Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Chủ đề: Quan hệ với người khác

V. Câu hỏi và bài tập minh họa của chủ đề theo định hướng phát triển năng lực.

1. Mức độ nhận biết và thông hiểu.

1. Thế nào là yêu thương con người, tôn sư trọng đạo và đoàn kết, tương trợ ?

2. Nêu các biểu hiện của yêu thương con người, tôn sư trọng đạo và đoàn kết, tương trợ ?

3. Em có suy nghĩ gì về những biểu hiện trong thực tế của các phẩm chất trên trong xã hội hiện nay ?

4. Ý nghĩa của yêu thương con người, tôn sư trọng đạo và đoàn kết, tương trợ ?

5. Để rèn luyện các phẩm chất trên, chúng ta phải làm gì ?

2.Mức độ vận dụng.

1. Theo em, yêu thương con người, tôn sư trọng đạo và đoàn kết, tương trợ có mối quan hệ như thế nào ?

2. Hãy nêu các biểu hiện đúng và những biểu hiện trái với những phẩm chất trên mà em biết?

3. Theo em, phải làm thế nào để phát huy được lòng yêu thương con người, tôn sư trọng đạo và đoàn kết, tương trợ ?

4. Là học sinh em phải làm gì để phát huy được những phẩm chất trên trong cuộc sống ?

5, Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu tục ngữ sau :

Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

 Hãy xử lý các tình huống sau :

a, Ở khu nàh em ở có một chú rất hiền nhưng mắc bệnh tâm thần và thường bị mọi người xa lánh, em ứng xử thế nào ?

b, Em gặp lại cô giáo cũ từ thời học tiểu học, em nhận ra cô nhưng cô chưa nhận ra em vì em lớn lên và khác xưa nhiều. Khi đó em sẽ .

c, Em gặp một em bé bán dạo ngoiaf đường phố đang bị những người lớn hơn tuổi bắt nạt, dọa đánh. Khi đó em sẽ .

- Học sinh sắm vai và xử lý tình huống:

 

