Giáo án lớp 4 - Tuần 28

I. Mục tiêu:

1. HS nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.

2. Tính được diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi

3. Vận dụng làm được các bài toán liên quan đến diện tích các hình đã học.

II. Thiết bị dạy - học:

GV : Bảng phụ, phiếu HT HS : SGK

 

doc23 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 28, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bày bài thơ lục bát.
-Bài thơ nói điều gì ?
- Khen ngợi cô bé ngoan giống như cô Tấm xuống trần giúp đỡ mẹ cha.
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
HS: Gấp SGK nghe đọc, viết vào vở.
HS: Đổi vở cho nhau soát lỗi.
- GV thu 7 đ 10 bài, chấm điểm cho HS.
- Nhận xét những em mắc lỗi.
4. Hoạt động nối tiếp: 
- Hệ thống bài. Nhận xét tiết học. Xem trước bài sau.
 _____________________________________________
Đạo đức 
bài 13 :tôn trọng luật giao thông (tiết 1)
I. Mục tiêu: HS có khả năng:
- Hiểu: Cần phải tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luật giao thông.
- Có thái độ tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.
- HS có ý thức tham gia giao thông an toàn.
II. Thiết bị dạy - học:
GV : Một số biển báo giao thông.	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức : 
 2. Kiểm tra:
- Gọi học sinh lên đọc ghi nhớ của bài 
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông.
- GV chia lớp thành các nhóm và phổ biến cách chơi.
HS: Các nhóm quan sát biển báo giao thông và nói ý nghĩa của biển báo.
- Mỗi nhận xét đúng được 1 điểm.
- Nếu 2 nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy.
HS: 1 em điều khiển cuộc chơi.
- GV cùng HS đánh giá kết quả.
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài 3 SGK).
- GV chia thành các nhóm.
HS: Mỗi nhóm nhận một tình huống tìm cách giải quyết.
- Từng nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá kết hợp đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và kết luận.
c. Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn (Bài 4 SGK).
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả điều tra.
- Các nhóm khác bổ sung, chất vấn.
- GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
=> Kết luận chung: SGK.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Trò chơi :Nối tiếp nêu các hành động thể hiện tôn trọng luật giao thông?
- Hệ thống bài học. Nhận xét giờ học. Về nhà ôn bài.
 _________________________________________________
Kể chuyện
ôn tập và kiểm tra giữa học kì II 
I. Mục tiêu:
- Hệ thống hóa các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm “Người ta là hoa đất”, “Vẻ đẹp muôn màu”, “Những người quả cảm”.
- Rèn kỹ năng lựa chọn và kết hợp từ qua bài tập điền từ vào chỗ trống để tạo cụm từ.
- HS có ý thức ôn tập tốt.
II. Thiết bị dạy - học:
GV: Phiếu khổ to.	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy - học: 
1 . ổn định tổ chức : Cả lớp hát
2. Kiểm tra: Gọi HS lên chữa bài tập.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
* Bài tập 1, 2:
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài tập.
- GV chia mỗi tổ lập bảng tổng kết vốn từ, vốn thành ngữ, tục ngữ thuộc 1 chủ điểm.
HS: Các nhóm làm bài.
- Đại diện các nhóm lên dán kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét, giữ lại bài làm tốt nhất.
* Bài tập 3:
HS: Đọc yêu cầu bài tập.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lời giải đúng.
Lời giải a:
- Một người tài đức vẹn toàn.
- Nét chạm trổ tài hoa.
- Phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ.
