Giáo án môn Lịch sử Lớp 4 - Tuần 11 đến tuần 18

Tiết 11: NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG

 I. MỤC TIÊU :

- Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La .

- Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn : Người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là thăng long.

- Giáo dục HS yêu thích môn lịch sử.

 II. CHUẨN BỊ:

- GV: chiếu dời đô + một số bài báo nói về sự kiện năm 2010, Hà Nội chuẩn bị kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.

- Tranh ảnh sưu tầm

- Bảng đồ hành chính Việt Nam

- Phiếu học tập ( chưa điền )

 

doc14 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử Lớp 4 - Tuần 11 đến tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ninh), có chùa quy mô nhỏ nhưng kiến trúc độc đáo như : chùa Một Cột (Hà Nội). Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Mục tiêu: HS biết mô tả các chùa thời Lý
GV cho HS xem một số tranh ảnh về các chùa nổi tiếng, mô tả về các chùa này.
- GV yêu cầu HS mô tả bằng lời hoặc bằng tranh ngôi chùa mà em biết ?
- GV liên hệ giáo dục HS ý thức trân trọng di sản văn hóa của cha ông , có thái độ, hành vi giữ gìn sự sạch sẽ cảnh quan môi trường.
- Cả lớp đọc từ đầu đến “triều đình”
- Vì nhiều vua đã từng theo đạo Phật. Nhân dân ta cũng theo đạo Phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa.
- HS làm phiếu học tập
- HS xem tranh ảnh , mô tả => khẳng định đây là một công trình kiến trúc đẹp .
- HS mô tả bằng lời hoặc tranh ảnh
 3. Củng cố - Dặn dò:
 - Kể tên một số chùa thời Lý.
 - Chuẩn bị bài: Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai (1075 – 1077)
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
..
.
..
..
.
.
.
Đỗ Trọng Vinh
Tuần 13
Ngày dạy: 13/11/2012
Tiết 13 CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG
XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075 – 1077)
 	 I. MỤC TIÊU : 
- Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt ( có 
thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt).
- Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt : người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi . 
-Tư hào về tinh thần yêu nước của người xưa
 II. CHUẨN BỊ: 
- Lược đồ kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai .
 - Phiếu học tập
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC- CHỦ YẾU :
 	1. Ổn định: 
	 2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động nhóm đôi
Mục tiêu: Giúp HS biết Lý Thường kiệt chủ động tấn công xâm lược Tống triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi kéo về nước.
Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau: 
+ Để xâm lược nước Tống.
+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao?
GV chốt: Ý kiến thứ hai đúng bởi vì: Trước đó, lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược. Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất Tống , triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi kéo về nước.
Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp
Mục tiêu: HS nêu được diễn biến trận chiến trên sông Như Nguyệt
- GV yêu cầu HS thuật lại diễn biến trận đánh theo lược đồ.
- GV đọc cho HS nghe bài thơ “Thần”
Bài thơ “Thần” là một nghệ thuật quân sự đánh vào lòng người, kích thích được niềm tự hào của tướng sĩ, làm hoảng loạn tinh thần của giặc. Chiến thắng sông Cầu đã thể hiện đầy đủ sức mạnh của nhân dân ta.
- GV giải thích bốn câu thơ trong SGK
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: HS biết được kết quả của của cuộc kháng chiến và nguyên nhân thắng lợi
GV phát câu hỏi cho HS thảo luận nhóm 4
- Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến ?
- Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược?
GV chốt: Đây là đường lối ngoại giao nhân đạo, thể hiện tinh thần yêu hoà bình của nhân dân ta. Đường lối đó đã tránh cho 2 dân tộc thoát khỏi binh đao.
HS đọc SGK đoạn: “Năm 1072  rồi rút về”
HS thảo luận nhóm đôi, sau đó trình bày ý kiến .
- HS xem lược đồ & thuật lại diễn biến .
- Các nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm báo cáo
- Do quân dân ta rất dũng cảm . Lý Thường Kiệt là một tướng tài ( chủ động tấn công sang đất Tống ; lập phòng tuyến sông Như Nguyệt ) 
- Quân Tống chết đến quá nửa, số còn lại suy sụp tinh thần. Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hoà để mở đường cho giặc thoát thân. Quách Quỳ vội vàng chấp nhận và hạ lệnh cho tàn quân kéo về nước.
 3. Củng cố - Dặn dò:
 - Kể tên những chiến thắng vang dội của Lý Thường Kiệt.
 - Chuẩn bị bài: Nhà Trần thành lập
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
..
.
..
..
.
.
.
Đỗ Trọng Vinh
Tuần 14
Ngày dạy: 20/11/2012
Tiết 14 NHÀTRẦN THÀNH LẬP
 I. MỤC TIÊU : 
- Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần , kinh đô vẫn là Thăng Long , tên nước vẫn là Đại Việt . 
- HS khá, giỏi : Biết những việc làm của nhà Trần nhằm cũng cố xây dựng đất nước.
- GDHS yêu môn học, tự hào về lịch sử , các anh hùng của dân tộc . 
 	 II. CHUẨN BỊ: 
 - Tìm hiểu thêm về cuộc kết hôn giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh; quá trình nhà Trần thành lập.
 - Phiếu học tập
Họ và tên: ..
Lớp: Bốn
Môn: Lịch sử
PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy đánh dấu x vào o sau những chính sách được nhà Trần thực hiện:
o+ Đứng đầu nhà nước là vua. o+ Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con. 
o+ Lập Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. o+ Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuộng khi 
