Giáo án lớp 4 - Tuần 3 năm 2014

 I. Mục tiêu :

 - Giúp HS :

 - Đọc, viết được một số số đến lớp triệu.

 - HS được củng cố về hàng và lớp.

 -HS thực hành làm được các bài 1; bài 2; bài 3 ( cột 2) .

- KNS : Giao tiếp, hợp tác ,

 II. Đồ dùng dạy - học:

 - GV : Bảng phụ. Có kẻ sẵn bảng hàng và lớp

 - HS : Xem trước bài. Nội dung bảng

 

doc38 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 3 năm 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nối tiếp nhau đọc đoạn, luyện phát âm
- Nối tiếp nhau đọc đoạn giải nghĩa từ
- Đọc theo cặp
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
-Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi đang đi trên phố, ông lão đứng ngay trước mặt cậu bé.
- ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đối môi tái nhợt, quần áo tả tơi, dáng hình xấu xí, bàn tay sưng húp, bẩn thủi, giọng rên rỉ cầu xin.
-Sự nghèo đói đã khiến ông lão thảm thương.
-Cậu bé đã chứng tỏ tình cảm của mình với ông lão ăn xin bằng: hành động,lời nói:
-Cậu bé là người tốt bụng, cậu chân thành xót thương cho ông lão, tôn trọng và muốn giúp đỡ ông.
 -Cậu bé đã cho ông lão tình cảm, sự cảm thông và thái độ tôn trọng.
-Cậu bé nhận được từ ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm. Ông đã hiểu được tấm lòng của cậu.
- 3HS đọc đoạn, Tìm ra giọng đọc 
- 1HS đọc 
 - Đọc theo cặp
- Đọc thi theo hình thức phân vai
*******************************
TẬP LÀM VĂN
Tiết 6: KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT
I. Mục tiêu :
 - HS biết đươck hai cách kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩe câu chuyện ( ND ghi nhớ)
 - Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo 2 cách : trực tiếp và gián tiếp ( BT mục II).
 KNS: Giao tiếp, hợp tác,…
 II. Đồ dùng dạy – học : 
 - GV : Tranh minh hoạ SGK. Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1; 2; 3 . Phiếu bài tập( bài 1 phần luyện tập)
 III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu nội dung cần ghi nhớ trong bài “ Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện”
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Nhận xét 
Bài tập 1:
- Gọi 1 HS đọc nội dung BT1, 2	
- Yêu cầu cả lớp đọc bài “ Người ăn xin” và viết lại những câu ghi lại lời nói, ý nghĩ của câu bé
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm lớn hoàn thành nội dung BT1 vào tờ phiếu lớn. 
- Yêu cầu HS trình bày . 
- Sau đó GV sửa bài cho cả lớp và chốt lại.
Ý nghĩ của cậu bé:
+ Chao ôi ! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
+ Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
 Lời nói của cậu bé; -“Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả”
- Lời nói và ý nghĩ của cậu bé cho thấy cậu là một con người nhân hậu,giàu lòng trắc ẩn, thương người.
Bài 3:
- Gọi 1 em đọc nội dung bài tập 3 
Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong 2 cách kể đã cho có gì khác nhau ?
Rút ghi nhớ 
Hoạt động 3: Luyện tâp.
Bài tập 1:
- Gọi 1HS đọc đề và nêu yêu cầu của BT1.
- GV hướng dẫn :
Lời dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép.
Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép hay sau dấu gạch ngang đầu dòng nhưng trước nó có thể có thêm các từ ; rằng, là, dấu hai chấm.
- Yêu cầu từng cặp HS thực hiện trao đổi. 
- Gọi HS trình bày.
- GV và cả lớp theo dõi, nhận xét, góp ý.
Bài tập 2:
- Gọi 1 em đọc yêu cầu BT2, sau đó nối tiếp nhau phát biểu.
- Yêu cầu Hs trình bày bài miệng.
- GV lắng nghe và chốt ý:
Bài tập 3 :
 - Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu 1 HS khá giỏi thực hiện trước.
