Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy học tích cực môn Toán Lớp 4

Trong công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước, ngành giáo dục đã và đang chuyển biến khích lệ việc đổi mới phương pháp dạy học ở các bậc học. Để có những lớp người lao động mới có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, thích ứng được với đời sống xã hội luôn phát triển, giáo viên tiểu học là người hình thành kiến thức đầu tiên cho học sinh. Muốn thực hiện tốt mục tiêu giáo dục góp phần đào tạo những con người linh hoạt, sáng tạo, năng động một trong những định hướng mới với phương pháp giáo dục tiểu học đó là phương pháp dạy học tích cực đối với các môn ở tiểu học nói chung và môn Toán lớp 4 nói riêng chính là dạy học theo quan điểm "Lấy học sinh làm trung tâm" theo hướng tích cực "Thầy cô thiết kế trò thi công” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

doc11 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy học tích cực môn Toán Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hành phần bài mới: (Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó – SGK Toán 4 – trang 147)
* GV chia lớp thành 4 nhóm: giỏi, khá, trung bình, yếu rồi tiến hành bài dạy như sau:
 Sau phần làm việc chung với cả lớp: Cho học sinh đọc đề toán, tóm tắt, giao nhiệm vụ thảo luận GV đến từng nhóm làm việc:
- Với nhóm yếu, GV gợi ý tương đối cụ thể: Đọc đề lần 2, xác định cái đã cho, cái cần tìm, giúp học sinh hiểu tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, hướng dẫn học sinh suy nghĩ (có tất cả mấy phần bằng nhau, muốn tìm một phần ta làm thế nào? Vậy số bé bằng bao nhiêu? Muốn tìm số lớn ta làm thế nào?...)
- Với học sinh trung bình: Giáo viên chỉ giúp học sinh hiểu tóm tắt đề toán (bằng sơ đồ đoạn thẳng) mà không gợi ý gì nữa để các em tự làm.
- Với học sinh khá: các em tự giải, không cần sự giúp đỡ của giáo viên.
- Với học sinh giỏi: Ngoài nhiệm vụ tự giải bài toán, GV yêu cầu học sinh tự đặt một vấn đề toán khác về tìm hai số khi biết tổng tỉ của hai số đó, có hình vẽ tóm tắt và tự giải bài toán.
 Với cách làm như vừa nêu đã tác động đến từng đối tượng học sinh trong cả lớp, làm cho em nào cũng được học tập đúng sức của mình. Lớp học trở nên sinh động, mọi học sinh đều có thể hoạt động một cách tích cực, tự giác theo hướng dẫn của giáo viên.
 Khi dạy các tiết luyện tập, luyện tập chung, cùng một thời gian như nhau các em khá giỏi làm được 4 bài tập, trong khi đó các em trung bình yếu chỉ làm được 2 hoặc 1 bài đầu, giáo viên cần đi sát giúp đỡ các em yếu có thể làm được 2 bài hoặc các em trung bình, yếu cũng làm được 4 bài nhưng các em khá giỏi hoàn thành sớm hơn khi đó tôi cho các em khá giỏi làm thêm bài tập (có thể dùng phiếu giao việc hoặc dùng bảng nhóm có ghi sẵn bài tập)
 Để các em học sinh yếu, trung bình không bị mặc cảm, giáo viên nên nói “em nào làm xong thì làm thêm bài tập 3,4” không nên nói “Em nào giỏi thì làm thêm bài tập 3,4”
 Trong lúc học sinh làm việc, giáo viên luôn đi sát đôn đốc, giúp đỡ các em trung bình yếu. Với các em khá giỏi thì chỉ kiểm tra xem làm đúng chưa, nếu đúng rồi thì các em tự động chuyển qua bài tập khác.
 Nếu thấy học sinh yếu nhất lớp cũng làm được bài 1 thì không cần sửa bài 1 nữa, nếu thấy trong lớp chỉ còn 2,3 em không làm được bài 2 thì giáo viên tìm cách giúp đỡ cá nhân các em đó (có thể dùng học sinh giỏi hỗ trợ) không nên sửa trước cả lớp để tiết kiệm thời gian.
 Các bài tập 3, 4 nói trên thường GV chỉ nêu đáp số, không cần sửa trước lớp.
