Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề 5: Nghề nghiệp

* Động tác TDS

- Hô hấp: Gà gáy

- Tay: Đưa hai tay lên cao, ra trước, sang ngang

- Bụng: Đứng cúi người về phía trước

- Chân: Đứng nhún chân, khuỵu gối

- Bật: Nhảy sang bên phải

* Thể dục theo nhạc: Cả tuần theo chủ điểm

1. Khởi động: Cho trẻ đi bộ kết hợp với đi kiễng chân, đi bằng gót chân, đi kết hợp với chạy, Sau đó cho trẻ về đội hình 4 hàng ngang và tập các động tác thể dục

2. Trọng động: Trẻ tập cùng cô mỗi động tác thực hiện 4x4 lần.

3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng 1-2 vòng kết hợp hít thở nhẹ nhàng.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 15/02/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Chồi - Chủ đề 5: Nghề nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thư vui tính (tác giả Hoàng Lân)
-Các con ạ,có rất nhiều nghề có ích để phục vụ cho cuộc sống của chúng ta. Hôm nay cô sẽ hát tặng cho chúng mình một bài hát nói về một nghề giúp người ở xa có thể liên lạc được với nhau qua những bức thư,bài hát có tên là “ Bác đưa thư vui tính” của nhạc sỹ Hoàng Lân
-Cô hát cho trẻ nghe lần 1(có đàn)
 Hỏi trẻ tên bài hát,tên tác giả
 Bài hát có giai điệu như thế nào? 
Giảng giải nội dung bài hát:
Bài hát nói về công việc của bác đưa thư,là người hàng ngày mang những lá thư ,điều đó cũng giống như mang lại niềm vui đến cho mọi gia đình.
-Cô cho trẻ nghe băng đĩa: Mời các con cùng nghe bạn nhỏ hát bài hát này nhé
*Trò chơi: Nhìn hình ảnh đoán tên bài hát:
- Cô giới thiệu luật chơi:Cô cho trẻ xem hình ảnh về các nghề,trẻ nhìn hình ảnh và hát bài hát để phù hợp với hình ảnh trong tranh
3. Kết thúc: Khen động viên trẻ 
Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2011
Thời gian
Tên HĐ
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thứ3 (27/12)
HĐ khám phá XH:
Làm quen với nghề nghiệp của bố mẹ (nghề bác sỹ,thợ may)
 (BT 11)
* Kiến thức:
- Trẻ biết nghề của bố mẹ, biết công việc và lợi ích của nghề đó với xã hội
- Trẻ hiểu được một số công việc và dụng cụ của nghề bác sỹ,thợ may
*Kỹ năng:
-Dùng từ ngữ để miêu tả về công việc của bố mẹ mình
-Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng,đủ câu.
* Thái độ:
-Trẻ biết tôn trọng, yêu quý người lao động. 
*NDTH: - Âm nhạc: 
“ Cháu yêu cô thợ dệt”
*Đồ dùng của cô:
-Giáo án điện tử về các nghề và dụng cụ các nghề đó
* Đồ dùng của trẻ:
-Dụng cụ bác sỹ và thợ may để chơi trò chơi
- Giấy vẽ,bút màu
1. Ôn định tổ chức:
- Cả lớp hát bài hát cháu yêu cô thợ dệt. Các con vừa hát bài hát nói về ai?
- Trong xã hội còn có rất nhiều nghề khác nhau nữa, cô đố lớp mình kể cho cô nghe xem còn những nghề gì nữa nào?
2. Bài mới: Làm quen với nghề nghiệp của bố mẹ
a) Tìm hiểu nghề bác sỹ và thợ may::
- Hỏi trẻ về nghề nghiệp của bố mẹ đang làm 