Lời giải b:
- Ghi nhiều bàn thắng đẹp mắt nhất.
- Một ngày đẹp trời.
- Những kỷ niệm đẹp đẽ.
Lời giải c:
- Một dũng sĩ diệt xe tăng.
- Có dũng khí đấu tranh.
- Dũng cảm nhận khuyết điểm.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- GV nhận xét tiết học.Về nhà ôn bài cho tốt.
 _________________________________________________
Tập đọc
ôn tập và kiểm tra giữa học kì II (T5)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Hệ thống hóa một số điều cần ghi nhớ về nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Những người quả cảm”.
- HS có ý thức ôn tập tốt.
II. Thiết bị dạy - học:
GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên làm bài tập .
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (số HS còn lại):
- Cách làm tương tự như các tiết trước.
b. Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm :Những người quả cảm.
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài tập.
- GV chia nhóm, phát phiếu cho các nhóm.
- Các nhóm làm bài vào phiếu.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả bài làm.
- GV và cả lớp nhận xét, kết luận nhóm làm bài tốt nhất.
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
- Khuất phục tên cướp biển
Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn khiến hắn phải khuất phục.
- Bác sỹ Ly.
- Tên cướp biển.
- Ga - vrốt ngoài chiến lũy
Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga - vrốt bất chấp nguy hiểm, ra ngoài chiến lũy nhặt đạn tiếp tế cho nghĩa quân.
- Ga - vrốt.
- Ăng - giôn - ra.
- Cuốc - phây - rắc.
- Dù sao trái đất vẫn quay
Ca ngợi hai nhà khoa học dũng cảm kiên trì bảo vệ chân lý khoa học.
- Cô - péc - ních.
- Ga - li - lê.
- Con sẻ
Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con của sẻ mẹ.
- Con sẻ mẹ, sẻ con.
- Nhân vật “tôi”.
- Con chó săn.
4. Hoạt động nối tiếp: 
- GV hệ thống lại bài , nhận xét tiết học. Về nhà chuẩn bị bài giờ sau
 Địa lý
người dân và hoạt động sản xuất 
ở đồng bằng duyên hải miền trung (tiếp)
I. Mục tiêu:	 Học xong bài, HS biết:
	- Trình bày 1 số nét tiêu biểu về 1 số hoạt động kinh tế như du lịch, công nghiệp.
	- Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của 1 số ngành kinh tế ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
	- Nét đẹp trong sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh miền Trung thể hiện qua việc tổ chức lễ hội.
II. Thiết bị dạy học:
	Bản đồ hành chính, tranh ảnh 1 số điểm du lịch.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài học.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Hoạt động du lịch:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp hoặc theo nhóm:
- GV cho HS đọc SGK và đặt câu hỏi:
HS: Quan sát H9 của bài để trả lời câu hỏi.
- Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp đó để làm gì ?
HS: để thu hút khách du lịch, tham quan, 
nghỉ mát.
- Hãy kể tên 1 số bãi biển nổi tiếng ở miền Trung mà em biết ?
HS: bãi biển Nha Trang, Sầm Sơn, Lăng Cô, 
Mĩ Khê.
b. Phát triển công nghiệp:
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp hoặc nhóm.
+ Bước 1: 
HS: Quan sát H10 và liên hệ bài trước để
 giải thích lý do có nhiều xưởng sửa chữa 
tàu thuyền ở các thành phố, thị xã ven biển.
+ Bước 2: GV cho HS biết đường kẹo mà hay ăn được làm từ cây gì?
HS: cây mía.
+ Bước 3: GV giới thiệu cho HS biết về khu kinh tế mới đang xây dựng ở ven biển của tỉnh Quảng Ngãi.
c. Lễ hội:
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
HS: Đọc SGK để trả lời câu hỏi.
