Giáo án điện tử Lớp Chồi - Chủ đề: Mùa xuân và Tết nguyên đán

Mục tiêu :

1. Phát triển thể chất

* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe :

- Trẻ nhận biết được giá trị dinh dưỡng và cách chế biến một số món ăn trong ngày Tết: Bánh chưng, mứt kẹo, dưa món, chả lụa

- Trẻ ăn uống hết khẩu phần, điều độ, không kén chọn kiêng khem thức ăn để cơ thể khỏe mạnh.

- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân để có cơ thể khỏe mạnh, biết tự phục vụ vệ sinh cá nhân.

* Phát triển vận động:

- Phát triển một số vận động cơ bản: Bật tách chân, khép chân; Trườn sấp kết hợp chui qua cổng.

- Phối hợp tốt sự vận động và các giác quan (vận động thô và vận động tinh)

- Phát triển tính kiên trì, nhanh nhẹn, thông qua các trò chơi dân gian: Kéo co, thả đỉa ba ba

- Trẻ có khả năng phối hợp tay - mắt, cử động khéo léo của bàn tay, ngón tay để tô, vẽ, tô những nét cong, tròn tạo thành hoa mùa xuân, phết hồ và dán thành dây xúc xích trang trí lớp.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án điện tử Lớp Chồi - Chủ đề: Mùa xuân và Tết nguyên đán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề : Mùa xuân và tết nguyên đán
Thời gian thực hiện : 2 tuần (từ 24/01 – 18/02/2011)
Mục tiêu : 
1. Phát triển thể chất
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe :
- Trẻ nhận biết được giá trị dinh dưỡng và cách chế biến một số món ăn trong ngày Tết: Bánh chưng, mứt kẹo, dưa món, chả lụa
- Trẻ ăn uống hết khẩu phần, điều độ, không kén chọn kiêng khem thức ăn để cơ thể khỏe mạnh. 
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân để có cơ thể khỏe mạnh, biết tự phục vụ vệ sinh cá nhân.
* Phát triển vận động:
- Phát triển một số vận động cơ bản: Bật tách chân, khép chân; Trườn sấp kết hợp chui qua cổng.
- Phối hợp tốt sự vận động và các giác quan (vận động thô và vận động tinh)
- Phát triển tính kiên trì, nhanh nhẹn, thông qua các trò chơi dân gian: Kéo co, thả đỉa ba ba
- Trẻ có khả năng phối hợp tay - mắt, cử động khéo léo của bàn tay, ngón tay để tô, vẽ, tô những nét cong, tròn tạo thành hoa mùa xuân, phết hồ và dán thành dây xúc xích trang trí lớp.
2 . Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ biết sử dụng các từ chỉ mùa trong năm : Mùa xuân, mùa hè, thu, đông.
- Trẻ biết cách chúc Tết, chào hỏi mọi người khi có khách đến nhà.
- Trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua đọc thơ, ca dao, đồng dao và kể lại chuyện đã được nghe có nội dung liên quan đến chủ đề mùa xuân, tết nguyên đán.
- Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp và trả lời được câu hỏi về mùa xuân, tết nguyên đán.
- Biết kể hoặc nói về những điều đã quan sát được qua thực tế, qua tranh, ảnh.. liên quan đến mùa xuân và tết nguyên đán.
3. Phát triển nhận thức:
- Trẻ có một số kiến thức về ngày tết nguyên đán của người việt Nam. (Phong tục, các loại trái cây, hoa quả, các món ăn trong ngày Tết)
 nhiều nguồn nước khác nhau : nước ở thể lỏng, thể rắn, thể khí.	
- Trẻ biết được các đặc điểm đặc trưng của mùa xuân ( thời tiết, cây cối, con vật).
- Trẻ biết được một số lễ hội trong ngày tết tại các địa phương .
- Trẻ nhận biết được cách ghép tương ứng 1- 1 trong phạm vi 4 và chia nhóm trong phạm vi 4.
4. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
 - Trẻ yêu thiên nhiên của mùa xuân, quang cảnh ngày tết, biết chăm sóc, bảo vệ cây cối, hoa kiểng mùa xuân.
 - Biết yêu thương gia đình, người thân, có thái độ kính trọng, lễ phép đối với ông bà, cha mẹ trong ngày tết, biết chúc tết ông bà cha mẹ.
 - Tham gia tích cực vào các hoạt động đón chào ngày tết của gia đình, trường lóp.
 - Tôn trọng các phong tục truyền thống, di tích văn hóa, lịch sử của địa phương.
5. Phát triển thẩm mỹ: 
 - Trẻ cảm nhận được sự gọn gàng, ngăn nắp của nhà cửa khi được dọn dẹp, trang trí mỗi dịp tết đến, xuân về.
 - Thể hiện được vẻ đẹp của cây cối, hoa quả, thời tiết mùa xuân qua hoạt động tạo hình : tô vẽ hoa mùa xuân, tham gia dán dây xúc xích để trang trí lớp học, trẻ biết tôn trọng sản phẩm của trẻ làm ra và sản phẩm của bạn.
 - Hát và vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu của bài hát và thể hiện cảm xúc khi hát, nghe hát các bài hát về mùa xuân và tết nguyên đán.

File đính kèm:

  • docchu_de_mua_xuan_va_tet_nguyen_dan.doc