Giáo án môn Hóa học lớp 11 - Chương 5: Hiđrocacbon no
A. Mở đầu
v Mục tiêu của chương
Kiến thức
Học sinh biết :
? Khái niệm về ankan, xicloankan : Công thức chung, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hoá học.
??Các điểm giống và khác nhau về cấu tạo, tính chất giữa ankan và xicloankan.
? Các ứng dụng của ankan, xicloankan.
??Các nguồn hiđrocacbon no trong tự nhiên.?
Kĩ năng
??Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử và rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan.
??Viết thành thạo các loại phản ứng thế, phản ứng tách H2, phản ứng cháy.
??Biết gọi tên các hiđrocacbon no và viết được CTCT của các chất trong dãy đồng đẳng, các đồng phân của hiđrocacbon no.
??Luyện tập kĩ năng giải bài tập xác định CTPT hợp chất hữu cơ.
Hoá chất : Benzen, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, nước lạnh, Br2 khan, phoi bào sắt. + Dụng cụ : đũa thuỷ tinh, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm. 2. Mô hình phân tử benzen 3. Hệ thống câu hỏi, bài tập củng cố (chuẩn bị trên phiếu, bảng phụ, powerpoint ...) III. thiết kế hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của hs – nội dung Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập – Nghiên cứu cấu tạo một số hiđrocacbon thơm trong SGK, rút ra nhận xét ? – Hiđrocacbon thơm là những hiđrocacbon trong phân tử có chứa một hay nhiều vòng benzen – Dựa vào đặc điểm nào để phân loại hiđrocacbon thơm ? – Phân thành 2 loại : + Chứa một vòng benzen. + Chứa nhiều vòng benzen. A – Dãy đồng đẳng của benzen Hoạt động 2. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, cấu tạo 1. Thành phần dãy đồng đẳng – Yêu cầu HS viết công thức chung của dãy đồng đẳng ? Nêu cách xây dựng công thức chung ? – Công thức phân tử chung : CnH2n – 6 (n ³ 6). – Cách xây dựng : dựa vào khái niệm. (Theo khái niệm hoặc qua CTPT của một số đồng đẳng) 2. Đồng phân, danh pháp – Nghiên cứu bảng 7.1–SGK cho biết : + Từ CTPT nào có hiện tượng đồng phân ? + Có những loại đồng phân nào ? - Từ C8H10 trở đi có các đồng phân về : + Cấu tạo mạch cacbon + Vị trí tương đối của các nhóm ankyl xung quanh vòng benzen. + Tên hệ thống của chúng có đặc điểm gì chung ? Từ đó nêu (tên thay thế) quy tắc gọi tên hệ thống, cách đánh số vị trí của nhánh khi có nhiều nhánh. – Tên hệ thống (tên thay thế) : Tên nhóm ankyl + "benzen" – Đánh số sao cho tổng chỉ số vị trí nhánh nhỏ nhất. + Bổ sung : Trường hợp có 2 nhánh : Vị trí tuyệt đối Vị trí tương đối Kí hiệu Vị trí 1,2 orctho o – Vị trí 1,3 meta m – Vị trí 1,4 para p – 3. Cấu tạo – Cho HS quan sát mô hình, rút ra đặc điểm cấu tạo, cách biểu diễn CTCT. – Có cấu trúc phẳng, hình lục giác đều. – Các liên kết C–C là như nhau. Hoạt động 3. Tính chất vật lí – Nghiên cứu bảng 7.1–SGK rút ra nhận xét về trạng thái tồn tại và nhiệt độ sôi – Là chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường, có nhiệt độ sôi tăng theo chiều tăng của phân tử khối. – Cho HS quan sát lọ đựng benzen : trạng thái, màu, mùi ; kết hợp với nghiên cứu SGK và rút ra nhận xét. - Các hiđrocacbon thơm lỏng có mùi đặc trưng, không tan trong nước và nhẹ hơn nước, có khả năng hoà tan nhiều chất hữu cơ. 4. Tính chất hoá học – Cho HS so sánh đặc điểm cấu tạo của benzen và đồng đẳng, từ đó dự đoán tính chất. – Dự đoán : có tính chất của vòng benzen ; tính chất của nhánh ankyl (giống ankan). Hoạt động 4. Phản ứng thế a) Thế nguyên tử H của vòng benzen – Yêu cầu HS (hoặc GV nhắc lại tính chất benzen đã học ở lớp 9). – GV làm TN biểu diễn (hoặc chiếu phim). Yêu cầu HS mô tả hiện tượng quan sát được và viết pthh giải thích. – Phản ứng halogen hoá * TN. C6H6 tác dụng với Br2 pthh : – Yêu cầu HS viết