Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh: Một số loại hoa
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ LOẠI HOA
I/Mục đích, yêu cầu:
1. Góc phân vai: Gia đình, cửa hàng bán hoa, nhà hàng ăn uống
- Trẻ biết chơi đóng vai, biết phân vai chơi:
+ Nhóm gia đình: Trẻ biết đóng vai bố, mẹ, con. Con biết dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, biết quét nhà, lau nhà
+ Nhóm cửa hàng bán hoa: Biết đóng vai làm người bán hàng, mời khách mua hàng, biết đóng vai người mua hàng, biết trả giá khi mua hàng
+ Nhóm cửa hàng ăn uống: Biết đóng vai người chủ cửa hàng, vui vẻ , niềm nở với khách hàng
2. Góc xây dựng: Xây vườn hoa
- Trẻ biết sử dụng bộ đồ chơi xây dựng như hàng rào, các loại cây xanh, hoa, cỏ để tạo thành vườn hoa
3. Góc nghệ thuật: Dán hoa cho cây. Vẽ, nặn, xé dán hó cho cây
- Trẻ biết dán hoa cho cây. Vẽ, nặn, xé dán hoa cho cây
nét của một số loại hoa: Hoa hồng, hoa cúc, hoa sen, hoa huệ 2/ Kĩ năng: - Luyện kĩ năng so sánh, phân biệt sự giống và khác nhau của một số loại hoa. - Nhận thức: Khả năng quan sát, ghi nhớ, chú ý - Ngôn ngữ: Phát triển vốn từ cho trẻ 3/ Thái độ: - Biết yêu thích, chăm sóc một số loại hoa - Biết yêu quí, kính trọng người trồng hoa II/ CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng củ cô: 1 số loại hoa như hoa hồng, hoa cúc, hoa sen, hoa huệ, hoa súng, hoa mai, hoa đào,.... 2. Đồ dùng của trẻ: Tranh lô tô về các loại hoa *Nội dung tích hợp: - AN: “hoa kết trái”, “ Đoàn tàu nhỏ xíu” - VH: Câu đố về các loại hoa. III/ CÁCH TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CÔ DỰ KIẾN TRẺ TRẢ LỜI 1/ Hoạt động 1: - Cô giới thiệu cho trẻ đi thăm vườn hoa trong trường. Hát “đoàn tàu nhỏ xíu và dẫn trẻ đi tham quan vườn hoa - Kết nhóm: Chia trẻ làm 4 nhóm để cùng khám phá các loại hoa khác nhau. - Hát “hoa kết trái” và đi về lớp. 2/ Hoạt động 2: - Lớp mình vừa đi đâu về? - Buổi sáng cô cũng có đi chợ và mua được 1 số loại hoa rất đẹp đấy, lớp mình có muốn xem không? * Cho trẻ làm quen hoa hồng: - Cho trẻ quan sát tranh hoa hồng. Cho trẻ đọc “Hoa hồng” - Cô mời nhóm trưởng của nhóm hoa hồng lên nhận xét về hoa hồng. Mời trẻ nhóm khác nhận xét. - Cô tóm lại: Hoa hồng có màu đỏ, cánh hoa hồng có dạng tròn ghép lại tạo thành bông hoa hồng, trong hoa có nhụy hoa màu vàng. Thân hoa hồng có nhiều gai, lá có màu xanh và có dạng răng cưa. Hoa hồng có mùi thơm, cánh hoa hồng mềm và mịn - Ngoài hoa hồng màu đỏ còn có hoa hồng màu vàng, hồng, cam,... - Giáo dục : Hoa hồng dùng để trang trí, tặng cho nhau nhân ngày lễ, ngày hôi, ngoài ra còn dùng để làm nước hoa vì vậy các con phải biết trồng và chăm sóc hoa nhé! * Làm quen hoa cúc: “ Trời tối/ trời sáng” - Các con nhìn xem cô còn có mua hoa gì nữa đây? - Cho trẻ quan sát hoa cúc. Cho trẻ đọc “ Hoa cúc” - Mời nhóm trưởng của nhóm hoa cúc lên nhận xét. Mời trẻ nhóm khác nhận xét. - Cô tóm lại: Hoa cúc có màu vàng, có nhiều cánh hoa ghép lại thành 1 bông hoa, cánh có dạng dài. Dưới cánh hoa là đài hoa. Thân hoa cúc thẳng, lá cũng có dạng hình răng cưa. Cánh hoa mềm, min, có mùi thơm. - Ngoài hoa cúc màu vàng còn có hoa cúc màu đỏ, cam, tím,... - Giáo dục : Hoa cúc dùng để trang trí, làm nước hoa. Vì vậy các con phải biết yêu quí và bảo vệ hoa,... * Làm quen hoa sen: “ Hoa gì nở giữa mùa hè Trong đầm thơm ngát lá xòe che ô” Đố là hoa gì? - Cho trẻ đọc “ Hoa sen” - Cho 1 trẻ của nhóm hoa sen lên nhận xét về hoa sen. Mời 1 trẻ ở nhóm khác nhận xét lại. - Cô nhận xét: Hoa sen có màu hồng, cánh hoa to, bên trong có nhụy hoa màu vàng, bên dưới là cuốn hoa.Thân hoa yếu và dễ gãy, cánh hoa mềm và mịn, có mùi thơm. - Giáo dục: Hoa sen dùng để trang trí, nhụy hoa dùng để làm trà, hạt sen để nấu chè. Vì vậy các con cũng phải yêu quí và bảo vệ hoa nhé! * Làm