Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 8 - Đặng Thị Hồng Anh

TIẾT 15 : CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài.

2.Kĩ năng:

- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc.

3. Thái độ:

- Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.

II.CHUẨN BỊ:

- Bút dạ + phiếu khổ to viết nội dung BT1, 2 (phần luyện tập), để khoảng trống dưới mỗi bài để HS viết.

- 20 lá thăm để HS chơi trò du lịch – BT3 (phần luyện tập). Một nửa số lá thăm ghi tên thủ đô của 1 nước, nửa kia ghi tên của nước.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Tuần 8 - Đặng Thị Hồng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề nơi gia đình Lu-i Pa-xtơ sống, thời ông còn nhỏ. 
HS đọc yêu cầu của bài tập và làm bài vào VBT
Những HS làm bài trên phiếu dán kết quả bài làm trên bảng lớp, trình bày.
Cả lớp nhận xét
+ Tên người: An-be Anh - xtanh;
Crit–xti - an An - đéc – xen.
+ Tên địa lí: Xanh Pê –téc-bua, Tô- ki- ô, A- ma- dôn, Ni-a-ga- ra.
HS đọc yêu cầu của bài tập & quan sát kĩ tranh minh hoạ trong SGK để hiểu yêu cầu bài.
HS chơi trò chơi du lịch. 
STT
Tên nước
Tên thủ đô
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Nhật Bản
Thái lan
Lào 
Đức 
Nga 
Căm-pu-chia
Ấn Độ
In-đô-nê-xi-a
Trung Quốc
Anh 
Tô-ki-ô
Băng Cốc
Viêng Chăn
Béc-lin
Mác –xcơ-va
Phnôm Pênh
Niu Đê-li
Gia-các-ta
Bắc Kinh
Luân Đôn
HS nhận xét bài bạn
 2HS nêu – HS khác nhận xét.
HS nhận xét tiết học
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 16 : DẤU NGOẶC KÉP 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép. 
2.Kĩ năng:
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết. 
3. Thái độ:
- Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
- Phiếu khổ to viết nội dung BT1 (phần nhận xét)
- Phiếu khổ to viết nội dung BT1, 3 (phần luyện tập) 
- Tranh ảnh con tắc kè 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5
1’
12’
12’
4’
Khởi động: 
Bài cũ: Cách viết tên riêng, tên địa lí nước ngoài. 
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ
- Yêu cầu HS viết 5 tên người, tên địa lí nước ngoài trong BT2, 3 
- Gvcùng HS nhận xét &chấm điểm 
Bài mới: 
GV giới thiệu bài ghi tựa bài
Hoạt động1:Hình thành khái niệm
Hướng dẫn phần nhận xét
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
GV dán lên bảng tờ phiếu đã in nội dung bài tập, hướng dẫn cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của Trường Chinh, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau:
+ Những từ ngữ & câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép?
+ Những từ ngữ & câu đó là lời của ai? 
+ Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép? 
GV chốt ý.
Bài tập 2:
GV yêu cầu HS đọc đề bài, suy nghĩ, trả lời câu hỏi: Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập, khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm?
Bài tập 3:
GV nói về con tắc kè (kèm tranh, ảnh): một con vật nhỏ, hình dáng hơi giống con thạch sùng, thường kêu tắc  kè.
GV hỏi HS: 
+ Từ lầu chỉ cái gì?
+ Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không?
+ Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì? 
+ Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?
Ghi nhớ 
- Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV phát phiếu cho 3 HS 
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV gợi ý: Đề bài của cô giáo & các câu văn của bạn học sinh có phải là những lời đối thoại trực tiếp giữa hai người không? 
GV nhận xét
Bài tập 3:
GV gợi ý tìm những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt trong đoạn a, b, đặt những từ đó trong dấu ngoặc kép.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài
Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Ước mơ 
+ 1 HS nhắc lại ghi nhớ 
+1 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vở nháp 
HS nhận xét 
HS nhắc lại tựa
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi:
+ HS nêu
+ Lời của Bác Hồ
+ Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Đó có thể là một từ hay cụm từ hoặc một câu trọn vẹn
HS đọc yêu cầu bài tập
Cả lớp suy nghĩ, trả lời câu hỏi: 
+ Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi dẫn lời nói trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ.
+ Dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn. 
HS đọc yêu cầu bài tập
HS trả lời:
+ Chỉ ngôi nhà cao, to,sang trọng, đẹp đẽ
+ Tắc kè xây tổ trên cây – tổ tắc kè nhỏ bé, không phải là cái lầu theo nghĩa của con người.
+ Gọi cái tổ nhỏ của tắc kè bằng từ lầu để đề cao giá trị của cái tổ. 
+ Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng để đánh dấu từ lầu là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. 
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập và làm bài vào VBT