pthh khi cho toluen t/d với Br2/Fe, to. – GV bổ sung về sản phẩm chính và khả năng phản ứng so với benzen. * C6H5CH3 tác dụng với Br2 – So sánh và rút ra nhận xét. => Nhóm –CH3 có ảnh hưởng tới vòng benzen. – Tác dụng với axit nitric – GV biểu diễn TN. – HS quan sát, mô tả hiện tượng và viết pthh. Với lớp khá : Nêu vai trò của H2SO4. * C6H6 + HNO3 – Yêu cầu HS viết pthh khi cho toluen t/d với HNO3 ? Dự đoán sản phẩm chính ? So sánh khả năng phản ứng so với benzen. – Hướng dẫn HS từ các thí dụ trên, rút ra quy tắc thế vào vòng benzen. – Quy tắc thế H của vòng benzen (SGK) – Nêu vấn đề : Nếu cho toluen t/d với Br2 thay vì dùng xúc tác sắt, dùng askt thì phản ứng có xảy ra không ? Viết pthh nếu có ? – So sánh với ankan và rút ra nhận xét. b) Thế nguyên tử H của mạch nhánh – Nhận xét : các đồng đẳng của benzen t/d với brom/as sẽ xảy ra phản ứng thế nguyên tử H của mạch nhánh tương tự ankan. Hoạt động 5. Phản ứng cộng a) Cộng hiđro – Yêu cầu HS viết pthh, nêu điều kiện phản ứng (phản ứng này đã học ở lớp 9) b) Cộng clo – Hướng dẫn HS viết pthh, có thể GV nêu đặc điểm của pư–HS viết pthh. Hoạt động 6. Phản ứng oxi hoá – Tiến hành TN đối chứng : + TN1 : C6H6 + ddKMnO4 + TN2 : C6H5CH3 + dd KMnO4 ở điều kiện thường và khi đun nóng – Yêu cầu HS mô tả hiện tượng, dự đoán sản phẩm sinh ra. – Hướng dẫn HS viết pthh. + C6H6 không t/d. + C6H5CH3 có pư : C6H5–CH3 + 2KMnO4 C6H5–COOK + 2MnO2↓đen+ KOH + H2O – Qua TN rút ra nhận xét. – C6H6 không làm mất màu dung dịch KMnO4 ngay cả khi đun nóng. – Các đồng đẳng của benzen làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng. – Yêu cầu HS viết pthh tổng quát khi đốt cháy dãy đồng đẳng của benzen. CnH2n – 6 + (3n – 3)/2 O2 đ nCO2 + (n –3)H2O – Bổ sung : Nếu đốt chúng trong không khí, sinh ra nhiều muội than do giàu cacbon lượng oxi (kk) không đủ cung cấp. Hoạt động 7. Củng cố Sử dụng bài tập 1, 2–SGK để củng cố bài. Hoặc GV xây dựng bài tập TNKQ có nội dung tương tự. B – một vài hiđrocacbon thơm khác I. Stiren Hoạt động 8. Cấu tạo và tính chất vật lí – Yêu cầu HS viết CTCT của stiren nêu đặc điểm cấu tạo. – Nghiên cứu SGK, nêu tính chất vật lí. – CTCT : Vinylbenzen/ stiren – Chất lỏng không màu, sôi ở 146oC, không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Hoạt động 9. Tính chất hoá học – Yêu cầu HS dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra tính chất của stiren. – Vừa có tính chất giống anken vừa có tính chất giống benzen. – Yêu cầu HS viết pthh của stiren với : dd Br2, H2, trùng hợp. a) Giống anken – Làm mất màu dung dịch brom C6H5CH=CH2+Br2 đ C6H5CHBr–CH2Br – Phản ứng trùng hợp b) Giống benzen Bổ sung : Stiren cũng tham gia phản ứng thế ở vòng benzen. Dễ bị oxi hoá : làm mất màu thuốc tím ở đk thường. ii – naphtalen Hoạt động 10. Cấu tạo và tính chất vật lí – Nghiên cứu SGK, viết CTPT và nêu đặc điểm cấu tạo ? – CTCT : – CTPT : C10H8 – Làm TN thăng hoa naphtalen. – Chất rắn, dễ thăng hoa, nóng chảy ở 80oC, tan trong benzen, ete,... Hoạt động 11. Tính chất hoá học – Dựa vào cấu tạo, yêu cầu HS dự đoán sau đó GV khẳng định và hướng dẫn HS viết pthh giữa naphtalen với : Br2, HNO3, H2. a) Phản ứng thế b) Phản ứng cộng H2 Bổ sung : Naphtalen không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường. Hoạt động 12. ứng dụng của một số hiđrocacbon thơm – Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, nêu ứng dụng quan trọng (liên hệ với tính chất của chúng). – GV có thể lấy các thí dụ thực tế, quan sát mẫu vật, xem phim... - Từ benzen điều chế : nitrobenzen, anilin để sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm ; điều chế stiren và xiclohexan cho công nghiệp chất dẻo, tơ nilon. - Từ toluen