Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 15
I. Mục tiêu
- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm toàn bài với giọng phù hợp nội dung từng đoạn
- Hiểu các từ ngữ: buôn, nghi thức, gùi.
- Hiểu nội dung bài: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành.( Trả lời được câu hỏi 1,2,3)
Cho HS giỏi trả lời thêm câu 4
Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trang 114 SGK
III. các hoạt động dạy học
- Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị một câu chuyện kể về một buổi sum họp đầm ấm trong một gia đình - 3 HS kể - 2 HS đọc đề bài - HS đọc phần gợi ý - HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể -HS kể theo nhóm 4 - HS lần lượt kể trước lớp - Nhận xét bạn kể hay nhất , hấp dẫn nhất * * * Rút kinh nghiệm : …………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ________________________ Tiết 5 Môn: Khoa học cao su I. Mục tiêu Giúp HS: - Nhận biết một số tính chất của cao su. - Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. II. Đồ dùng dạy - học HS chuẩn bị bóng cao su và dây chun. Hình minh hoạ trang 62, 63 SGK. III. Các hoạt động dạy - học 1- Kiểm tra bài cũ: + Hãy nêu tính chất của thuỷ tinh. + Nêu công dụng của thủy tinh và cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh. - GV nhận xét cho điểm. 2-Bài mới: a- Giới thiệu: b- Giảng bài: Hoạt động 1 một số đồ dùng được làm bằng cao su - Hãy kể tên các đồ dùng bằng cao su mà em biết? - GV ghi nhanh tên các đồ dùng lên bảng. Gợi ý HS có thể nhìn vào các hình minh hoạ trong SGK. - Dựa vào những kinh nghiệm thực tế đã sử dụng đồ dùng làm bằng cao su, em thấy cao su có tính chất gì? - Các đồ dùng được làm bằng cao su: ủng, tẩy, đệm, xăm xe, lốp xe, găng tay, bóng đá, bóng chuyền, dây chun, dây curoa, dép.... - Cao su dẻo, bền. cũng bị mòn. Hoạt động 2 tính chất của cao su - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. - Yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra để đảm bảo mỗi nhóm có: 1 quả bóng cao su, 1 dây chun, 2 bát nước. - Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV, quan sát, mô tả hiện tượng và kết quả quan sát. - Thí nghiệm 1: + Ném quả bóng cao su xuống nền nhà. - Thí nghiệm 2: + Kéo căng sợi dậy chun hoặc dây cao su rồi thả tay ra. - Thí nghiệm 3: + Thả một đoạn dây chun vào bát có nước. - GV đi quan sát, hướng dẫn các nhóm làm. Nhắc HS mỗi thí nghiệm có thể làm lại nhiều lần để quan sát hiện tượng xảy ra cho chính xác, sau đó gọi 3 nhóm lên mô tả hiện tượng và kết quả của từng thí nghiệm. - GV làm thí nghiệm 4 trước lớp. - GV mời 1 HS lên cầm đầu sợi dây cao su, đầu kia GV bật lửa đốt. Hỏi HS: Em có thấy nóng tay không? Điều đó chứng tỏ điều gì? - Qua các thí nghiệm trên em thấy cao su có những tính chất gì? - Kết luận: Cao su có hai loại, cao su tự nhiên và cao su nhân tạo. - 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm, hoạt động dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. - Nghe GV hướng dẫn. - Làm thí nghiệm trong nhóm. - Đại diện của 3 nhóm lên làm lại thí nghiệm, mô tả hiện tượng xảy ra, các nhóm khác bổ sung và đi đến ý kiến thống nhất: Thí nghiệm 1: Khi ta ném quả bóng cao su xuống nền nhà, ta thấy quả bóng nẩy lên. Chỗ quả bóng đập xuống nền nhà bị lõm lại một chút rồi lại trở về hình dáng ban đầu. Thí nghiệm chứng tỏ cao su có tính đàn hồi. Thí nghiệm 2: Dùng tay kéo căng sợi dây cao su, ta thấy sợi dây dãn ra những khi ta buông dây