Giáo án lớp 4 - Tuần 2 năm 2013

I.Mục đích:

 - Giọng đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.

 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp,ghét áp bức bất công,bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.

Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK); HS khá, giỏi chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lí do vì sao chọn (CH4).

II.Đồ dùng:

 -Tranh sgk,bảng phụ.

III.Các hoạt động dạy học:

A.Kiểm tra bài cũ:5ph

-1 hs đọc thuộc lòng bài thơ:Mẹ ốm và trả lời câu hỏi của gv.

-1 hs đọc bài:Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.( phần 1) và nói ý nghĩa câu chuyện

-GVnhận xét và ghi điểm HS.

 

doc22 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 2 năm 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp thành lớp đơn vị, hay lớp đơn vị gồm có ba hàng: Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
- GV viết số 321 vào cột “ số” trong bảng phụ rồi cho HS điền từng chữ số vào các cột ghi hàng.
Tương tự với các số: 654 000 và 654 321.
- GV lưu ý HS: khi viết các chữ số vào cột ghi hàng nên viết theo các hàng từ nhỏ đến lớn( từ phải qua trái). Khi viết các số có nhiều chữ số nên viết sao cho khoảng cách giữa hai lớp hơi rộng hơn một chút.
2. Thực hành:20ph
Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức về các hàng trong số và giá trị của từng chữ số của số đó
Biết viết số thành tổng các hàng
+Bài 1:- GV cho HS quan sát và phân tích mẫu trong SGK.
-GV cho HS nêu kết quả các phần còn lại.
+Bài 2: 
a) GV viết số 46 307 lên bảng, chỉ lần lượt vào các chữ số, yêu cầu HS nêu tên hàng tương ứng.
Tương tự với các số còn lại.
b) GV cho HS nêu lại mẫu, sau đó GV cho HS tự làm các phần còn lại vào vở( có kẻ bảng), sau đó HS thống nhất kết quả.
+Bài 3: GV cho HS tự làm theo mẫu.
+Bài 4: GV cho HS khá, giỏi tự làm bài rồi chữa bài(viết số ,biết số đó gồm)
Kết quả đúng là:
a)5 trăm nghìn,7 trăm,3 chục và 5 đơn vị: 500 735.
b)3 trăm nghìn,4 trămvà 2 đơn vị:300 402.
c)2 trăm nghìn,4 nghìn và 6 chục :200 460.
d)8 chục nghìn và 2 đơn vị :80 002.
+Bài 5: GV cho HS khá, giỏi quan sát mẫu rồi tự làm bài, sau đó chữa bài.
3. Củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học,dặn HS về nhà xem lại bài.
-----------------------------------------------------------------------
Đạo đức
Trung thực trong học tập ( Tiết 2).
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.(HS khá giỏi nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập).
- Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập (HS khá giỏi : Biết quý trọng những bạn trung thực và không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học: 
Giấy, bút cho các nhóm.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:4ph
Thế nào là trung thực trong học tập? 
Vì sao phải trung thực trong học tập?
2. Dạy bài mới:
*HĐ1: Kể tên những việc làm đúng, sai.7ph
Mục tiêu: HS biết xác định được việc đúng, sai để trung thực trong học tập
-HS làm việc theo nhóm
+ HS trong nhóm lần lượt nêu tên 3 hành động trung thực, 3 hành động không trung thực( không ghi trùng lặp).
+ Các nhóm dán kết quả, nhận xét và bổ sung cho bạn- GV kết luận và chốt ý.
*HĐ2: Xử lí tình huống: 8ph
Mục tiêu: Biết xử lí các tình huống liên quan đến trung thực trong học tập
+ HS làm việc theo nhóm.
- Đa 3 tình huống bài tập 3 lên bảng- yêu cầu các nhóm thảo luận nêu cách xử lí mỗi tình huống và giải thích tại sao lại chọn cách giải quyết đó?
- HS làm việc cả lớp: Cách xử lí của nhóm có thể hiện tính trung thực hay không?
*HĐ3: Đóng vai thể hiện tình huống.
Mục tiêu: Biết đóng vai xử lí các tình huống liên quan đến trung thực trong học tập