điều chế thuốc nổ TNT. – Stiren dùng sản xuất polistiren, cao su buna–S, nhựa trao đổi ion... – Naphtalen : sản xuất phẩm nhuộm, thuốc chữa bệnh, chất màu... Hoạt động 13. Tổng kết và vận dụng Củng cố bằng BT 8, 9–SGK. BTVN : 5, 6, 7–SGK. IV. Bài tập bổ sung Bài 1. có tên gọi là A. 1–etyl–3–metylbenzen B. 1–metyl–3–etylbenzen C. 1–etyl–5–metylbenzen D. 1–metyl–5–etylbenzen Bài 2. Khi đun nóng toluen với brom thì thu được sản phẩm thế là Bài 3. Phản ứng nào sau đây xảy ra khó nhất ? Bài 4. Cho các chất sau : toluen, stiren, o–xilen, naphtalen. a) Có bao nhiêu chất không làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 b) Có bao nhiêu chất có khả năng làm mất màu thuốc tím ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Bài 5. Nếu cộng hiđro vào 1 mol naphtalen thì thể tích H2 (đktc) tối đa cần dùng là A. 44,8 lít B. 56 lít C. 112 lít D. 224 lít Bài 6. Một hiđrocacbon X có công thức phân tử C8H8. Khi cộng H2 tới bão hoà vào X, thu được hiđrocacbon Y có công thức phân tử C8H16. Số liên kết p và số vòng trong phân tử X và phân tử Y lần lượt là A. 4 và 1 B. 3 và 2 C. 2 và 3 D. 1 và 4 Bài 7. Đem nitro hoá 117,0 gam benzen, sau khi phản ứng xong, thu được 110,7 gam nitrobenzen. Hiệu suất phản ứng nitro hoá benzen là A. 50% B. 60% C. 70% D. 80% Bài 37. nguồn hiđrocacbon thiên nhiên I. Mục tiêu 1. Kiến thức HS Biết : – Thành phần hóa học, tính chất, cách chưng cất và chế biến dầu mỏ bằng phương pháp hóa học ; ứng dụng của các sản phẩm từ dầu mỏ. – Thành phần hóa học, tính chất, cách chế biến và ứng dụng của khí mỏ dầu và khí thiên nhiên. – Cách chế biến, ứng dụng của các sản phẩm từ than mỏ. 2. Kĩ năng – Đọc, tóm tắt thông tin trong bài học và trả lời câu hỏi, rút ra nhận xét. – Tìm được thông tin tư liệu về dầu mỏ và than ở Việt Nam. – Tìm hiểu được ứng dụng của các sản phẩm dầu mỏ, khí mỏ dầu và khí thiên nhiên, than mỏ trong đời sống. II. Chuẩn bị Các loại tranh, ảnh, băng hình có liên quan đến dầu mỏ, than, khí thiên nhiên. III. thiết kế hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của hS. Nội dung Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập – Cho HS xem những tư liệu về nguồn hiđrocacbon trong thiên nhiên hoặc HS trình bày những tư liệu sưu tập được về dầu mỏ. I - dầu mỏ Hoạt động 2. Thành phần dầu mỏ – Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, mô tả cấu tạo và đặc điểm của túi dầu. – Túi dầu : Là các lớp nham thạch có nhiều lỗ xốp chứa dầu được bao quanh bởi một lớp khoáng sét không thấm nước và khí. – Đặc điểm của túi dầu, gồm ba lớp : - Trên cùng là lớp khí (khí mỏ dầu). - Giữa là lớp dầu. - Dưới cùng là lớp nước và cặn. – Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi : + Dầu mỏ là gì ? Thành phần của dầu mỏ ? + Tại sao dầu mỏ có mùi khó chịu ? + Tại sao dầu mỏ miền Nam Việt Nam lại dễ chế hoá ? – Nêu được : +Dầu mỏ là chất lỏng sánh, màu nâu đen, có mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước, không tan trong nước. + Thành phần gồm : ankan từ C1 đến C50 ; xicloankan như xiclopentan, xiclohexan và các đồng đẳng của chúng ; hiđrocacbon thơm gồm benzen, toluen, xilen, naphtalen và các đồng đẳng của chúng. Hoạt động 3. Khai thác dầu mỏ – Dầu được khai thác bằng cách nào ? – Tại sao ban đầu dầu tự phun lên ? – Khi áp suất khí giảm, người ta phải làm gì ? – Đọc SGK và trả lời câu hỏi. Hoạt động 4. Chế biến dầu mỏ – GV nêu vấn đề : Dầu thô có giá trị sử dụng thấp. Để nâng cao giá trị sử dụng người ta phải chế biến như thế nào ? – Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, nêu quy trình chế biến dầu mỏ. – Loại bỏ nước, muối và phá nhũ tương, – Đem chưng cất phân đoạn
File đính kèm:
- phan2.doc