thì sợi dây lại trở về hình dáng ban đầu. Thí nghiệm chứng tỏ cao su có tính đàn hồi Thí nghiệm 3: Thả một sợi dây chun vào bát nước, quan sát ta không thấy có hiện tượng gì xảy ra. Thí nghiệm đó chứng tỏ cao su không ta trong nước. - HS quan sát và trả lời: Khi bị đốt 1 đầu sợi dây, đầu kia không bị nóng, chứng tỏ cao su dẫn nhiệt rất kém. - Cao su có tính đàn hồi tốt,ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; không tan trong nước, cách nhiệt. - Chúng ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng đồ dùng bằng cao su? - HS nêu theo hiểu biết: Khi sử dụng đồ dùng bằng cao su cần lưu ý không để ngoài nắng, không để hoá chất dính vào, không để ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Hoạt động kết thúc -GV nêu câu hỏi củng cố bài. - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở, chuẩn bị một đồ dùng bằng nhựa vào tiết sau. * * * Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………. Ngày soạn 4/12/2013 Ngày dạy: Thứ năm 12/12/2013 Tiết:1 Môn: Tập đọc Bài 30: về ngôi nhà đang xây I. Mục tiêu - Đọc đúng các tiếng, từ khó : Giàn giáo, cái lồng, huơ huơ, sẫm biếc, nồng hăng , làn gió, lớn lên . - Biết đọc diễn cảm toàn bài, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do. - Hiểu nghĩa các từ: Giàn giáo, trụ bê tông, cái bay - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước .(Trả lời được câu hỏi 1,2,3). - HS khá, giỏi đọc diễn cảm được bài thơ với giọng vui, tự hào. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ trang 149 SGK III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét ghi điểm B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh GV: bài thơ về ngôi nhà đang xây các em học hôm nay cho chúng ta thấy vẻ đẹp , sự sống động của ngôi nhà đang xây dở cho ta thấy một đất nước đang phát triển, nhiều tiềm năng lớn. Các em cùng học bài để hiểu rõ điều đó. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) luyện đọc - GV chia đoạn: 2 đoạn -Gọi hs luyện đọc đoạn ,bài. -GV uốn nắn giúp hs đọc đúng,hiểu nghĩa từ. b) Tìm hiểu bài Hỏi: Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây? Hỏi: Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà? Hỏi: Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi. Hỏi: Bài thơ cho em biết điều gì?(cho HS giỏi nêu). - GV ghi nội dung chính lên bảng c) Đọc diễn cảm - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 1+ 2 . 3. Củng cố dặn dò - HS nhắc lại nội dung ,ý nghĩa bài. - Khuyến khích về nhà đọc thuộc lòng ,chuẩn bị bài Thầy thuốc như mẹ hiền. - 3HS đọc nối tiếp mỗi em một đoạn và trả lời câu hỏi - HS quan sát tranh : Tranh vẽ bạn nhỏ đang đi học qua một công trường đang xây dựng - HS nghe -HS luyện đọc. + Những ngôi nhà đang xây với giàn giáo như cái lồng che chở, trụ bê tông nhú lên, bác thợ nề đang cầm bay, ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi gạch, những rãnh tường chưa trát. Những hình ảnh so sánh: - Giàn giáo tựa cái lồng - Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây - Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong - Ngôi nhà như bức tranh còn nguyên vôi vữa. Những hình ảnh nhân hóa: + Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường Làn gió mang hương, ủ đầy những rãnh tường chưa trát. Ngôi nhà lớn lên với trời xanh + HS giỏi nêu - HS nhắc lại nội dung chính của bài - 3 HS thi đọc. Rút kinh nghiệm :………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ______________________________ Tiết 3 Môn: Toán Bài 74 :tỉ số phần trăm i.mục tiêu Giúp HS : Bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm. Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm. Làm BT 1,2. Khuyến khích HS khá,giỏi làm thêm bài tập 3. Ii. đồ dùng - dạy học Hình vuông kẻ ô 100 ô, tô màu 25 ô để biểu diễn 25%. Iii. các hoạt động dạy - học A. Kiểm tra bài cũ B. Dạy - học bài mới 1.Giới thiệu bài : 2.Giới thiệu khái niệm tỉ số phần trăm a) Ví dụ 1 - GV nêu bài toán (SGK) - GV yêu cầu HS tìm tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa. -GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ, sau đó vừa chỉ vào hình vẽ vừa giới thiệu : + Diện tích vườn hoa là 100m². + Diện tích trồng hoa hồng là 25m². + Tỉ số của diện tích trồng hoa và diệntích vườn hoa là : . + Ta viết = 25% đọc là hai mươi lăm phần trăm. + Ta nói : Tỉ số phần trăm của dịên tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa là 25% hoặc diện tích trồng hoa hồng chiếm 25% diện tích vườn hoa. - GV cho HS đọc và viết 25% b) Ví dụ 2 - GV nêu bài toán ví dụ : ( SGK) - GV yêu cầu HS tính tỉ số giữa số học sinh giỏi và số học sinh toàn trường. - Hãy viết tỉ số giữa số học sinh giỏi và số học sinh toàn trường dưới dạng phân số thập phân. - Hãy viết tỉ số dưới dạng tỉ số phần trăm. - Vậy số học sinh giỏi chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh toàn trường ? - Tỉ số phần trăm 20% cho biết cứ 100 học sinh trong trường thì có 20 em học sinh giỏi. - GV cho HS quan sát hình minh hoạ và giảng lại về ý nghĩa của 20%. - GV yêu cầu HS dựa vào cách hiểu hãy giải thích em hiểu các tỉ số phần trăm sau như thế nào ? + Tỉ số giữa số cây còn sống và số cây được trồng là 92%. + Số học sinh nữ chiếm 52% số học sinh toàn trường. + Số học sinh lớp 5 chiếm 28% số học sinh toàn trường. 3.Luyện tập thực hành Bài 1 - GV viết lên bảng phân số và yêu cầu HS : Viết phân số trên thành phân số thập phân, sau đó viết phân số thập phân vừa tìm được dưới dạng tỉ số phần trăm. - GV gọi HS phát biểu ý kiến trước lớp. - GV yêu cầu HS làm tiếp với các phần số còn lại. Bài 2 + Mỗi lần người ta kiểm tra bao nhiêu sản phẩm ? + Mỗi lần có bao nhiêu sản phẩm đạt chuẩn ? + Tính tỉ số giữa số sản phẩm đạt chuẩn và số sản phẩm được kiểm tra. - Hãy viết tỉ số giữa số sản phẩm đạt chuẩn và sản phẩm được kiểm tra dưới dạng tỉ số. - GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán. Bài 3 Khuyến khích HS khá,giỏi làm thêm bài 3. - GV chấm,chữa riêng. 3. Củng cố - dặn dò - GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà xem lại các bài tập và chuẩn bị bài sau. - HS nghe và nêu ví dụ. - HS tính và nêu trước lớp : Tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa là 25 : 100 hay . - HS nghe và tóm tắt lại bài toán. - HS nêu : Tỉ số của số học sinh giỏi và số học sinh toàn trường là : 80 : 400 hay - HS viết và nêu : =. - HS viết và nêu : 20% - Số học sinh giỏi chiềm 20% số học sinh toàn trường. + Tỉ số này cho biết cứ trồng 100 cây thì có 92 cây sống được. + Tỉ số này cho biết cứ 100 học sinh của trường thì có 52 em là học sinh nữ. + Tỉ số này cho biết cứ 100 học sinh của trường thì có 28 em là học sinh lớp 5. - 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi với nhau và cùng viết. - 1 HS phát biểu ý kiến = = 25% - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. = = 15% 12% = = 32% + Mỗi lần kiểm tra 100 sản phẩm. + Mỗi lần
File đính kèm:
- G.A.L.5.T.15.doc