doc16 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Chủ đề: Quan hệ với người khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình.
3, Khái niệm đoàn kết, tương trợ.
- Là sự cảm thông, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khso khăn.
4. Củng cố: 
- GV khái quát nội dung tiết 1:
- GV yêu cầu HS giải quyết các tình huống sau :
a, Ở khu nhà em có một chú rất hiền nhưng bị bệnh tâm thần và thường bị mọi người xa lánh. Em sẽ :
b, Em và bạn đang nói dở chuyện trong giờ ra chơi nên tiếp tục nói chuyện trọng giờ học. Cô giáo nhác cả hai bạn giữ trật tự. Khi đó em sẽ : 
c, Bạn trong lớp em bị ngã gãy tay phải nên bạn rất khó khăn trong việc ghi chép bài. Khi đó em sẽ :
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học nội dung bài học trong SGK.
- Tiếp tục tìm hiểu nội dung chủ đề : các biểu hiện đúng đắn của các phẩm chất trong chủ đề.
- Đọc tài liệu “những kĩ năng mềm thiết yếu 7” có các nội dung có liên quan đến chủ đề.
Duyệt tuần 4 . Ngày.11/ tháng.9 / 2017
Phó hiệu trưởng
Vũ Thị Hiền
Tổ trưởng chuyên môn 
Trần Thị Duyên
Ngày soạn: 1/912017
TUẦN 5- Tiết 5 
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ : QUAN HỆ VỚI NGƯỜI KHÁC.
Hoạt động 2 : CÁC BIỂU HIỆN ĐÚNG CỦA “YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI”, “TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO” VÀ “ĐOÀN KẾT TƯƠNG TRỢ”.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được các biểu hiện đúng của: yêu thương con người, tôn sư trọng đạo, đoàn kết tương trợ
 2. Kĩ năng: 
- Biết thể hiện lòng yêu thương con người, tôn sư trọng đạo, đoàn kết tương trợ đối với mọi người xung quanh, đối với thầy cô giáo bằng những việc làm cụ thể.
 3. Thái độ: 
- Quan tâm đến mọi người xung quanh; không đồng tình với thái độ thờ ơ, lạnh nhạt và những hành vi độc ác đối với con người.
- Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
- Quý trọng sự đoàn kết, tương trợ của mọi người; sẵn sang giúp đỡ người khác.
- Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết.
 4. C¸c n¨ng lùc ph¸t triÓn häc sinh:
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức, xã hội.
II. CHUẨN BỊ	
	1. Giáo viên: Sưu tầm tư liệu về chủ đề, nội dung trình chiếu, phiếu học tập, sắp xếp học sinh theo nhóm...
	2. Học sinh: Đọc trước và tìm hiểu nội dung, tìm đọc các tư liệu liên quan đến chủ đề; lập bảng hệ thống kiến thức 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: 
- Ngày dạy: ..../..../2017. Lớp: 7.A Sĩ số: ...36 Vắng ........... 
	- Ngày dạy: ..../..../2017. Lớp: 7.B Sĩ số: ...35 Vắng ..........
	2. Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là tự trọng? Thế nào là tôn sư trọng đạo ? Cho ví dụ minh hoạ
 3. Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động của GV và HS
GV chiếu tìn huống lên bảng
GV yêu cầu HS xử lí các tình huống sau để hình thành kiến thức :
 (Thảo luận từ 5- 7 phút mỗi nhóm một tình huống)
Nhóm 1
Em cùng cả lớp đến thăm các trẻ em ở trại trẻ mồ côi, em sẽ làm gì ?
Nhóm 2
- Có một vài bạn trong lớp ngồi bàn tán, chê bài một số thầy cô, các bạn còn đưa chuyện cá nhân của thầy cô ra nói. Chứng kiến hiện tượng này, em sẽ làm gì ?
Nhóm 3
- Bạn trong lơp em bị gãy tay phải, nên bạn rất khó khăn trong việc ghi chép bài. Khi đó, em sẽ làm gì...
- HS theo dõi các tình huống và xử lí.
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện nhóm trình bày
- GV dẫn dắt vào nội dung kiến thức bài học.
? Nêu những biểu hiện của lòng yêu thương con người ?
GV cho HS xem những clip của các thầy cô gáio vùng cao trong ngày khai giảng, khênh bàn ghế ... chuẩn bị cho năm học mới
? Biểu hiện của tôn sư trọng đạo ?
? Biểu hiện của đoàn kết, tương trợ ?
- GV yêu cầu HS đọc bài tập a/16
- HS trả lời và giải thích từng hành vi của các nhân vật trong các tình huống.
? Những hành vi nào thể hiện tôn sư trọng đạo ? Giải thích vì sao ?
? Nêu cách giải quyết tình huống của bản thân em ?
? Em có tán thành việc làm của Tuấn không ? Vì sao ?
? Nhận xét về cách giải quyết của hai bạn trong tình huống ?
Nội dung cần đạt
I. Tình huống 
Nhóm 1: Nếu được đến thăm trại trẻ mồ côi em sẽ giúp đỡ các em nhỏ, các bạn nhỏ bằng khả năng của mình: tặng quần áo, sách vở, những món đồ chơi cũ của mình
- Yêu thương, chăm sóc các em: đút cho ăn, dỗ dành...
Nhóm 2: Nếu chứng kiến cảnh trên em sẽ khuyên các bạn không được làm như vậy, như thế là không tôn trọng các thầy cô giáo, là vô lễ.... không tôn trọng người khác cũng chính là không tôn trọng mình 
Nhóm 3: Em sẽ giúp đỡ bạn bằng cách chép bài hộ bạn ( bạn đọc, em chép) như vậy bạn sẽ hiểu bài còn em được ônn lại thêm một lần nữa
II. Nội dung bài học. 
1, Biểu hiện của yêu thương con người.
- Sẵn sàng giúp đỡ, cảm thông chia sẻ biết tha thứ, có lòng vị tha, biết hy sinh
2, Biểu hiện của tôn sư trọng đạo. 
- Tình cảm thái độ làm vui lòng thầy cô giáo. 
- Hành động đền ơn đáp nghĩa. 
- Làm những điều tốt đẹp xứng đáng với thầy cô...
3, Biểu hiện của đoàn kết, tương trợ.
- Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm thông, chia sẻ với mọi người xung quanh để hiểu và giúp nhau cùng tiến bộ.
- Luôn chủ động và tích cực giúp đỡ bạn bè, người thân và những người xung quanh.
III. Luyện tập.
Bài a/16
