồ sơ dựa trên tính toán để đưa ra các thông tin đặc trưng không có sẵn trong hồ sơ.
+ lập báo cáo: là việc sử dụng các kết quả tìm kiếm, thống kê, sắp xếp các đối tượng để tạo lập hồ sơ mới có nội dung và cấu trúc khuôn dạng theo một yêu cầu cụ thể nào đó
4. Củng cố
Câu 1: Các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một đối tượng nào đó?
Câu 2: Lập bảng thứ 1 trên giấy gồm hai cột, cột 1 đặt tên là Tên môn học để liệt kê tất cả các môn học mà em đang học, cột 2 đặt tên Mã môn học, dùng ký hiệu 1,2,3.... để đặt tên cho từng môn học. Đặt tên cho bảng Môn học.
Câu 3: Lập bảng thứ 2, gồm các cột sau:Mã học sinh, họ tên, ngày sinh,giới tính, địa chỉ, tổ. Chỉ ghi tượng trưng 5 học sinh. Trong đó mỗi học sinh có một mã học sinh duy nhất, có thể đặt A1, A2... Đặt tên bảng DSHS.
Câu 4: Lập bảng thứ 3, gồm các cột sau:Mã học sinh, mã môn học, ngày kiểm tra, điểm. Mỗi học sinh có thể kiểm tra nhiều môn. Đặt tên là Bảng điểm.
5. Dặn dò: 
Rút kinh nghiệm:
Bài 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (tiếp theo)
Mục tiêu bài dạy:
Kiến thức 
- Biết các vấn đề thường phải giải quyết trong một bài toán quản lý và sự cần thiết phải có CSDL.
- Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.
- Biết các mức thể hiện của CSDL.
- Biết các yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL.
Kỹ năng: Nhận biết được các thao tác xử lí dữ liệu đối với một bài toán quản lí đơn giản.
Thái độ:
Có ý thức khai thác thông tin phục vụ con người và cuộc sống.
Phương tiện dạy và học:
Chuẩn bị của Giáo viên: SGK, SGV, bảng VD về hồ sơ của 1 lớp và các hình 4, 5,6.
Chuẩn bị của Học sinh: SGK, đọc trước bài ở nhà. 
Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh
Tién trình bài học
1) Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số. Nắm sơ tình hình:cán bộ lớp, gv chủ nhiệm.
2) Bài cũ: Kiểm tra vở làm bài tập ở nhà của 3 học sinh. Ba HS ghi kết quả làm bài tập tiết 1 lên bảng cùng một lần.
3) Bài mới:
Hoạt động 1: tìm hiểu khái niệm cơ sở dữ liệu và hệ QTCSDL
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
- giới thiệu bảng 1, gợi ý để HS đưa ra câu hỏi trong thực tế:
+ tổ trưởng quan tâm đến thông tin gì?
+ lớp trưởng, bí thư lớp quan tâm đến thông tin gì?
+ GVCN quan tâm thông tin gì?
- diễn giải: trong thực tế các câu hỏi thường gặp rất đa dạng.
- hãy cho biết vì sao có sự đa dạng đó?
- diễn giải: để đáp ứng yêu cầu khai thác thông tin về một tổ chức nào đó, ta phải tổ chức thông tin thành một hệ thống với sự trợ giúp của máy tính điện tử với tốc độ xử lý nhanh. Máy tính giúp việc lưu trữ khai thác thông tin nhanh chóng.
- giới thiệu KN CSDL
- khi nào hồ sơ lớp trong mục 1 được gọi là một CSDL?
- việc tổ chức lưu trữ các bảng trên thiết bị nhớ có lợi gì so với lưu trữ trên giấy?
- Diễn giải: để tạo lập lưu trữ và cho phép nhiều người có thể khai thác cơ sở dữ liệu cần có hệ thống chương trình để người dùng giao tiếp với CSDL.
- Giới thiệu KN Hệ QTCSDL.
- cho HS xem hình 3 SGK. Yêu cầu HS giải thích.
- để khai thác thông tin từ CSDL bằng máy tính cần có yếu tố nào?
- quan sát và theo dõi.
+ có bao hs trong tổ.
+ có bao nhiêu đoàn viên trong lớp.
+ lớp có bao nhiêu HS, điểm TB của mỗi HS.
- do có nhiều người cùng khai thac CSDL và mỗi người có yêu cầu nhiệm vụ riêng.
- Theo dõi và ghi KN.
- khi hồ sơ đó được tổ chức lưu trữ trên thiêt bị nhớ và nhiều người được khai thác.
- có thể sử dụng các lệnh để cập nhật, khai thác nhanh thuận tiện, hiệu quả hơn.
- ghi nhớ KN.
- HS giải thích.
+ CSDL
+ Hệ QTCSDL.
+ Các thiết bị vật lý.
+các phần mềm ứng dụng 
3. hệ CSDL
a) khái niệm CSDL và hệ quản trị CSDL
- KN CSDL (SGK)
- KN hệ quản trị CSDL (SGK)
- người ta dùng thuật ngữ hệ CSDL để chỉ một CSDL cùng với hệ quản trị CSDL quản trị và khai thác CSDL đó.
- để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tinh cần phải có:
+ CSDL
+ Hệ QTCSDL.
+ Các thiết bị vật lý.
+ ngoài ra còn có các phần mềm ứng dụng được xây dựng dựa trên hệ quản trị CSDL để viẹc khai thác CSDL trở nên thuận tiện hơn. Đáp ứng các yêu cầu đa dạng của người dùng.
hoạt động 2: tìm hiểu các mức thể hiện CSDL
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
- giới thiệu cho HS biết tên của 3 mức hiểu về CSDL: mức vật lý, mức khái niệm, mức khung nhìn.