- Kể tên 1 số lễ hội ở duyên hải miền Trung?
- Lễ hội rước cá ông, lễ mừng năm mới, lễ hội Tháp Bà.
- GV có thể thông tin về 1 số lễ hội.
=> Bài học: (SGK).
4. Hoạt động nối tiếp:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà ôn bài, đọc trước bài sau.
 Ngày soạn 17 - 3 - 2013
Thứ tư ngàu 20 tháng 3 năm 2013
Mỹ thuật
Vẽ trang trí: Trang trí lọ hoa
I. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được vẻ đẹp về hình dáng và cách trang trí lọ hoa.
- HS biết cách vẽ trang trí và trang trí được một lọ hoa theo ý thích.
- HS thêm yêu mến các đồ vật.
II. Thiết bị:
* Giáo viên: 	Một vài lọ hoa có kiểu dáng và trang trí khác nhau.
	Tranh ảnh một số lọ hoa.
	Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, thực hành 
* Học sinh:	VTV, đồ dùng, ...
III. Hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra đồ dùng học vẽ của HS.
- HS chuẩn bị đồ dùng.
- Nhận xét
3.Giảng bài mới: *Giới thiệu bài- ghi bài 
- GV giới thiệu một số lọ hoa đã chuẩn bị.
- HS nghe giới thiệu
a.Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ các lọ hoa và gợi ý về :
- HS quan sát, nhận xét
+ Hình dáng các lọ hoa ?
- Các lọ hoa có hình dáng khác nhau.
+ Màu sắc và cách trang trí?
(Trang trí khác nhau hay giống nhau).
- Có nhiều màu sắc và cách trang trí khác nhau.
b. Hoạt động 2: Cách vẽ
- Vẽ hình lọ hoa theo ý thích 
- Vẽ phác các mảng trang trí. Tìm hoạ tiết để vẽ vào mảng.
VD có thể dùng các hoạ tiết hoa lá, con vật, phong cảnh...
- Vẽ xong em tô màu theo ý thích (tô màu cho các lọ hoa).
- GV cho HS quan sát một số bài của HS năm trước.
- HS quan sát bài TK.
c.Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu HS tự vẽ một lọ hoa và trang trí theo ý thích.
- HS quan sát bài thực hành vẽ trang trí lọ hoa.
- GV bao quát lớp hướng dẫn, gợi ý các HS theo từng bài cụ thể.
Nhận xét, đánh giá
- GV chọn một số bài để hướng dẫn HS nhận xét.
+ Hình dáng lọ hoa: độc đáo, cân đối, đẹp.
+ Cách trang trí: hài hoà, mới, lạ.
+ Màu sắc đẹp có đậm nhạt.
- Cho HS tự chọn bài vẽ đẹp theo ý mình.
- HS tự chọn bài đẹp theo ý mình.
4. Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét chung, xếp loại
- Nhắc nhở HS về nhà sưu tầm tranh ảnh về đề tài an toàn giao thông.
 Ngày soạn 17 - 3 - 2013
Thứ năm ngày 21 tháng 3 năm 2013
Toán
Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
- HS giải được bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
- HS yêu thích môn học.
II. Thiết bị dạy học : 
GV: Bảng phụ. Phiếu HT
HS : SGK, nháp
III.Các hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:Gọi HS lên làm bài tập.
3. Dạy bài mới: *Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Bài toán 1: 
- GV nêu đề toán như SGK, phân tích đề toán, vẽ sơ đồ đoạn thẳng.
* Số bé
* Số lớn
?
?
96
Ta có sơ đồ:
- GV hướng dẫn HS cách giải bài toán.
Bài giải:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
3 + 5 = 8 (phần)
Số bé là: (96 : 8) x 3 = 36
Số lớn là: 96 - 36 = 60
Đáp số: Số bé: 36 
 Số lớn: 60
b. Bài toán 2: 
- GV đọc bài toán như SGK.
HS: 1 em đọc lại, cả lớp theo dõi.
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ.
- 1 em vẽ sơ đồ bài toán.
Minh
Khôi
? q
25 quyển
? q
Tóm tắt bằng sơ đồ:
- Hướng dẫn HS trình bày lời giải.
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Số vở của Minh là:
(25 : 5) x 2 = 10 (quyển)
Số vở của Khôi là:
25 - 10 = 15 (quyển)
Đáp số: Minh: 10 quyển.
 Khôi:15 quyển.
c. Thực hành:
* Bài 1: 
- GV và cả lớp nhận xét, chữa 

File đính kèm:

  • doctuan 28 -H.doc
Giáo án liên quan