- Bố mẹ cháu làm việc ở đâu?
- Bố mẹ cháu thường phải sử dụng những trang phục, dụng cụ gì để làm việc? ( trẻ kể dụng cụ của nghề).
- Nghề của bố mẹ cháu có ích lợi gì cho xã hội, cho mọi người.
-Có bạn nào có bố mẹ làm nghề bác sỹ hoặc thợ may không?
 +Nghề bác sỹ: Khi nào chúng mình phải đến gặp bác sỹ?
-Bác sỹ làm việc ở đâu? Và làm những công việc gì?
-Khi khám bệnh,bác sỹ thường mặc trang phục gì? Nó có màu sắc như thế nào?
-Để khám tim phổi,họng và răng,tai và mắt bác sỹ cần những dụng cụ nào? Những dụng cụ đó để làm gì?(Cho trẻ xem hình ảnh một số dụng cụ bác sỹ)
-Sau khi khám bác sỹ làm gì?
Khái quát: Khi cơ thể không khoẻ mạnh,chúng mình phải đến bấc sỹ.Công việc chung của bác sỹ là chăm sóc sức khoẻ,cấp cứu,chữa bệnh cho mọi người.Khi khám bệnh,các bác sỹ thường mặc trang phục áo bờ-lu trắng hoặc xanh,đội mũ có chữ thập màu đỏ,đeo khẩu trang.Để khám bệnh,bác sĩ cần ống nghe để nghe nhịp đập của tim,nhịp thở của phổi;để khám họng và răng bác sỹ dùng que dẹt vô trùng đè lưỡi xuống,soi đèn kiểm tra họng.Sau khi khám bác sỹ cho lời khuyên phòng bệnh và kê đơn thuốc.
 +Nghề thợ may:
-Cô cho trẻ một câu đố về nghề thợ may
- Chúng mình biết gì về nghề thợ may? Các cô thợ may tạo ra những sản phẩm gì?
-Để tạo ra những sản phẩm đó,các cô thợ phải cần những dụng cụ gì?(Cô cho trẻ xem hình ảnh dụng cụ nghề may)
-Các cô thợ phải làm những công việc gì để may những bộ quần áo đẹp? (Trẻ xem đoạn video các công đoạn may)
Khái quát:Những cô thợ may may những bộ quần áo đẹp,để có được sản phẩm,người thợ may cần những dụng cụ như kéo,thước,chỉ,phấn vẽ,vải,máy khâuVà phải làm từng công đoạn để tạo thành chiếc áo,chiếc quần.
b)Mở rộng: Ngoài các nghề trên chúng mình biết các nghề nào khác?Những nghề đó tạp ra sản phẩm gì? Có rất nhiều nghề khác nhau như :công an, bán hàng,làm tóc,trang điểm,diễn viên,ca sỹ
c) Giáo dục: Trong xã hội có rất nhiều nghề ,và mỗi nghề tạo ra một sản phẩm khác nhau,nhưng tất cả những nghề đó đều có ích,đều phục vụ cho cuộc sống con người được tốt hơn.Vì vậy chúng mình phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn với người lao động?(Biết giữ gìn, bảo vệ, trân trọng các sản phẩm người lao động làm ra.)
- TC: Giơ nhanh nói đúng
Lần 1 Cô nói công dụng, trẻ nói tên nghề.
Lần 2 Cô nói tên trang phục, trẻ giơ nghề phù hợp
* Luyện tập:
- TC 1: Ai nhanh hơn: 
Cô cho trẻ chia thành 2 đội: 
Đội 1: Gắn nghề bác sĩ và dụng cụ của nghề đó
Đội 2: Gắn nghề thợ may và dụng cụ của nghề đó
-Làm BT 11
3. Kết thúc:- Nhận xét, tuyên dương trẻ
Thứ tư ngày 28 tháng 12năm 2011
Thời gian
Tên HĐ
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thứ tư (28/11)
1.HĐ:
Bé làm bao nhiêu nghề
( Loại tiết đa số trẻ chưa biết)
* Kiến thức:
-Trẻ nhớ tên bài thơ , tên tác giả: Bé làm bao nhiêu nghề (Yên Thao)