+ HS làm việc theo nhóm: Các nhóm lựa chọn 1 trong 3 tình huống ở BT3 rồi cùng nhau đóng vai.
+ HS làm việc cả lớp: Chọn 5 giám khảo, từng nhóm lên thể hiện.
GV: Để thể hiện tính trung thực trong học tập ta cần phải làm gì?
*HĐ4: Tấm gương trung thực.7ph
Mục tiêu: Biết nêu các tấm gương trung thực trong học tập
Hãy kể một tấm gương trung thực mà em biết hoặc của chính em?
3. Củng cố- dặn dò: 2ph
Thế nào là trung thực trong học tập? Vì sao phải trung thực trong học tập?
-------------------------------------------------------------
Thứ năm, ngày 19 tháng 9 năm 2013
Thể dục
Động tác quay sau. Trò chơi “ Nhảy đúng, nhảy nhanh”.
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết cách quay sau và đi đều theo nhịp. HS khá, giỏi thực hiện động tác đi đều (nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải), chưa chú ý đến động tác đánh tay.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: "Nhảy đúng nhảy nhanh".
II. Địa điểm, phương tiện: 
Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, còi, kẻ sân để chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu: 7ph
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- Chơi trò chơi “ Diệt các con vật có hại’.
2. Phần cơ bản: 20ph
Mục tiêu: Ôn tập một số kiến thức về đội hình đội ngũ
a) Đội hình đội ngũ:
Ôn quay phải, quay trái, đi đều.
GV điều khiển cả lớp tập 1-2 lần, sau đó chia tổ tập luyện, GV quan sát, sửa chữa sai sót cho HS các tổ.
-Học động tác kĩ thuật quay sau.
GV làm mẫu động tác 2 lần- 3 em ra tập thử, GV nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS.
b)Trò chơi vận động: “Nhảy đúng nhảy nhanh.”
GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi, GV hoặc một nhóm HS làm mẫu cách nhảy- 1 tổ chơi thử- cả lớp chơi 1-2 lần, cả lớp chơi thi đua 2-3 lần. GV quan sát , nhận xét.
3. Phần kết thúc: 5ph
-Cho HS hát một bài và vỗ tay theo nhịp.
-GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả giờ học.
----------------------------------------------------
Toán
So sánh các số có nhiều chữ số.
I. Mục tiêu: 
- So sánh được các số có nhiều chữ số.
- Biết sắp xếp 4 số tự nhiêncó không qua s 6 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Tối thiểu HS làm được BT1,2,3. HS khá, giỏi làm thêm BT4.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.So sánh các số có nhiều chữ số:10ph
Mục tiêu : Biết So sánh các số có nhiều chữ số.
- GV ch o HS nêu lại nhận xét: Trong hai số, số nào có số chữ số ít hơn thì số đó bé hơn.
b) So sánh 693 251 và 693 500.
-GV viết lên bảng: 693 251….693 500 và yêu cầu HS viết dấu thích hợp vào chỗ chấm rồi giải thích vì sao? (So sánh các chữ số cùng hàng với nhau…).
-GV cho HS nêu nhận xét chung: Khi so sánh hai số có cùng chữ số, bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ số đầu tiên ở bên trái, nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng sẽ lớn hơn, nếu chúng bằng nhau thì ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng tiếp theo…
2. Thực hành:
Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức về so sánh các số có nhiều chữ số 
Sắp xếp các số theo yêu cầu
+Bài 1:- GV hướng dẫn cách so sánh hai số bất kì.
-GV cho HS tự làm bài, GV yêu cầu HS giải thích tại sao lại chọn dấu đó.
+Bài 2: GV cho HS tự làm bài, sau đó chữa bài.
+Bài 3: GV cho HS nêu cách làm, HS tự làm bài, sau đó thống nhất kết quả.
+Bài 4: GV cho HS tự làm, HS phát hiện số lớn nhất, số bé nhất bằng cách nêu số cụ thể, không giải thích lí luận.
Củng cố- dặn dò: 1ph
GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài
--------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu 
Dấu hai chấm.
I.Mục tiêu:
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu (ND ghi nhớ).
- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm (BT1); bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn (BT2).
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ trong bài.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ: 5ph
1 em làm bài tập 1, 1 em làm bài tập 4.
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:1ph
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
b) Phần nhận xét:10ph
Mục tiêu: Biết tác dụng của dấu hai chấm
-Ba em tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1.
-HS đọc lần lượt từng câu văn, thơ, nhận xét về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu văn đó.
c) Phần ghi nhớ:2ph
- Vài em đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
-GV nhắc các em học thuộc phần ghi nhớ.
d) Phần luyện tập:17ph
Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức về dấu hai chấm vào làm bài tập
+Bài tập1:- 2 em tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1( mỗi em đọc 1 ý).
-HS đọc thầm từng đoạn văn, trao đổi về tác dụng của dấu hai chấm trong các câu văn.
a.Dấu hai chấm thứ nhất có tác dụngbáo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật “ tôi”.
 Dấu hai chấm thứ hai báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo..
b.Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước,làm rõ những cảnh đẹp của đất nước hiện ra là những cảnh gì.
+Bài tập2: - 1 em đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm.
- GV nhắc HS: + Để báo hiệu lời nói của nhân vật, có thể dùng dấu hai chấm kết hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng( nếu là những lời đối thoại ).
+Trường hợp cần giải thích chỉ dùng dấu hai chấm.
- HS thực hành viết đoạn văn vào vở bài tập- 1 số em trình bày trước lớp.
e) Củng cố- dặn dò: 2ph
- dấu hai chấm có tác dụng gì?
- GV: Nhận xét tiết học
---------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Kể lại hành động của nhân vật.
I. Mục tiêu :
- Hiểu: Hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND ghi nhớ)
- Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật (Chim Sẻ, Chim Chích), bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước - sau để thành câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy- học:
 Giấy khổ to ghi sẵn các câu hỏi của phần nhận xét.
Chín câu văn ở phần luyện tập để HS điền tên nhân vật vào chỗ trống và sắp xếp lại cho đúng thứ tự.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ: 5ph
Thế nào là kể chuyện? 1 em nói về nhân vật trong truyện.
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài:1ph
GV nêu mục đích yêu cầu tiết học
b) Phần nhận xét:10ph
Mục tiêu: Biết Hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật
+HĐ1: Đọc truyện: Bài văn bị điểm không.
2 em đọc bài văn, GV đọc diễn cảm bài văn.
+HĐ2: Từng cặp HS trao đổi, thực hiện các yêu cầu 2,3.
+ Tìm hiểu yêu cầu của bài:
- 1 em đọc yêu cầu 2,3, HS còn lại đọc thầm.
-1 em giỏi lên bảng thực hiện thứ tự 1 ý của bài tập 2.
- GV nhận xét bài làm của HS.
+ Làm việc theo nhóm, GV phát giấy cho các nhóm làm, HS trình bày kết quả bài làm.
c) Phần ghi nhớ:3ph
Vài em tiếp nối nhau đọc ghi nhớ, GV dùng bảng phụ đã ghi sẵn để giải fhích.
d) Phần luyện tập:15ph
Mục tiêu: Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật (Chim Sẻ, Chim Chích), bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước - sau để thành câu chuyện.
-1 em đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm lại.
-GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài.
-Từng cặp HS trao đổi, GV phát phiếu cho 1 số cặp HS.
-1 số em làm bài trên phiếu trình bày kết quả, lớp nhận xét.
	Lời giải:Các hành động xếp lại theo thứ tự

File đính kèm:

  • docga tuan 2 lop 4.doc
Giáo án liên quan