- GV gợi ý : Bài tập này yêu cầu ngược lại với bài tập trên.
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân.
- Yêu cầu Hs lần lượt lên bảng thực hiện sửa bài.
- Gv chốt lại lời giải đúng.
Lời dẫn trực tiếp
Bác thợ hỏi Hoè :
-Cháu có thích làm thợ xây không?
Hoè đáp:
- Cháu thích lắm!
Lời dẫn gián tiếp
Bác thợ hỏi Hoè là cậu có thích làm thợ xây không?
Hoè đáp là cậu thích lắm.
Hoạt động nối tiếp 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài tập làm văn tiếp theo.
- HS nêu
- 1 em nhắc lại đề.
- 1 em đọc BT1, lớp theo dõi.
- HS thực hiện nhóm 6 em làm BT1.
- Đại diện các nhóm lên dán BT của nhóm mình lên bảng
- Theo dõi quan sát và 1 em đọc lại đáp án.
- 1 Hs nêu yêu cầu đề.
Suy nghĩ và trình bày theo nhóm đôi.
2-3 em phát biểu ý kiến, trả lời câu hỏi.
- Vài em đọc phần ghi nhớ trong SGK, cả lớp đọc thầm.
- 1 em đọc yêu cầu BT1, lớp theo dõi.
y
- Lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Vài em nêu cách chuyển tử lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp.
- 2 HS nêu yêu cầu …chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp.
************************************
Môn: KHOA HỌC
Tiết 5: Bài: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
 I.Mục tiêu
 - Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, tôm ,cua…) chất béo (dầu, mỡ, bơ…)
 - Nêu được vai trị của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:
 + Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
 + Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thu các vi-ta-min A, E,D,K.
 - HS ham hiểu biết và biết vận dụng những kiến thức đ học vo cuộc sống.
 * GDMT: HS biết được thức ăn cần đảm bảo vệ sinh không bị nhiễm các chất hoá học như: thuốc trừ sâu, phân bón.
 * KNS: Tự nhận thức được các chất đạm và chất béo có liên quan đến sức khỏe của bản thân.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Các hình minh hoạ ở SGK 
 - Phiếu học tập
 III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
 - Người ta có mấy cách để phân lọai thức ăn? Đó là những cách nào ? 
 - Nhóm thức ăn chúa nhiều chất bột đường có vai trò gì?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Những thức ăn nào có chứa nhiều chất đạm và chất béo
- GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi. Quan sát tranh 12, 13 SGK trả lời câu hỏi – thảo luận.
+ Những thức ăn nào chứa nhiều chất đạm ?
+ Những thức ăn nào chứa nhiều chất béo ?
- GV tiến hành hoạt động cả lớp
+ Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm mà các em ăn hàng ngày ?
+ Những thức ăn nào có chưa nhiều chất béo mà em ăn hàng ngày?
* GV nhận xét kết luận:
Hoạt động 3: Vai trò của nhóm thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo.
- Khi ăn cơm với thịt, cá, gà, em cảm thấy thế nào?
 - Khi ăn cơm với rau xào em cảm thấy thế nào ?
 *GV giải thích: Những thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo không những giúp ta ăn ngon miệng mà chúng còn tham gia vào việc giúp cơ thể con người phát triển.
* GV nhận xét kết luận: chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị phân hủy trong hoạt động sống của con người. Chất béo rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thu các vi-ta-min; A,D,E,K
Hoạt động 4: Xác định nguồn gốc của các loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo. 
- GV làm trong phiếu học tập
 GV nhận xét kết luận:
- GV cho HS liên hệ giáo dục môi trường
Hoạt động nối tiếp:
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập trong vở bài tập
- Nhận xt tiết học