có điều oan ức hoặc cầu xin. o+ Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã. o+ Trai tráng khoẻ mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất,
khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu. 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC- CHỦ YẾU :
	 1. Ổn định: 
	 2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
Giới thiệu: 
- Cuối thế kỉ XII , nhà Lý suy yếu . Trong tình thế triều đình lục đục, nhân dân sống cơ cực,nạn ngoại xâm đe doạ , nhà Lý phải dựa vào họ Trần để gìn giữ ngai vàng . Lý Chiêu Hoàng lên ngôi lúc 7 tuổi . Họ Trần tìm cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh rồi buộc nhường ngôi cho chồng , đó là vào năm 1226 . Nhà Trần được thành lập từ đây.
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS làm phiếu học tập
=> Tổ chức cho HS trình bày những chính sách về tổ chức nhà nước được nhà Trần thực hiện . 
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
- Những sự kiện nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua, quan và dân chúng dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa?
- HS làm phiếu học tập
- HS hoạt động theo nhóm, sau đó cử đại diện lên báo cáo.
- Đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến đánh khi có điều gì cầu xin, oan ức. Ở trong triều, sau các buổi yến tiệc, vua và các quan có lúc nắm tay nhau, ca hát vui vẻ.
 3. Củng cố - Dặn dò:
 - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
 - Chuẩn bị bài: Nhà Trần và việc đắp đê.
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
..
.
..
..
.
.
.
Đỗ Trọng Vinh
Tuần 15
Ngày dạy: 27/11/2012
Tiết 15 NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
 	I. MỤC TIÊU : 
 	-Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp.
- Bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt ngày nay là truyền thống của nhân dân ta, giáo dục HS ý thức trách nhiệm bảo vệ đê điều.
- Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt
 	 II. CHUẨN BỊ: 
Tranh : Cảnh đắp đê dưới thời Trần
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC- CHỦ YẾU :
	 1. Ổn định: 
	 2. Bài mới :
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
Mục tiêu: Sông ngòi thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn 
+ Đặt câu hỏi cho HS thảo luận .
- Sông ngòi thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì?
- Em hãy kể tóm tắt về một cảnh lụt lội mà em đã chứng kiến hoặc được biết qua các phương tiện thông tin đại chúng?
GV kết luận
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
Mục tiêu: HS biết nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia việc đắp đê
- Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều cảu nhà Trần .
- GV nhận xét
- GV giới thiệu đê Quai Vạc
Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
Mục tiêu: HS biết hệ thống đê giúp nông nghiệp phát triển .
- Nhà Trần đã thu được những kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?
Hoạt động 4: Hoạt động cả lớp
Mục tiêu: Biết cách phòng tránh lũ lụt
Ở địa phương em có sông gì? Nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt?
GV tổng kết ý kiến của HS , sau đó hỏi 
tiếp : Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố, vậy theo em tại sao vẫn có lũ lụt xảy ra hàng năm? Muốn hạn chế lũ lụt xảy ra chúng ta phải làm gì? 
- Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển, song cũng có khi gây ra lũ lụt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
HS hoạt động theo nhóm, sau đó cử đại diện lên trình bày
- Nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia việc đắp đê . Có lúc, vua Trần cũng trông nom việc đắp đê.
- HS xem tranh ảnh 
- Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp , nông nghiệp phát triển .
- Trồng rừng, chống phá rừng, xây dựng các trạm bơm nước , củng cố đê điều 
- HS : Xảy ra lũ lụt là do sự phá hoại đê điều, phá hoại rừng đầu nguồn,  Muốn hạn chế lũ lụt cần cùng nhau bảo vệ môi trường tự nhiên.
 3. Củng cố - Dặn dò:
 - Nhà Trần đã làm gì để phát triển kinh tế nông nghiệp?
 - Nhà Trần quan tâm và có những chính sách cụ thể trong việc đắp đê phòng chống lũ lụt, xây dựng các công trình thủy lợi chứng tỏ sự sáng suốt của các vua nhà Trần. Đó là chính sách tăng cường sức mạnh toàn dân, đoàn kết dân tộc làm cội nguồn cho triều đại nhà Trần
 - Chuẩn bài : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
KÝ DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG 
Ký duyệt
TỔ TRƯỞNG
Kiểm tra, ký
..
.
..
..
.
.
.
Đỗ Trọng Vinh
Tuần 16
Ngày dạy: 04/12/2012
Tiết 16: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC 
MÔNG - NGUYÊN
 I. MỤC TIÊU : 
 	- Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên, thể hiện:
	+ Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: tập trung vào các sự kiện như Hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào hai tay chữ “Sát Thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
+ Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo (thể hiện ở việc khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và giành được thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng).
- Kể về tấm gương yêu nước của Trần Quốc Toản.
- Tự hào về tryuền thống chống giặc ngọại sâm của dân tộc. 
 II. CHUẨN BỊ: 
 - Phiếu học tập của HS .
 - Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: :
 1. Ổn định: 
	 2. Bài mới : 
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
- Phát phiếu học tập cho HS : 
+ Trần Thủ Độ khẳng khái 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_lich_su_lop_4_tuan_11_den_tuan_18.doc