- 3 HS lên bảng làm bài – tìm & gạch dưới lời nói trực tiếp trong đoạn văn
Cả lớp nhận xét
 + “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”
+ “Em đã nhiều lầnmùi soa”
HS đọc yêu cầu của bài tập
+ Đề bài của cô giáo & các câu văn của bạn HS không phải dạng đối thoại trực tiếp, do đó không thể viết xuống dòng, đặt sau dấu gạch đầu dòng. 
1 HS đọc yêu cầu bài 
Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ về yêu cầu của bài tập
HS tìm những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt trong đoạn a, b, đặt những từ đó trong dấu ngoặc kép:
a) Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”
b) gọi là đào “trường thọ”, gọi là “trường thọ”,  đổi tên quả ấy là “đoản thọ”
HS nhận xét tiết học
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 15 : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 1.Kiến thức
Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện:
Sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian.
 2. Kĩ năng:
Viết câu mở đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian. 
 3. Thái độ:
 - Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ cốt truyện Vào nghề 
4 tờ phiếu khổ to viết nội dung 4 đoạn văn (mở đầu, diễn biến, kết thúc) 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1’
5’
1’
23’
4’
Khởi động: 
Bài cũ 
GV kiểm tra 2, 3 HS đọc bài viết – phát triển câu chuyện từ đề bài: Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước. 
GV nhận xét & chấm điểm 
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
 - Trong các tiết TLV trước, các em đã hiểu cách thức chung để phát triển câu chuyện & sắp xếp các đoạn văn theo trình tự thời gian. Trong tiết học này, các em sẽ tiếp tục luyện tập cách phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian. Đặc biệt, cô sẽ hướng dẫn các em cách viết câu mở đoạn làm sao để nối kết được các đoạn văn với nhau. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV dán bảng tranh minh hoạ truyện Vào nghề, yêu cầu HS mở SGK, tuần 7, xem lại nội dung BT2, xem lại bài đã làm trong vở. 
GV dán bảng 4 tờ phiếu đã viết hoàn chỉnh 4 đoạn văn đó
- Tết ấy, Va-li-a tròn 11 tuổi bố mẹ cho em đi xem xiếc.
- Một hôm,tình cờ em đọc một thông báo tuyển diễn viên xiếc, em xin bố mẹ ghi tên đi học.
- Từ đó,hôm nào, Va-li-a cũng làm việc trong chuồng ngựa.
- Chẳng bao lâu, em trở thành diễn viên,được biểu diễn trên sân khấu.
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV nêu từng yêu cầu:
+ Trình tự sắp xếp các đoạn văn?
+ Vai trò của các câu mở đầu đoạn văn?
GV nhận xét.
Bài tập 3:
GV nhấn mạnh yêu cầu của bài :
+ Các em có thể chọn kể một câu chuyện đã học qua các bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt (ví dụ : Ông Mạnh thắng Thần Gió; Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; Người ăn xin, ) 
GV nhận xét : Quan trọng nhất là xem câu chuyện ấy có đúng là được kể theo trình tự thời gian không.
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS ghi nhớ: Có thể phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian, nghĩa là việc nào xảy ra trước thì kể trước, việc nào xảy ra sau thì kể sau. 
Chuẩn bị bài: Luyện tập phát triển câu chuyện. 
- HS đọc bài viết
 - HS nhận xét 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS mở SGK, tuần 7, xem lại nội dung BT2, xem lại bài đã làm trong vở. Mỗi em đều viết lần lượt 4 câu mở đầu cho cả 4 đoạn văn. 
Mỗi bàn cử 1 đại diện lên sửa bài tập
+ Tết Nô-en năm ấy, cô bé Va-li-a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem xiếc.
+ Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề.
+ Thế là từ hôm đó, ngày ngày em đến làm việc trong chuồng ngựa.
+ Thế rồi cũng đến ngày, em trở thành diễn viên thực thụ.
 HS đọc lại
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. 
+ Sắp xếp theo trình tự thời gian 
+ Thể hiện sự tiếp nối về thời gian để nối đoạn văn với đoạn văn trước đó. 
HS đọc yêu cầu của bài.
Một số HS nói tên truyện mình sẽ kể.
HS suy nghĩ, làm bài cá nhân, viết nhanh ra nháp trình tự của các sự việc. 
HS thi kể chuyện.
Cả lớp nhận xét 
 HS nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 16 : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 1.Kiến thức
Tiếp tục củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
2. Kĩ năng
Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian. 
 3. Thái độ:
 HS ham tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Phiếu ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.
1 tờ phiếu khổ to ghi bảng so sánh lời mở đầu đoạn 1, 2 của câu chuyện Ở vương quốc tương lai theo cách kể 1 (kể theo trình tự thời gian); lời mở đầu đoa

File đính kèm:

  • docgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_4_tuan_8_dang_thi_hong_anh.doc
Giáo án liên quan