- 2 HS trả lời
- Làm việc theo yêu cầu của GV và nối tiếp nhau trả lời:
+ Các thức ăn có chứa nhiều chất đạm là: trứng ,cua,thịt…….
+ Các chất chứa nhiều chất béo:dầu ăn , mỡ,đậu….
- HS trả lời
+ Cá, thịt lợn, thịt bò, tôm, cua, thịt gà đậu phụ…
+ Dầu ăn, mỡ lợn,lạc rang, đỗ tương…
- Trả lời
- HS đọc mục cần biết trong SGK trang 13
- Thảo luận theo nhóm, hoàn thành bảng thức ăn chứa chất đạm .
- Trình bày kết quả 
****************************
 Ngày soạn: 12/9/2014 
Ngày dạy: Thứ năm ngày 18 tháng 9 năm 2014
Môn: TOÁN
Tiết 14: Bài: DÃY SỐ TỰ NHIÊN 
I. Mục tiêu :
 - Bước nhận biết về số tự nhiên và dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
 - HS thực hành làm được các bài 1; bài 2; bài 3; bài 4a.
 - Bài tập còn lại dành cho HS khá, giỏi.
 - KNS: Giao tiếp, tư duy sáng tạo,…
 II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV và HS : Xem trước bài trong sách giáo khoa.
 III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ
2.Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
- Gọi HS nêu một vài số đã học ->Ghi các số HS nêu lên bảng và giới thiệu đó là các số tự nhiên. Cho 1 HS nhắc lại các số tự nhiên ghi trên bảng.
- Cho thêm một số ví dụ. Hướng dẫn HS viết các số tự nhiên theo thứ tự từ bé -> lớn bắt đầu từ số 0.
- GV giới thiệu : Tất cả các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé -> lớn tạo thành dãy số tự nhiên.
- Cho HS nhắc lại.
- GV cho HS lần lượt nhận xét từng dãy số trên bảng. HS kết luận đâu là dãy số tự nhiên.
0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; …
1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; …
0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10.
- Cho HS quan sát tia số trên bảng.
- Khi thêm (hoặc bớt 1) vào bất kỳ số tự nhiên nào, ta sẽ có điều gì? Số tự nhiên nào bé nhất? Số tự nhiên nào lớn nhất?
- Nêu các số chẵn, số lẻ trên tia số? Hai số chẵn hoặc lẻ liên tiếp thì hơn (kém) nhau bao nhiêu đơn vị?
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành.
Bài 1 : 
- GV yêu cầu HS nêu đề bài.
- Muốn tìm số liền sau của một số ta làm như thế nào?
- GV cho HS tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 2 : 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
- Muốn tìm số liền trước của một số ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
- GV yêu cầu HS làm bài .
 - GV gọi HS nhận xét bài làm bài của bạn trên bảng, sau đó cho điểm học sinh 
4 ; 5 ; 6 86 ; 87 ; 88 896; 897; 898
9; 10 ; 11 99 ; 100 ; 101 
9998; 9999; 10000
Hoạt động nối tiếp 
- GV tổng kết giờ học.
- Tự do phát biểu.( HS nêu: 15; 20; 1; 1367; 0; …)
- 1 em nhắc lại.
- 1 em nhắc lại.
- Thảo luận theo nhóm bàn và lần lượt nêu ra kết luận.
+ a là dãy số tự nhiên.
+b không phải là dãy số tự nhiên.Vì b thiếu số 0, 
+ c; thiếu dấu …
- Quan sát, theo dõi.
- Lắng nghe.
- Từng cá nhân nêu, mời bạn nhận xét, bổ sung.
- HS đọc đề bài.
- Muốn tìm số liền sau của một số ta lấy số đó cộng thêm 1
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài 
-Tìm số liền trước của một số rồi viết vào ô trống.
-Ta lấy số đó trừ đi 1.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài.
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị
 - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS điền số , sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. 
************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 6: Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT
 I.Mục tiêu:
 - Biết thêm một số từ ngữ ( Gồm cả thàn

File đính kèm:

  • docGiao an tuan 3 lop 4 moi.doc