Giáo án lớp 4 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Hội Hợp B

I. Mục tiêu:

1. Đọc đúng:

- Đọc đúng các từ ngữ câu đoạn bài. Đọc liền mạch các tên riêng: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khỏe, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.

2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài:

 - Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh họa, bảng ghi những câu đoạn dài.

III. Các hoạt động dạy và học:

A. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số, hát.

 

doc43 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Hội Hợp B, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m2= ......cm2 
6 m2 8dm2 = .......... dm 2
-HS lên bảng làm bài
Bài 3: Khoanh vào số đo diện tích thích hợp:
Diện tích sân trường là;
4000dm2, 4000m2, 4 km2, 1000dm2, 400 000cm2
Diện tích nước ta là:
330 000 dm2, 330 000m2, 330 000 cm2, 3230 000 km2
-HS làm bài theo nhóm
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả
Bài 4: Một máy bay phun thuốc trừ sâu . Ngày đầu phun được một nưả khu rừng và 5 km2 . Ngày hôm sau phun được một nưả diên tích còn lại và 3 km2 thì vừa hết. Tính diện tích khu rừng đó?
4.Củng cố, dặn dò:( 1P)
-Nhắc lại nội dung.
-Nhận xét giờ học
-HS làm bài tập vào vở
Ngày hôm sau phun được số diện tích là:
3 x 2 = 6 ( km2)
Diện tích khu rừng đó là:
( 6 + 5 ) x 2 = 22 ( km 2)
 Đáp số: 22 km 2
Thứ tư ngày 1 tháng 1 năm 2014
Tiếng Anh
Giỏo viờn bộ mụn soạn giảng
Tập đọc
Chuyện cổ tích về loài người
 ( Xuân Quỳnh )
I. Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các từ ngữ khó do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng kể chậm, dàn trải, dịu dàng, chậm hơn ở các câu thơ kết bài.
2. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy -học:
Tranh minh họa SGK, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy -học:
4’
1’
A. Kiểm tra bài cũ: 
2 HS đọc truyện “Bốn anh tài” và trả lời câu hỏi.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
7’
15’
8’
a. Luyện đọc:
-Gọi HS đọc nối đoạn.
- Nối tiếp nhau đọc 7 khổ thơ.( 2lượt )
- GV nghe, kết hợp sửa lỗi, cách ngắt nhịp và giải nghĩa từ.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm để trả lời câu hỏi:
-Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc khổ 1.
H: Trong câu chuyện cổ tích này ai là người được sinh ra đầu tiên ?
- Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất. Trái đất lúc đó chỉ có toàn trẻ con, cảnh vật trống vắng, trụi trần, không dáng cây ngọn cỏ.
H: Sau khi trẻ sinh ra vì sao cần có ngay mặt trời ?
- Để trẻ nhìn cho rõ.
H: Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ ?
- Vì trẻ cần có tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng chăm sóc.
H: Bố giúp trẻ em những gì ?
- Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy cho trẻ biết nghĩ.
H: Thầy giáo giúp trẻ em những gì ?
- Dạy trẻ học hành.
H: ý nghĩa của bài thơ này là gì ?
- Thể hiện tình cảm yêu mến trẻ em/ ca ngợi trẻ em, thể hiện tình cảm trân trọng của người lớn với trẻ em/ Mọi sự thay đổi trên thế giới đều vì trẻ em
- HS đọc bài học và viết vào vở.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng: 
- Treo bảng phụ.
- Nối nhau đọc bài thơ.
- GV đọc mẫu 1 đoạn (khổ 4 + 5).
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp khổ thơ 4+5
- - Nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
- Thi học thuộc lòng từng khổ và cả bài.
1’
3. Củng cố, dặn dò: 
+Bài thơ nói lên điều gì ?
- Nhận xét tiết học.
Toán
Hình bình hành
I. Mục tiêu:
- Hình thành biểu tượng về hình bình hành cho HS.