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ .
* Kỹ năng: 
- Đa số trẻ thuộc thơ, 1 số trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ.
 Trẻ trả lời đủ câu, diễn đạt được theo suy nghĩ của mình, không nói ngọng.
* Thái độ:
- Trẻ biết các nghề trong xã hội đều rất quan trọng, Trẻ tôn trọng người lao động và yêu quý các sản phẩm do người lao động làm ra .
- Có ý thức trong giờ học
*NDTH: Âm nhạc
- Tranh minh hoạ cho nội dung bài thơ
- Đàn oocgan
1. ổn định tổ chức:
- Cô cho cả lớp hát bài : Cháu yêu cô chú công nhân .
- Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về ai? Thế lớn lên các con thích làm nghề gì ?
2. Bài mới: 
- Có một bài thơ kể về một bạn nhỏ khi đến trường bạn được tập làm rất nhiều nghề . Các con hãy lắng nghe xem đó là những nghề gì nhé qua bài thơ : Bé làm bao nhiêu nghề ?Do nhà thơ Yên Thao sáng tác .
- Cô đọc bài thơ diễn cảm lần 1(giới thiệu tên bài thơ, tác giả)
- Cô dọc diễn cảm lần 2
* Trích dẫn , đàm thoại theo ND bài thơ, giảng từ khó:
- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì ?Do ai sáng tác ?
- Bạn nhỏ tập làm làm những nghề gì ? Nghề đó làm ra sản phẩm gì ? 
- Bạn nhỏ còn làm công nhân của nghề gì ?
- Để làm ra ngững cây cầu cho mọi người đI lại bạn nhỏ làm nghề gì nữa 
- Bé còn ước làm làm nghề gì để chăm sóc sức khoẻ cho mọi người ?
- Bạn nhỏ còn mơ ước chăm sóc cho các em nhỏ đó là nghề gì ?
- “Thợ nề” là từ chỉ công việc của người thợ chuyên đI lát sàn nhà cho những ngôI nhà
* Giáo dục : Nghề gì cũng cần cho xã hội , vì vậy chúng mình phảI biết ơn và kính trọng những người lao động .
* Dạy trẻ đọc thơ :
- Cô đọc lần 3
- Cho trẻ đọc cùng cô cả lớp 3-4 lần 
- Trẻ đọc theo tổ, cô chú ý sửa cho trẻ đọc đúng lời, đọc diễn cảm, Cô cho đọc theo nhóm, cá nhân. 
3. Kết thúc giờ học : 
- Nhận xét, tuyên dương trẻ
2.HĐ phát triển thể chát:
- Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh – Tung bắt bóng
- TC: Chèo thuyền
* Kiến thức:
- Trẻ biết chạy theo hiệu lệnh của cô
- Biết tung và bắt bóng bằng 2 tay
* Kỹ năng:
- Trẻ biết nghe hiệu lệnh của cô và chạy
 - Trẻ biết kĩ năng tung và bắt bóng đúng kỹ thuật, không làm rơI bóng
- Chơi TC đúng luật đúng cách.
* Thái độ:
- Hứng thú tham gia hoạt động.
- Biết nghe và làm theo hiệu lệnh của cô.
- Vạch tập thể dục
- 5-6 quả bóng nhựa
- Dây thừng
- Sân tập sạch phẳng.
1. Khởi động:
- Cô cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, cho trẻ đI các kiểu chân về
 đội hàng ngang để tập bài tập PTC
2. Trọng động:
a. BTPTC
- Cho trẻ tập các động tác như TDS, bỏ hô hấp: 4 lần x 4 nhịp ( Lưu ý nhấn mạnh động tác tay tập 5 lần x 4 nhịp)
b. VĐCB: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh – Tung bắt bóng 
- Cô giới thiệu tên vận động
- Cô làm mẫu L1: không phân tích
