Giáo án Hóa học 10 - Tiết 44 - Bài 25: Flo - Brom – Iot

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1.Kiến thức :

 Học sinh biết :

 -Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý của iot.

 -Tính chất hoá học của iốt, phương pháp nhận biết iốt.

 - Phương pháp điều chế và ứng dụng của iốt.

 Học sinh hiểu :

 - Dựa vào các tính chất để rút ra kết luận: Iốt có tính oxi hóa yếu hơn các halogen khác.

 Học sinh vận dụng :

 - Viết phương trình minh họa cho tính chất của iốt.

 - Giải bài tập định tính, định lượng.

 2.Kỹ năng :

  Làm thí nghiệm, quan sát và giải thích hiện tượng.

  Liên hệ kiến thức với các bài học trước.

  Giải bài tập định tính, định lượng

 3.Thái độ:

  Có tinh thần học tâp, tự nghiên cứu, suy luận, say mê học tập, có ý thức vươn lên chiếm lĩnh kiến thức khoa học, kĩ thuật

Ý thức được tầm quan trọng của iot, hiểu được nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ và phương pháp phòng bệnh do thiếu iot.

II TRỌNG TÂM BÀI DẠY :

 

doc8 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 3171 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 44 - Bài 25: Flo - Brom – Iot, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 09/2010
GIÁO ÁN
Hoàng Thị Ngân Hà
Ngày soạn: 22/9/2010
Tiết 44 - Bài 25: 
FLO – BROM – IOT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	 1.Kiến thức : 
 	ØHọc sinh biết :
	 -Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý của iot.
 -Tính chất hoá học của iốt, phương pháp nhận biết iốt.
 - Phương pháp điều chế và ứng dụng của iốt.
	 ØHọc sinh hiểu : 
	 - Dựa vào các tính chất để rút ra kết luận: Iốt có tính oxi hóa yếu hơn các halogen khác.
	 ØHọc sinh vận dụng : 
	- Viết phương trình minh họa cho tính chất của iốt.
	- Giải bài tập định tính, định lượng.
	 2.Kỹ năng :
	 Ø Làm thí nghiệm, quan sát và giải thích hiện tượng.
	 Ø Liên hệ kiến thức với các bài học trước.
	 	 Ø Giải bài tập định tính, định lượng 
 3.Thái độ: 
	Ø Có tinh thần học tâp, tự nghiên cứu, suy luận, say mê học tập, có ý thức vươn lên chiếm lĩnh kiến thức khoa học, kĩ thuật
ØÝ thức được tầm quan trọng của iot, hiểu được nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ và phương pháp phòng bệnh do thiếu iot.
II TRỌNG TÂM BÀI DẠY :
	 Ø Tính chất hóa học của iot, so sánh với các halogen khác.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH:
 Ø Nêu vấn đề.
 Ø Thuyết trình.
 Ø Sử dụng thí nghiệm biểu diễn.
III CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
	 1.Giáo viên:
	 Ø Hoá chất : Iốt (tinh thể ), hồ tinh bột, nước cất, ancol etylic, bột nhôm.
 ØDụng cụ : Ống nghiệm, đèn cồn, chén sứ.
 2. Học sinh: sách giáo khoa, bảng hệ thống tuần hoàn.
IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1.Ổn định lớp:
 - Sĩ số:
 - Vệ sinh:
 2.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên của iot: (6 phút)
 « Cho học sinh quan sát tinh thể iot, gọi HS nhận xét.
Nhận xét: Iot có một tính chất vật lý rất đặc biệt. Tính chất này rất khác so với các halogen mà chúng ta đã tìm hiểu trước đây. 
Làm thí nghiệm đun nóng tinh thể iot. 
Các em hãy chú ý quan sát sự chuyển hoá của tinh thể iot từ thể rắn sang thể gì? Có phải sang thể lỏng rồi đến thể khí như bình thường không nhé?
Nhận xét: Iot chuyển hóa trực tiếp từ thể rắn sang thể hơi. Người ta gọi đây là hiện tượng thăng hoa của iot.
Từ đó yêu cầu HS khái quát về hiện tượng thăng hoa.
Chú ý cho HS đây là một tính chất vật lý rất đặc trưng của iot.
Mời 2 HS lên bảng làm thí nghiệm, một HS hoà tan tinh thể iot trong nước cất, một HS hoà tan tinh thể iot trong rượu etylic.
Hướng dẫn HS quan sát và rút ra nhận xét về tính tan của iot.
Kết luận về tính chất vật lý của iot. 
Vậy, trong tự nhiên iot thường tồn tại dưới dạng gì?
Quan sát để rút ra nhận xét 
Tiết 34 – Bài 25:
FLO – BROM – IOT (tt)