- Nhận biết 1 số đặc điểm của hình bình hành, từ đó phân biệt được hình bình hành với 1 số hình đã học.
II. Đồ dùng: 
GV vẽ sẵn vào bảng phụ hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, tứ giác.
III. Các hoạt động dạy – học:
3’
1’
6’
8’
17’
A. Bài cũ:
- Nêu đặc điểm của hình chữ nhật
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hình thành biểu tượng về hình bình hành:
- GV giới thiệu tên gọi hình bình hành.
- HS: Quan sát hình vẽ trong phần bài học SGK rồi nhận xét hình dạng của hình, từ đó hình thành biểu tượng về hình bình hành.
3. Nhận biết 1 số đặc điểm của hình bình hành:
- GV gợi ý để HS tự phát hiện ra các đặc điểm của hình bình hành.
HS: Lấy thước đo độ dài của các cặp cạnh đối diện và nêu nhận xét.
? Các cặp cạnh đối diện của hình bình hành như thế nào
- Các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
? Nêu 1 số ví dụ trong thực tế có dạng là hình bình hành
- Tự nêu.
- GV treo bảng phụ có vẽ sẵn 1 số hình và yêu cầu HS chỉ ra đâu là hình bình hành.
4. Thực hành:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu. Tự nhận dạng hình và trả lời câu hỏi.
- GVchữa bài và kết luận:
M
N
P
Q
+ Bài 2:
GV giới thiệu cho HS về các cặp cạnh đối diện của hình tứ giác ABCD.
B
A
C
D
HS: Nhận dạng và nêu được hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau
1’
AB và DC là cặp cạnh đối diện.
AD và BC là cặp cạnh đối diện.
- MN và PQ là cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- MQ và NP là cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
+ Bài 3: Vẽ thêm 2 đoạn thẳng để có hình bình hành.
5. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ và tự làm.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Kể chuyện
Bác đánh cá và gã hung thần
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:	
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS biết thuyết minh nội dung tranh bằng 1 - 2 câu, kể lại được câu chuyện 1 cách tự nhiên.
- Nắm được nội dung câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe:
	- Chăm chú nghe cô giáo, thầy giáo kể chuyện, nhớ cốt truyện.
	- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa truyện phóng to.
III. Các hoạt động dạy - học:
3’
12’
1. Giới thiệu truyện:
2. GV kể chuyện: 
- GV kể lần 1, kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện.
- GV kể lần 2 chỉ vào tranh.
- Cả lớp nghe.
- Nghe, kết hợp nhìn tranh minh họa.
- GV kể lần 3.
23’
3. Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của bài tập: 
a. Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh bằng 1, 2 câu.
- 1 em đọc yêu cầu của bài 1.
- GV dán lên bảng lớp 5 tranh minh họa phóng to tranh SGK.
- Suy nghĩ nói lời thuyết minh cho 5 tranh.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Tranh 1: Bác đánh cá kéo lưới cả ngày, cuối cùng được mẻ lưới trong có chiếc bình to.
Tranh 2: Bác mừng lắm vì cái bình đem ra chợ bán được khối tiền.
Tranh 3: Từ trong bình, một làn khói đen tuôn ra, rồi hiện thành 1 con quỷ.
Tranh 4: Con quỷ đòi giết bác đánh cá để thực hiện lời nguyền.
Tranh 5: Bác đánh cá lừa con quỷ chui vào bình, nhanh tay đậy nắp, vứt cái bình trở lại biển sâu.
b. Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện:
-1 em đọc yêu cầu 2, 3.
- Kể chuyện trong nhóm.
- Kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm, sau đó kể cả chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể trước lớp:
- 2, 3 nhóm tiếp nối nhau kể toàn bộ câu chuyện.
- Một vài em kể cả câu chuyện và nói ý nghĩa.
2’
GV và cả lớp nhận xét.
4. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Yêu cầu về nhà kể lại cho người thân nghe.