- Hành vi của Nam, Long, Hồng thể hiện lòng yêu thương con người
- Toàn không có lòng yêu thương con người, lòng yêu thương con người không được phân biệt đối xử
Bài a/19
- Hành vi tôn sư trọng đạo: 1,3.
- Hành vi phê phán: 2,4.
Bài b/19:
- HS trả lời
Bài a/22 
- Nếu là Thuỷ sẽ giúp Trung ghi lại bài hỏi thăm, động viên bạn...
Bài b/22 
- Không tán thành việc làm của Tuấn vì như vậy là không giúp bạn mà còn hại bạn...
Bài c/22.
- Hai bạn “góp sức” cùng làm bài là không được. Giờ kiểm tra phải tự làm bài...
4. Củng cố : 
- GV lựa chọn một vài tình huống trong mục “Luyện kĩ năng” tài liệu “Những kĩ năng mềm thiết yếu 7 thuộc chủ đề yêu cầu HS giải quyết để củng cố kiến thức bài học.
 5. Hướng dẫn về nhà :
 - Học thuộc nội dung bài học, hoàn thiện các bài tập. 
Ngày soạn: 3/9/2017
TUẦN 6- TIẾT 6 
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ : QUAN HỆ VỚI NGƯỜI KHÁC.
Hoạt động 3 : CÁC BIỂU HIỆN TRÁI CỦA: “ YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI”, “ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO”, “ ĐOÀN KẾT TƯƠNG TRỢ”.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được các biểu hiện trái của: yêu thương con người, tôn sư trọng đạo, đoàn kết tương trợ
- Phân biệt được yêu thương với thương hại
 2. Kĩ năng: 
- Biết những thể hiện trái của lòng yêu thương con người, tôn sư trọng đạo, đoàn kết tương trợ đối với mọi người xung quanh, đối với thầy cô giáo bằng những việc làm cụ thể.
 3. Thái độ: 
- Quan tâm đến mọi người xung quanh; không đồng tình với thái độ thờ ơ, lạnh nhạt và những hành vi độc ác đối với con người.
- Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
- Quý trọng sự đoàn kết, tương trợ của mọi người; sẵn sang giúp đỡ người khác.
- Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết.
 4. C¸c n¨ng lùc ph¸t triÓn häc sinh:
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức, xã hội.
II. CHUẨN BỊ	
	1. Giáo viên: Sưu tầm tư liệu về chủ đề, nội dung trình chiếu, phiếu học tập, sắp xếp học sinh theo nhóm...
	2. Học sinh: Đọc trước và tìm hiểu nội dung, tìm đọc các tư liệu liên quan đến chủ đề; lập bảng hệ thống kiến thức 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: 
- Ngày dạy: ..../..../2017. Lớp: 7.A Sĩ số: ...36 Vắng ........... 
	- Ngày dạy: ..../..../2017. Lớp: 7.B Sĩ số: ...35 Vắng ..........
	2. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu những biểu hiện của yêu thương con người? Yêu thương con người có vai trò ntn trong cuộc sống? Cho ví dụ minh hoạ
 3. Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động của GV và HS
GV sử dụng các tình huống và yêu cầu HS xử lí các tình huống sau để hình thành kiến thức :
GV chiếu hoặc phát các tình huống cho các nhóm
Thảo luận từ 5- 7 phút mỗi nhóm một tình huống)
Nhóm 1
- Chỉ cần yêu thương những người trong gia đình mình, còn người khác thì không ? Em có đồng ý với ý kiến này không ? Vì sao ?
Nhóm 2
- Nêu cách ứng xử của em khi gặp lại cô giáo cũ từ thời Tiểu học, em nhận ra cô nhưng cô chưa nhận ra em vì em lớn lên và khác xưa nhiều ?
Nhóm 3
- Hãy kể về một kỉ niệm của em với các bạn trong lớp hoặc các hoạt động của em đã tham gia trong đó có người đã có những hành vi biểu hiện của sự thiếu đoàn kết, tương trợ ?
- GV yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu và trình bày ý kiến trước lớp, cả lớp nhận xét để hình thành kiến thức mới.
? Nêu những biểu hiện trái với yêu thương ?
? Hậu quả của nó ra sao?
? Lòng yêu thương khác lòng thương hại như thế nào ?
VD:HS xem những clip HS đánh nhau....
? Nêu một số biểu hiện thiếu tôn sư trọng đạo của 1 số HS hiện nay ? 
? Trong môi trường giáo dục ngày nay có nhiều thầy cô có những hành động làm ảnh hưởng đến danh dự của nhà giáo, ảnh hưởng tới truyền thống tôn sư trọng đạo. Hãy lấy ví dụ cụ thể ?
- HS nêu: VD: chạy trường, bớt khẩu phần ăn (trường mẫu giáo Hà Nội), HS vô lễ với GV 
? Tìm biểu hiện trái với đoàn kết, tương trợ ?
? Tìm những câu tục ngữ nói về truyền thống yêu thương con người cảu nhân dân Việt Nam và giải thích ý nghĩa của các câu tục ngữ đó ?
? Hãy giải thích câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên.
“Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao ...”
? Giải thích câu danh ngôn: 
“Đoàn kết....Đại thành công”
? Ý kiến của em về câu tục ngữ “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”
? Khoanh tròn vào những câu tục ngữ nói về đoàn kết, tương trợ :
1. Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm . 2.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.	 
3.Chung lưng đấu cật.
4. Đồng cam cộng khổ.
5. Cây ngay không sợ chết đứng.
6. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
7. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn
8. Cả bè hơn cây nứa.
9. Giỏi một người không được, chăm một người không xong.
Nội dung cần đạt
I. Tình huống:
Nhóm 1: Em không đồng ý với ý kiến này vì như vậy là ích kỉ, không biết quan tâm đến những người xung quanh, những mối quan hệ khác
Nhóm 2: Em lại gần và chào cô, nếu cô không nhận ra em sẽ giới thiệu tên, học khoá nào với bạn nào.... để cô hình dung ra
Nhóm 3: Một buỏi lao động tập thể dọn nghĩa trang liệt sĩ, có bạn sau khi đ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_chu_de_quan_he_voi_nguoi.doc