Giáo án lớp 4 - Tuần 8

I.Mục tiêu:

- Giúp HS nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.

- Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.

- GD ý thức học tập tốt .

II. Thiết bị dạy - học:

 GV: Bảng phụ, Phiếu học tập. HS : sgk

III. Các hoạt động dạy học :

 

doc27 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1582 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Với những câu chuyện dài có thể kể 1 - 2 đoạn.
b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
HS: Kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- GV nhận xét giờ học.
	- Về nhà kể cho mọi người cùng nghe. Chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Tiết 16: ăn uống khi bị bệnh
I. Mục tiêu:
- HS biết nói về chế độ ăn uống khi bị 1 số bệnh.
- Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy.Pha dung dịch ô - rê - dôn và nước cháo muối.
- KNS: Kĩ năng tự nhận thức về chế độ ăn uoongskhi bị bệnh thông thường và ứng xử phù hợp khi bị bệnh.
- HS có ý thức tự chăm sóc bản thân.
II. Thiết bị dạy - học:
	- GV: Đồ dùng, hình trang 34, 35 SGK.
	- HS : sgk
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc mục “Bạn cần biết” trang 33.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Hoạt động 1: Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường:
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- GV phát phiếu có ghi câu hỏi.
HS: Thảo luận trong nhóm.
- Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường ?
- Thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, quả chín.
- Đối với người bị bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao ?
- Nên cho ăn món ăn loãng để dễ nuốt, dễ tiêu hoá
- Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn như thế nào ?
- Nên cho ăn nhiều bữa trong ngày.
- GV kết luận mục “Bạn cần biết” SGK trang 35.
b. Hoạt động 2: Thực hành pha dung dịch ô - rê - dôn và chuẩn bị cháo nước muối.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh
HS: Cả lớp quan sát và đọc lời thoại trong H4, 5 trang 35 SGK.
- 2 HS 1 em đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám bệnh, 1 em đọc câu trả lời của bác sỹ.
- Bác sỹ đã khuyên người bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào ?
- Phải cho cháu uống dung dịch ô - rê - dôn hoặc nước cháo muối.
- Để đề phòng suy dinh dưỡng vẫn cho cháu ăn đủ chất.
- Gọi 1 vài HS nhắc lại lời khuyên của bác sỹ.
- GV nhận xét chung về hoạt động của các nhóm.
- Các nhóm báo cáo đồ dùng chuẩn bị để pha dung dịch ô- rê - dôn và nấu cháo muối (không yêu cầu nấu).
c. Hoạt động 3: Đóng vai.
HS: Các nhóm đưa ra tình huống để vận động những điều đã học vào cuộc sống.
- GV và các nhóm cùng theo dõi các bạn đóng vai để nhận xét.
- Có thể đóng vai thể hiện nội dung.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống mà nhóm mình đã chọn.
4. Hoạt động nối tiếp :
	- Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Địa lí
Tiết 8: hoạt động sản xuất của người dân ở tây nguyên
I. Mục tiêu:
- HS biết trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
- Nêu quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ.
- Dựa vào lược đồ, tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
- Có ý thức tôn trọng và bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II. Thiết bị dạy học: 
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh nhà máy thủy điện và rừng Tây Nguyên.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kể tên 1 số dân tộc ở Tây Nguyên ?
 - GV nhận xét 
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Cây công nghiệp trên đất ba gian:
* HĐ1: Làm việc theo nhóm.
HS: Thảo luận nhóm dựa vào kênh chữ và kênh hình để trả lời câu hỏi theo nhóm.
- Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên? Chúng thuộc loại cây gì ?
- Cây cao su, cây cà phê, chè, hồ tiêu
Chúng thuộc loại cây công nghiệp.
- Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây ?
- Cây cà phê được trồng nhiều nhất 494 200 (ha).
- Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ?
- Vì ở đây đất Ba gian rất tốt, thường có màu nâu đỏ, tơi xốp, phì nhiêu, 
* HĐ2: Làm việc cả lớp.
HS: Quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột.
- GV gọi HS lên chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột ?
- GV giới thiệu cho HS xem 1 số tranh ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột.
HS: Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Hiện nay khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì ?
- Thiếu nước vào mùa khô. Người dân phải dùng máy bơm nước hút nước ngầm lên để tưới cho cây.
b. Chăn nuôi trên đồng cỏ:
* HĐ3: Làm việc cá nhân.
HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi:
- Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên ?
- Trâu, bò, voi.
- Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu bò ?
- Có đồng cỏ xanh tốt.
- ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?
- để chuyên chở người và hàng hoá
- Tổng kết: Nêu ghi nhớ.
HS: Đọc phần ghi nhớ.
4 .Hoạt động nối tiếp:
	- Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài.
Thứ tư ngày 16 tháng 10 năm 2013
Toán
tIết 38: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng.
- Rèn kĩ năng tính toán chính xác .
- GD ý thức ham học .
II. Thiết bị dạy - học: 
GV: Phiếu học tập.
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 1 HS lên bảng chữa bài về nhà.