Kĩ thuật
Lợi ích của việc trồng rau, hoa
A. Mục tiêu: 
      - Học sinh biết được lợi ích của việc trồng rau, hoa
      - Yêu thích công việc trồng rau, hoa
B. Đồ dùng dạy học
      - Sưu tầm một số loại cây rau, hoa
      - Tranh minh hoạ ích lợi của việc trồng rau, hoa
C. Các hoạt động dạy học
3’
15’
15’
2’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức : 
II- Kiểm tra: Không
III- Dạy bài mới
+ HĐ1: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa
- GV cho HS quan sát hình 1 SGK, vật thật, đặt câu hỏi thảo luận nhóm đôi.
- Em hãy nêu ích lợi của việc trồng rau ? 
- Gia đình em thường sử dụng những loại  rau nào làm thức ăn?
- Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hàng ngày?
- Rau còn được sử dụng để làm gì?
- GV nhận xét và kết luận- SGV trang 58
- GV hướng dẫn quan sát hình 2 và đặt câu hỏi tương tự để học sinh nêu tác dụng và lợi ích của việc trồng hoa
- GV nhận xét và kết luận ( SGK ) 
+ HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta
- Cho học sinh thảo luận nhóm theo nội dung 2- SGK
- Khí hậu nước ta có đặc điểm gì ?
- Vì sao nên trồng nhiều rau, hoa ?
- Vì sao có thể trồng rau, hoa quanh năm và trồng ở khắp mọi nơi ?
- GV nhận xét và tóm tắt những nội dung chính của bài
IV. Hoạt động nối tiếp : 
      - Nêu ích lợi của việc trồng rau hoa ?
Về nhà đọc và chuẩn bị trước bài: Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa.
- Hát   
- Học sinh quan sát tranh, vật thật và trả lời câu hỏi.
- Rau được dùng làm thức ăn trong bữa ăn hàng ngày, rau cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người...
- Học sinh nêu 
- Rau được chế biến thành các món ăn để ăn với cơm như luộc, xào, nấu
- Rau còn đem bán, xuất khẩu, chế biến thực phẩm.... 
- Học sinh trả lời     
- Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên thuận lợi cho cây rau và hoa phát triển quanh năm
- Nhu cầu sử dụng rau, hoa của con người ngày càng nhiều
-Vì điều kiện về khí hậu và đất đai của nước ta rất thuận lợi để cây rau, hoa phát triển.
HS nêu.
Luyện từ và câu( Bổ sung)
Ôn tập: Chủ ngữ trong câu kể “Ai làm gì ? ”
I. Mục tiêu:
	- HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể “Ai làm gì?”.
	- Biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu, biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn.
 - Biết sử dụng cách đặt câu vào viết văn.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
Thời gian
Hoạt động dạy học
3’
1’
31’
1’
A. Kiểm tra bài học giờ trước: 
GV gọi HS đọc ghi nhớ bài trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Đọc lại đoạn văn sau:
 Cả thung lũng như một bức tranh thuỷ mặc. Những sinh hoạt của một ngày mới bắt đầu. Trong rừng, chim chóc hót véo von. Thanh niên lên rẫy. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Em nhỏ đùa vui trước sàn nhà.Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần.
 Theo Đình Trung
a. Tìm các câu kể Ai làm gì ? Trong đoạn văn trên.
b. Xác dịnh chủ ngữ của từng câu vừa tìm được ?
-HS đọc yêu cầu của bài tập, làm vào VBT.
-GV chấm chữa bài.
a. Trong rừng, chim chóc hót véo von.Thanh niên lên rẫy. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Em nhỏ đùa vui trước sàn nhà. các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần.
Bài 2: Đặt câu:
 Đặt câu có cụm từ các chú công nhân làm chủ ngữ.
b. Đặt câu có cụm từ Mẹ em làm chủ ngữ.
c. Đặt câu có cụm từ Chim sơn ca làm chủ ngữ.
 HS đọc yêu cầu bài, làm bài VBT, một em lên chữa bài.
-GV- HS nhận xé

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 19.doc
Giáo án liên quan