quen hoa huệ: - Cô còn có 1 loại hoa cho các con xem nữa đấy. - Cho trẻ quán sát tranh hoa huệ. Cho trẻ đọc “Hoa huệ” - Mời nhóm trưởng của nhóm hoa huệ lên nhận xét. Mời trẻ nhóm khác lên nhận xét. - Cô tóm lại: Hoa huệ có màu trắng, có nhiều hoa mọc ra từ thân cây. Cánh hoa nhỏ, có dạng dài. Thân hoa huệ cứng - Giáo dục : Hoa huệ dùng để trang trí trong nhà, vì vậy các con phải biết yêu quí và bảo vệ hoa nhé! * So sánh hoa hồng và hoa cúc: - Giống nhau: Có hương thơm, cánh hoa mềm và mịn, dùng để trang trí, làm nước hoa, lá có dạng hình răng cưa,... - Khác nhau: + Hoa hồng có màu đỏ cánh hoa có dạng tròn, thân hoa hồng có gai + hoa cúc có màu vàng, cánh hoa cúc có dạng dài * So sánh hoa sen và hoa huệ: - Giống nhau: Có hương thơm, cánh hoa mềm và mịn, dùng để trang trí. - Khác nhau: + Hoa sen có màu hồng, cánh hoa to, thân hoa yếu và dễ gãy. + Hoa huệ có màu trắng, cánh hoa nhỏ, có nhiều bông hoa trên 1 thân, thân hoa cứng. * Ngoài những loại hoa trên thì các con còn biết những loại hoa gì nữa? - Cho trẻ kể những loại hoa mà trẻ biết - Cô giới thiệu cho trẻ quan sát tranh 1 số loại hoa khác và nêu những đặc điểm nổi bật của các loại hoa đó. * Cho trẻ chọn tranh lô tô các loại theo yêu cầu của cô. Cô quan sát sửa sai cho trẻ 3. Hoạt động 3: Trò chơi “mua hoa” * Cho trẻ chơi trò chơi “ Mua hoa” - Cách chơi: Chia lớp ra làm 3 tổ, phía trên cô đã chuẩn bị rất nhiều loại hoa, khi có hiệu lệnh xắc xô thì bạn đầu hàng chạy thật nhanh lên mua 1 loại hoa, sau đó chạy về đập vào tay bạn cho bạn khác tiếp tục chạy lên. - Luật chơi: Mỗi lần lên các bạn chỉ được mua 1 bông hoa và đội nào thua sẽ chịu nhảy lò cò. * Cho trẻ chia nhóm tô màu các loại hoa. - Cô nhận xét và kết thúc tiết học. - Trẻ hát và đi thăm vườn hoa - Trẻ ngồi 4 nhóm - Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát và đọc - Trẻ nhận xét - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Đi ngủ/ thức dậy - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát và đọc - Trẻ nhận xét - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Hoa sen - Trẻ đọc - Trẻ nhận xét - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ quán sát và đọc - Trẻ nhận xét - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời và lắng nghe. - Trẻ trả lời và lắng nghe - Trẻ trả lời và lắng nghe. - Trẻ trả lời và lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ kể - Trẻ quan sát và lắng nghe - Trẻ chọn - Trẻ lắng nghe và tham gia chơi - Trẻ chia nhóm, tô màu. -------------***---------- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Làm quen câu chuyện “hoa mào gà” Trò chơi “chồng nụ chồng hoa, nu na nu nống”. Chơi tự do I/ Mục Đích-Yêu Cầu: - Trẻ được làm quen truyện “ Hoa mào gà” - Trẻ được thoả mản nhu cầu qua trò chơi “chồng nụ chồng hoa, nu na nu nống”, chơi tự do - Trẻ biết bảo vệ môi trường: biết tưới cây, nhổ cỏ, chăm sóc hoa II/ Chuẩn bị: - Địa điểm: Sân rộng, thoáng, sạch, an toàn -Dụng cụ: Xô, giỏ, bình tưới. III/ Cách tiến hành: 1/ Hoạt động 1:Ổn định - Cô giới thiệu nội dung hoạt động: Làm quen câu chuyện “hoa mào gà” - Trò chơi “chồng nụ chồng hoa, nu na nu nống”. - Dặn trẻ ngoan, vâng lời cô 2/ Hoạt động 2: * Hoạt động có chủ đích: - Cô giới thiệu câu chuyện “ Hoa mào gà” - Cô kể cho trẻ nghe 2 lần - Đàm thoại sơ qua về nội dung câu chuyện + Câu chuyện có tên gì? Trong câu chuyện có những nhân vật nào? + Gà mơ đã gặp ai và đã làm gì để giúp bạn? + Sáng hôm sau mọi người nhìn thấy chuyện gì đã xảy ra? + Vì sao được gọi là hoa mào gà? + Nếu con là gà Mơ con sẽ làm gì để giúp cây? - Giáo dục trẻ biết yêu thương, qan tâm chia sẽ đến những người xung quanh *Trò chơi vận động: * Trò chơi: “chồng nụ chồng hoa” - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô nói cho trẻ cách chơi, luật chơi - Cô củng cố lại và cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô quan sát, nhận xét, tuyên dương * Trò chơi: “nu na nu nống” - Cô giới thiệu tên trò chơi, nói cho trẻ cách chơi, luật chơi: + Luật chơi: Phải rụt chân nhanh, nếu chậm sẽ bị phạt nhảy lò cò + Cách chơi: Cho trẻ ngồi xếp hàng bên nhau, duỗi chân ra, một bạn ngồi chính giữa đọc bài đồng dao và lấy tay đập nhẹ vào chân các bạn “nu na nu nống, đánh trống phất cờ,, tè he chân rút”. Mỗi từ được đập nhẹ vào chân theo thứ tự rừ đầu đến cuối rồi lại quay ngược lai cho đến từ “rút”. Chân bạn nào nhịp trúng từ “rút” thì phải nhanh rụt chân lại. Trẻ nào không rụt chân kịp thì bị phạt nhảy lò cò. - Cô củng cố lại và cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô quan sát, nhận xét, tuyên dương * Chơi tự do: Trẻ chơi tự do theo ý thích, cô quan sát, bao quát trẻ. 3/ Hoạt động 3: - Tập trung trẻ vệ sinh - Nhận xét, tuyên dương - Kết thúc. -------------***---------- HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Đọc đồng dao về hoa - Chơi trò chơi ở các góc, xếp đồ chơi gọn gang ngăn nắp - Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ hoa ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY: .. -------------***---------- Thứ 4 ngày 1 tháng 01 năm 2014 NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ĐỀ TÀI : TRUYỆN “HOA MÀO GÀ” I/ Mục Đích-Yêu Cầu: 1/ Kiến thức - Trẻ hiểu nội dung truyện - Biết tên truyện, tên các nhân vật có trong truyện 2/ Kĩ năng - Biêt kể chuyện theo tranh và thể hiện giọng khi kể - Nhận thức: Trẻ hiểu nội dung truyện - Ngôn ngữ: Phát triển vốn từ 3/ Thái độ: -Trẻ biết yêu thương, quan tâm,chia sẻ đến mọi người xung quanh II/ CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: Tranh minh hoạ câu chuyện Mô hình rối 2. Đồ dùng của trẻ: * Nội dung tích hợp: + ÂN: “hoa kết trái” + KPKH: Trò chuyện về các loại hoa. III/ CÁCH TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CÔ DỰ KIẾN TRẺ TRẢ LỜI 1/ Hoạt động 1: - Cho lớp hát “hoa kết trái” + Lớp vừa hát bài gì? Trong bài hát nói đến gì? - Bạn nào giỏi cho cô biết hôm trước cô đã kể cho lớp mình nghe câu chuyện nói về một loại hoa, đó là loại hoa gì vậy lớp mình? (cho trẻ đọc tên câu chuyện) - Hôm nay cô sẽ kể cho lớp mình nghe lại câu chuyện “ Hoa mào gà”, Lớp mình có thích không nào! 2/ Hoạt động 2: - Kể lần 1: sử dụng tranh minh họa - Hát “ Lá xanh” chuyển đội hình. - Kể lần 2: Mô hình * Giải thích từ khó: - Xuýt xoa: “Khen ngợi 1 cái gì đó” - Ti tỉ: “là nhỏ” - Sụt sịt: “nói không nên lời” - Lã chã: “nhiều” - Rối rít: “nhanh” * Đàm thoại: - Câu chuyện có tên gì? Trong câu chuyện có những ai? - Gà Mơ đã gặp ai? Và đã làm gì để giúp bạn? - Sáng hôm sau mọi người nhìn thấy chuyện gì đã sảy ra? - Vì sao được gọi là hoa mào gà? - Nếu con là gà Mơ con sẽ làm gì để giúp cây? - Giáo dục trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ đến những người xung quanh 3/ Hoạt động 3: Trẻ kể - Cô chia trẻ thành 4 nhóm - Cô phát cho mỗi nhóm một tranh - Cho trẻ thảo luận nội dung truyện cần kể trong bức tranh - Cho trẻ đem treo tranh và kể theo thứ tự nội dung tranh. Cô gợi ý, hướng dẫn trẻ kể - Nhận xét, tuyên dương - Kết thúc - Trẻ hát - Trẻ trả lời - Tre trả lời - Dạ thích. - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát chuyển đội hình - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời - Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ tạo thành 4 nhóm - Trẻ thảo luận -Trẻ kể -Trẻ lắng nghe -------------***---------- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Làm quen bài hát “màu hoa” Trò chơ “hái hoa, gieo hạt”. Chơi tự do I. Mụch đích – Yêu cầu: - Trẻ bi
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_the_gioi_thuc_vat_chu_de_nh.doc