I. Flo:
II. Brom:
III. Iot
 1.Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên:
 a) Tính chất vật lý:
- Chất rắn, màu tím.
- Khi đun nóng xảy ra hiện tượng thăng hoa.
- Tan ít trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
TINH THỂ IOT
HIỆN TƯỢNG THĂNG HOA CỦA IOT
 b) Trạng thái tự nhiên: 
- Trong tự nhiên iot tồn tại chủ yếu dưới dạng muối iotua.
- Nếu thiếu iot dễ mắc bệnh bướu cổ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hoá học của iốt: (22 phút) 
Yêu cầu HS xác định vị trí của iot trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Cho HS quan sát hình ảnh cấu hình electron của iot.
Từ cấu hình e của iot và vị trí của nó trong bảng tuần hoàn các em hãy dự đoán tính chất hoá học của iot ?
Nhận xét: Iot có 7 electron lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm.
Thí nghiệm biểu diễn: 
Thí nghiệm 1: iot tác dụng với bột nhôm (xúc tác giọt nước).
Yêu cầu HS quan sát và nhận xét. So sánh với tính chất của clo, flo, brom đã học.
Mời một HS lên bảng viết phương trình phản ứng.
Nhận xét: Iot có tính oxi hoá mạnh, có thể oxi hoá được nhiều kim loại, có thể tác dụng với hidro ở nhiệt độ cao và có xúc tác.
Iot có khả năng tác dụng với hidro ở điều kiện nhiệt độ và xúc tác thích hợp. Phản ứng thường xảy ra ở nhiệt độ và áp suất cao. Phản ứng xảy racho sản phẩm tương tự như phản ứng giữa hidro với clo, flo, brom.
Mời HS lên bảng viết phương trình phản ứng. Chú ý điều kiện phản ứng.
Bổ sung điều kiện phản ứng (nếu thiếu).
So sánh điều kiện phản ứng với flo và brom đã học trong mục I, II.
Thí nghiệm 2: Mời một HS lên bảng làm thí nghiệm dung dịch muối KI tác dụng với nước brom.
Hướng dẫn HS cách làm, chú ý an toàn.
Mời một HS khác viết phương trình phản ứng.
Yêu cầu HS quan sát và nhận xét. Từ đó rút ra kết luận cần thiết.
Thí nghiệm 3: Mời một HS lên bảng làm thí nghiệm iot tác dụng với hồ tinh bột.
Các em hãy quan sát và nhận xét hiện tượng. Từ đó rút ra phương pháp nhận biết iot.
Nhận xét: Iot tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất màu xanh, đun nóng màu màu xanh biến mất, để nguội màu xanh lại xuất hiện. Đây là phương pháp đơn giản để nhận biết iot.
- Dựa vào bảng tuần hoàn xác định vị trí iot, cấu hình electron của iot.
- Dựa vào cấu hình electron để dự đoán tính chất hoá học của iot.
- Quan sát thí nghiệm (chú ý xem GV sử dụng chất xúc tác gì)
- Nhận xét về hiện tượng.
- Viết phương trình phản ứng.
- Viết phương trình phản ứng. Chú ý điều kiện.
- So sánh điều kiện phản ứng với flo, brom.
- Làm thí nghiệm. Chú ý an toàn.
- Viết phương trình phản ứng.
- Kết luận về tính oxi hoá của iot.
- Làm thí nghiệm.
- Viết phương trình phản ứng.
- Đề xuất phương pháp nhận biết iot. 
- Làm thí nghiệm.
- Quan sát thí nghiệm.
- Nhận xét
2.Tính chất hoá học :
a) Tính oxi hoá:
- Tác dụng với nhiều kim loại (khi có t0 hoặc xúc tác )
 2Al + 3I2 =2AlI3
IOT TÁC DỤNG VỚI NHÔM
- Oxi hóa được hidro (ở nhiệt độ cao và xúc tác):
 H2 + I2 = 2 HI 
IOT TÁC DỤNG VỚI BROM
- Iot có tính oxi hóa kém clo và brom nên clo và brom có thể oxi hóa muối iotua thành iot.
 2KI + Br2 → 2KBr + I2
b) Tính chất đặc trưng của iot:
Tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh ¦ Người ta dùng iot để nhận biết tinh bột và ngược lại.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về ứng dụng của iot và phương pháp điều chế iot trong công nghiệp. (6 phút)
Các em hãy nêu một số ứng dụng của iot trong thực tế cuộc sống mà mình biết?
Nhận xét và bổ sung thêm một số ứng dụng khác.
Iot rất cần thiết trong cuộc sống, là thành phần vi lượng không thể thiếu, nếu thiếu iot con người sẽ mắc bệnh bướu cổ. Các em có thấy iot gần gũi với cuộc sống, hoá học gần gũi với cuộc sống không?
Nhận xét: Iot có rất nhiều ứng dụng trong đời sống. Cần thấy rõ tầm quan trọng của iot trong cuộc sống, đặc biệt là trong vấn đề sức khoẻ.
- Đọc sách giáo khoa và liên hệ với thực tế để trả lời.
3. Ứng dụng:
- Sản xuất dược phẩm.
- Sát trùng vết thương.
- Phòng bệnh bướu cổ.
- Trộn thêm vào chất tẩy rửa.
Hoạt động 4: Tìm hiểu phương pháp sản xuất iot trong công nghiệp. (3 phút)
Dựa vào sách giáo khoa, các em hãy cho biết nguyên liệu và phương pháp điều chế iot trong công nghiệp?
Gợi ý HS tìm ra nguyên tắc điều chế iot dựa trên tính chất hoá học mới tìm hiểu xong.
Nhận xét: Nguyên tắc điều chế iot là cho muối iot tua tác dụng với chất có tính oxi hoá mạnh hơn iot như clo, brom.
- Nêu phương pháp điều chế iot trong công nghiệp dựa vào sách giáo khoa.
- Đưa ra nguyên tắc điều chế iot dựa vào tính chất hoá học vừa học được.
4. Điều chế iot trong công nghiệp:
- Trong công nghiệp người ta sản xuất iot từ rong biển. 
 2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2
 2NaI + Br2 →2NaBr + I2
Hoạt động 5: Tóm tắt và so sánh tính chất của flo, bro, iot. (3 phút)
Trong 2 tiết vừa rồi chúng ta đã được tìm hiếu về một số tính chất vật lý, hoá học của flo, brom, iot. Các em hãy tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản để thiết lập bảng so sánh về các tính chất vâtl lý và hoá học cúa 3 đơn chất trên.
Hướng dẫn HS so sánh và lập bảng.
Đưa ra bảng so sánh.
- Lập bảng so sánh.
* BẢNG SO SÁNH TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA FLO, BROM, IOT.
FLO
BROM
IOT
TÍNH
CHẤT
VẬT LÝ
Chất khí, màu lục nhạt, độc
Chất lỏng, dễ bay hơi, độc.
Chất rắn, dạng tinh thể, màu đen tím 
TÍNH
CHẤT
HÓA
HỌC
Có tính oxi hóa
 mạnh nhất:
Ø Oxi hóa được
 các kim loại tạo ra muối florua.
Tương tự clo nhưng yếu hơn:
Ø Oxi hóa được nhiều kim loại
Tương tự brom nhưng yếu hơn:
Ø Oxi hóa được nhiều kim loại với điều kiện đun nóng hoặc có chất xúc tác.
 ØOxi hóa được
 hầu hết các phi kim
Ø Chỉ oxi hóa được hidro ở nhiệt độ cao
Ø Chỉ oxi hóa được hidro ở nhiệt độ cao và có chất xúc tác
 ØKhí flo oxi hóa
 nước dễ dàng ở
 ngay nhiệt độ thường
Ø Tác dụng với nước rất chậm tạo ra axit bromhidric HBr và axit hipobromơ HBrO
Ø Hầu như không tác dụng với nước.
4. Bài tập củng cố: ( 4 phút)
Câu 1: Vì sao trong các hợp chất, flo luôn có số oxi hóa âm còn các halogen khác ngoài số oxi hóa âm còn có số oxi hóa dương? 
Trả lời: Vì flo là phi kim mạnh nhất nên trong các phản ứng hóa học nó chỉ nhận thêm electron nên luôn luôn có số oxi hóa âm. Các halogen khác còn có số oxi hóa dương vì có những phi kim mạnh hơn chúng nên chúng có thể nhường electron cho những phi kim này. 
Câu 2: Cho một luồng khí Cl2 qua dung dịch KBr một thời gian dài. Có thể có những phản ứng hóa học nào xảy ra? Viết phương trình của các phản ứng đó?
Trả lời: 
 Cl2 + 2KBr ¦ 2KCl + Br2
 	 Cl2 + H2O D HCl + HClO
 Br2 + H2O D HBr + HBrO
 Cl2 + 2HBr ¦ 2HCl + Br2
 	2HClO ¦ 2HCl + O2
 	 2HBrO ¦ 2HBr + O2
Câu 3: Phản ứng nào sau đây chứng minh brom có tính oxi hoá mạnh hơn iot?
	A. Br2 + H2O -> HBr + HBrO
	B. Br2 + 2NaI -> 2NaBr + I2
	C. Br2 + 2NaOH -> NaBr + NaBrO + H2O
	D. Br2 + 5Cl2 + 6H2O -> 2HBrO3 + 10HCl
Câu 4: Trong muối NaCl có lẫn NaBr và NaI. Để loại 2 muối này ra khỏi NaCl người ta có thể:
	A. Nung nóng hỗn hợp
	B. Cho dung dịch hỗn hợp tác dụng với dung dịch Cl2 dư sau đó cô cạn dung dịch
 	C. Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl đặc
	D. Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch AgNO3
Câu 5: Dung dịch nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh:
	A. HCl	 
 B. H2SO4	
	C. HNO3	 
	D. HF
Câu 6: Cho phương trình hoá học:
2HI + 2FeCl3 → 2FeCl2 + I2 + 2HCl
Hãy chọn phương án đúng.
	A. HI là chất oxi hoá. 
	B. FeCl3 là chất khử.
	C. HI là chất khử. 
	D. HI vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá.
ĐÁP ÁN: 3B, 4B, 5D, 6C.
5. Dặn dò: ( 1 phút )
- Làm tất cả

File đính kèm:

  • dociot 10.doc
Giáo án liên quan