- Cô làm mẫu L2: phân tích. 
+TTCB: Cô đứng chân trước chân sau, người hơI cúi về trước để lấy đà, cô chạy thẳng về phía trước, thay đổi tốc độ chạy theo hiệu lệnh của cô. Cô nói “Chạy nhanh” các con tăng tốc độ, “chạy chậm” các con giảm tốc độ, cứ chạy như vậy cho đến lá cờ làm đích.
- Cô gọi 3-4 trẻ lên thực hiện cho cả lớp quan sát và nhận xét.
- Cho trẻ thực hiện: 
- Trẻ tập 2-3 lượt ( Cô lưu ý sửa sai cho trẻ)	
* Ôn tung bắt bóng: Cô nói lại kỹ năng cho trẻ và gọi 2-3 trẻ lên thực hiện sau đó cho trẻ tập theo nhóm
c. TC: Chèo thuyền
- Cô giới thiệu tên TC
- Cách chơi:Cho trẻ ngồi hình chữ V,trẻ nọ ngồi sát trẻ kia,hai tay bám vào vai bạn ngồi trước.Mình hơi gập về phía trước,rồi ngửa về phía sau,vừa đẩy vừa nói :”Chèo thuyền”
- Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. 
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đI nhẹ nhàng làm chim bay về tổ. 
Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2011
Thời gian
Tên HĐ
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Thứ 5 (29/12)
1.HĐ LQVT:
 Trẻ biết đếm đến 3, Nhận biết chữ số 3 và các nhóm có 3 đối tượng
(BT : 10)
* Kiến thức: 
- Trẻ biết đếm đến 3,nhận biết chữ số 3 và các nhóm có 3 đối tượng
* Kỹ năng: 
- Trẻ biết tìm, đếm và nêu kết quả nhận xét của mình
-Trả lời câu hỏi của cô rõ ràng,đủ câu
* Thái độ:
- Trẻ học hứng thú,tập trung trong giờ học
* NDTH:
Âm nhạc: Cháu yêu cô thợ dệt
cầu của cô
MTXQ: Dụng cụ các nghề và sản phẩm của nghề may
* Đồ dùng của cô:
-Hình ảnh,lô tô các nghề
-Nhà có chấm tròn từ 
1->3 để trẻ chơi trò chơi
*Đồ dùng của trẻ: 
- Mối trẻ lô tô có 3 chiếc quần,3 chiếc áo
-Giấy vẽ,bút màu
1. ổn định tổ chức:
- Hát bài “ Cháu yêu cô thợ dệt”
2. Bài mới: 
* Phần 1: ôn tập nhận biết số lượng 1;2
- Tìm xung quanh lớp dụng cụ các nghề có số lượng là 1 và 2
- Cho từng nhóm trẻ lên chơi “ thi lấy nhanh” dụng cụ nghề theo số lượng cho trước,lấy thêm hoặc bớt đi để có 1 hoặc 2 
*Phần 2:Tạo nhóm có số lượng là 3.Đếm đến 3
-Mỗi trẻ đi lấy rổ có hình ảnh dụng cụ nghề nghiệp.Cô hỏi trẻ trong rổ có gì?
-Chúng mình lấy hết những chiếc áo ra và xếp thành hàng ngang
-Lấy 2 cái quần và đếm
-Sau đó xếp mối cái quần dưới một cái áo.Số quần nhiều hơn hay số áo nhiều hơn?
-Có bao nhiêu chiếc quần? Cô đếm cùng với trẻ từ trái sang phải( 1-2- Tất cả có 2 chiếc quần)
-Có bao nhiêu cái áo? (3 cái áo)
-Muốn số quần nhiều bằng số áo ta phải làm như thế nào? (phải thêm 1 cái quần)
-Trẻ lấy một cái quần đặt thêm vào dưới cái áo còn lại
-Có mấy cái quần? Có mấy cái áo? Số quần và số áo cùng có mấy?(cùng có 3)
-Cô cho trẻ vừa cất từng cái quần và đếm.Sau đó cất từng cái áo và đếm.
-Cho trẻ tìm xung quanh lớp đồ vật,đồ chơi có số lượng 3

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_choi_chu_de_5_nghe_nghiep.doc
Giáo án liên quan