 - Muốn tìm số bé ta làm thế nào ?
 - Muốn tìm số lớn ta làm thế nào ?
- GV nhận xét 
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu - ghi đầu bài:
* Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự làm.
- 1 em lên bảng chữa bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
* Bài 2:
Tuổi chị:
Tuổi em:
8 t
36 tuổi
? tuổi
? tuổi
Tóm tắt:
GV chấm một số bài , nhận xét.
HS: Nêu đầu bài, tự tóm tắt rồi làm bài.
- 1 HS làm bản phụ.
- Cả lớp làm vào vở.
- Gắn bảng phụ , nhận xét chữa bài.
 Bài giải .
 Tuổi của chị là :
 ( 36 +8 ) : 2 = 22 ( tuổi )
 Tuổi của em là :
 22 - 8 = 14 ( tuổi )
 Đáp số : Chị : 22 tuổi 
 Em : 14 tuổi
* Bài 3:
- GV chữa bài, nhận xét.
- Chấm bài cho HS.
HS: Đọc đề bài và tự làm.
- 1 em lên bảng làm.
- Dưới lớp làm vào vở.
* Bài 4, 5:
HS: Đọc đề bài và tự làm vào vở
- GV chữa bài, nhận xét.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét giờ học. Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
Tiết 61: đôi giày ba ta màu xanh
I. Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát toàn bài. Nghỉ hơi đúng, tự nhiên những câu dài.
- Biết đọc bài văn với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp lý
2. Hiểu ý của bài: Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã quan tâm tới ước mơ của cậu, làm cho cậu rất xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày trong buổi đầu đến lớp.
3. GD ý thứ đọc đúng .
II. Thiết bị dạy - học:
	- GV:Tranh minh họa bài tập đọc.
	- HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Tổ chức :
2 . Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 - 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ”.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. GV đọc diễn cảm toàn bài:
b. Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1:
HS: HS đọc đoạn 1.
- GV nghe, sửa sai và kết hợp giải nghĩa từ khó.
HS: Luyện đọc theo cặp. 1 - 2 em thi đọc cả đoạn.
* Tìm hiểu nội dung:
- Nhân vật “tôi” là ai ?
- Là chị phụ trách Đội TNTP.
- Ngày bé chị phụ trách Đội từng ước mơ điều gì ?
- Có 1 đôi giày ba ta màu xanh như đôi giày của anh họ chị.
- Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta ?
- Cổ giày ôm sát chân, thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân gần sát cổ, có 2 hàng khuy dập luồn 1 sợi dây trắng nhỏ vắt ngang.
- Mơ ước của chị ngày ấy có đạt được không ?
- Không đạt được
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm những câu văn:
“Chao ôi ! Đôi giày mới đẹp làm sao ! Cổ giày ôm sát chân ... các bạn tôi”
c. Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2:
- GV nghe, kết hợp sửa lỗi và giải nghĩa từ.
HS: 1 vài em đọc đoạn 2.
- Luyện đọc theo cặp
- 1 - 2 em đọc cả đoạn.
* Tìm hiểu nội dung:
- Chị phụ trách được giao việc gì ?
- Vận động Lái, 1 cậu bé nghèo, sống lang thang đi học.
- Chị phát hiện ra Lái thèm muốn cái gì ?
- Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của 1 cậu bé đang dạo chơi.
- Chị đã làm gì để vận động cậu bé trong ngày đầu đến lớp ?
- Chị quyết định thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh.
- Tại sao chị chọn cách làm đó ?
- Vì ngày nhỏ chị đã từng mơ ước như Lái 
- Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày ?
- Tay run run, môi mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi bàn chân.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
HS: 2 em thi đọc cả bài.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học. Về nhà tập đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Tiết 8: ôn tập
I. Mục tiêu:
- HS biết từ bài 1 đến bài 5 học về 2 giai đoạn lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập.
- Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kỳ này rồi thể hiện nó trên trục và băng thời gian.
- HS yêu thích môn học.
II. Thiết bị dạy - học:
GV: Tranh vẽ trục thời gian, một số tranh ảnh bản đồ.
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học :
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS kể lại diễn biến của trận Bạch Đằng.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a.HĐ1: Làm việc cá nhân (hoặc theo nhóm )
- GV treo băng thời gian lên bảng.
HS: lên bảng ghi nội dung của mỗi giai đoạn.
- Tổ chức cho các em lên bảng ghi nội dung hoặc các nhóm báo cáo sau khi thảo luận.
b. HĐ2: Làm việc cả lớp (hoặc theo nhóm).
- GV treo trục thời gian (theo SGK) lên bảng hoặc phát phiếu cho mỗi nhóm.
HS: Ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục: Khoảng 700 năm TCN, 179 TCN, 938.
- HS lên bảng ghi hoặc các nhóm báo cáo sau khi đã thảo luận.
c. HĐ3: Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu các em chuẩn bị cá nhân theo yêu cầu của mục 3 SGK.
HS: 1 số HS báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp.
- GV gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Tuyên dương các nhóm làm tốt.
4. Hoạt động nối tiếp :
 - Nhận xét giờ học . Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau .
Tập làm văn
Tiết 62: Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu:
- Củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện:
- Sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian.
- Kể được một câu chuyện trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.
- KNS: Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Thiết bị dạy - họ

File đính kèm:

  • docTuan 8 - H.doc
Giáo án liên quan