- chọn CSDL quản lí HS trong đó có 2 bảng là hồ sơ HS và Điểm HS.
+ minh hoạ mức hiểu vật lí: hồ sơ HS có dung lượng 3Mb, Điểm HS có dung lượng 10 Mb cả hai bảng được lưu trên ổ đĩa C.
+ minh hoạ mức hiểu khái niệm: hồ sơ HS lưu trữ các thông tin họ tên, ngày sinh, nơi sinh, quê quán.
+ minh hoạ về mức hiểu khung nhìn: GV bộ môn chỉ cần biết họ tên và điểm bộ môn của mình.
- cho HS xem hình 4, 5, 6.
- yêu cầu HS xem SGK và trả lời câu hỏi:
+ mức vật lí của CSDL là gì?
+ mức khải niệm của CSDL là gì?
+ mức khung nhìn của CSDL là gì?
- GV tổng kết và bổ sung câu trả lời của HS.
- một CSDL có bao nhiêu mức vật lí, bao nhiêu mức khái niệm, bao nhiêu mức khung nhìn?
- chú ý theo dõi.
- quan sát hình vẽ và theo dõi diễn giải của GV.
- HS giải thích:
+ hình 4: CSDL có bao nhiêu tệp, lưu ở đâu. Dung lượng bao nhiêu.
+ hình 5: một bảng có những thông tin gì.
+ hình 6: một giao diện chỉ thấy được họ tên HS và điểm môn của mình.
- chỉ có một mức vật lý, một mức khái niệm nhưng có nhiều mức khung nhìn.
b) các mức thể hiện CSDL
có 3 mức hiểu CSDL là:
+ mức vật lý
+ mức khái niệm
+ mức khung nhìn
4. Củng cố
- Khái niệm CSDL và hệ QTCSDL.
- Các mức thể hiện của CSDL.
Câu 1: Hãy nêu một số hoạt động có sử dụng CSDL mà em biết?
Câu 2: Phân biệt CSDL với hệ QTCSDL (Tìm điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa chúng).
5. Dặn dò: HS lưu ý Hình 3 trong bài mô tả sự tương tác giữa các thành phần của hệ CSDL, có thể trình bày bằng 2 cách,cách 1: bằng các vòng tròn đồng tâm như câu 2 phần bài tập đã ra, cách 2: bằng sơ đồ nhân quả (mũi tên, tên các thành phần). Chú ý các cách trình bày để vẽ theo yêu cầu của GV.
Suy nghĩ về vai trò của phần mềm ứng dụng trong mối tương tác giữa các thành phần của hệ CSDL
IV. Rút kinh nghiệm:
Bài 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN (tiếp theo)
Mục tiêu bài dạy:
Kiến thức 
- Biết các vấn đề thường phải giải quyết trong một bài toán quản lý và sự cần thiết phải có CSDL.
- Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.
- Biết các mức thể hiện của CSDL.
- Biết các yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL.
Kỹ năng: Nhận biết được các thao tác xử lí dữ liệu đối với một bài toán quản lí đơn giản.
Thái độ:
Có ý thức khai thác thông tin phục vụ con người và cuộc sống.
Phương tiện dạy và học:
Chuẩn bị của Giáo viên: SGK, SGV, bảng VD về hồ sơ của 1 lớp và các hình 4, 5, 6.
Chuẩn bị của Học sinh: SGK, đọc trước bài ở nhà. 
Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, hỏi đáp, đặt vấn đề, so sánh.
Tién trình bài học
1) Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số làm quen với lớp và giới thiệu.
2) Bài cũ: gọi 2 HS lên bảng
Câu 1: Vẽ sơ đồ tương tác giữa CSDL và hệ QTCSDL nêu vai trò Con người và phần mềm ứng dụng trong mối quan hệ đó.
Câu 2: Giả sử phải xây dựng một CSDL để quản lý mượn, trả sách ở thư viện, theo em cần phải lưu trữ những thông tin gì? Hãy cho biết những việc phải làm để đáp ứng nhu cầu quản lí của người thủ thư.
Từ sai sót của HS khi trả lời câu 2 GV phân tích một số sai lầm cơ bản của việc tạo các cột chứa dữ liệu của bảng tương ứng để dẫn dắt đến việc phải hình thành vấn đề : Một số yêu cầu cơ bản của hệ CSDL (phần lớn liên quan đến CSDL).
3) Bài mới:
Hoạt động 1: tìm hiểu về các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
- giới thiệu 6 yêu cầu cơ bản của một cơ sở dữ liệu: 
tính cấu trúc, tính toàn vẹn, tính nhất quán, tính an toàn và bảo mật thông tin, tính độc lập, tính không dư thừa.
- chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học tập cho từng nhóm, yêu cầu các nhóm tìm hiểu về yêu cầu cơ bản của hệ CSDL.
+ giải thích vì sao cần phải có yêu cầu.
+ cho VD minh hoạ.
- gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét , chính xác hoá các vấn đề.
- ghi các yêu cầu.
- nhóm phân công thảo luận và làm việc.
+ tính cấu trúc: CSDL quản lí HS có bảng gồm nhiều hàng, nhiều cột.
+ tính toàn vẹn: CSDL quản lí vé của nhà ga. một vé tại một thời điểm không thể bán cho nhiều người
+ tính nhất quán: CSDL của máy rút tiền tự động, khi tiền ra khỏi cửa mới thực hiện trừ trong tài khoản.
+ tính an toàn và bảo mật thông tin: CSDL của ngân hàng ngăn chặn mọi sự sửa đổi của ngân hàng.
+ tính độc lập:
+ tính không dư thừa:

File đính kèm:

  • docbai 1( truong chu van an).doc