 Ngoài ra, có thể phân hóa bằng cách cho nhiều bài tập cùng dạng, việc này thì giáo viên phải vất vả hơn. Ví dụ về bài tập đổi đơn vị đo độ dài, giáo viên có thể cho cùng dạng với bài tập 1 trong sách giáo khoa xếp thứ tự từ trái sang phải, từ dễ đến khó:
( Bài 1 – trang 172 – Sách giáo khoa Toán 4)
1a
1b
1c
1m2=...dm2
1m2=..cm2
1cm2=.dm2
1dm2=....cm2
1km2=dm2
1dm2=.m2
 Nếu tất cả học sinh làm được bài 1a thì học sinh khá giỏi làm thêm bài 1b rồi bài 1c.
4. Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề:
Ví dụ: Khi dạy bài: Bài phép cộng phân số - SGK Lớp 4 - Trang 126. GV tiến hành như sau:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
a) Hướng dẫn học sinh hoạt động với đồ dùng trực quan
- Giáo viên nêu vấn đề: Có 1 băng giấy, bạn Nam tô màu băng giấy, sau đó Nam tô màu tiếp băng giấy. Hỏi bạn Nam đã tô màu bao nhiêu phần của băng giấy 
- GV nêu: Để biết bạn Nam đã tô màu tất cả bao nhiêu phần của băng giấy chúng ta cùng thực hiện như bạn Nam.
- GV hướng dẫn HS thực hiện trên băng giấy, đồng thời GV cũng làm mẫu với băng giấy to.
+ Gấp đôi băng giấy 3 lần để chia băng giấy làm tám phần bằng nhau.
+ Hỏi: Băng giấy được chia làm mấy phần bằng nhau?
+ Lần thứ nhất bạn Nam đã tô màu được mấy phần của băng giấy.?
- HS tự nhẩm và nhớ vấn đề được nêu ra
- HS đặt băng giấy đã chuẩn bị lên mặt bàn.
+ HS thực hành
+ Băng giấy được chia làm 8 phần bằng nhau.
+ Lần thứ nhất bạn Nam đã tô màu được băng giấy, 
+ Yêu cầu học sinh tô màu của băng giấy.
+ Học sinh tô màu theo yêu cầu.
+ Lần thứ hai bạn Nam đã tô màu được mấy phần của băng giấy.
+ Lần thứ hai bạn Nam đã tô màu được băng giấy.
+ Yêu cầu học sinh tô màu của băng giấy.
+ Học sinh tô màu theo yêu cầu.
+ Như vậy bạn Nam đã tô màu mấy phần bằng nhau
+ Bạn Nam đã tô màu được 5 phần bằng nhau.
+ Hãy đọc phân số chỉ phần băng giấy mà bạn Nam đã tô màu.
+ Bạn Nam đã tô màu băng giấy
- GV kết luận: Cả hai lần bạn Nam tô màu được tất cả băng giấy
- Nghe
b) Hướng dẫn cộng hai phân số cùng mẫu:
- GV nêu lại vấn đề trên, sau đó hỏi HS: Muốn biết bạn Nam tô màu tất cả mấy phần băng giấy chúng ta làm phép tính gì?
- Làm phép tính cộng:
+ 
- GV hỏi: Ba phần tám băng giấy thêm hai phần tám băng giấy bằng mấy phần băng giấy
- HS: Bằng năm phần tám băng giấy
- Vậy ba phần tám cộng hai phần tám bằng bao nhiêu?
- Ba phầm tám cộng hai phần tám bằng năm phần tám.
- GV viết lên bảng:
+ = 
- Quan sát
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về tử số của hai phân số và so với tử số của phân số trong phép cộng:
+ = 
- HS nêu 3 + 2 = 5
- Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số và so với mẫu số của phân số trong phép cộng: 
+ = 
- Ba phân số có mẫu số bằng nhau
- GV nêu: Từ đó ta có phép cộng các phân số như sau:
+ = + = 
- HS thực hiện lại phép cộng
- GV hỏi: Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số ta làm như thế nào?
- Gọi 2 - 3 HS nêu lại ghi nhớ
- Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số ta cộng hai tử số và giữ nguyên mẫu số.
- Thực hiện theo yêu cầu
* Đối với biện pháp dạy theo phương pháp tích cực thì 100% HS đều được trực tiếp tham gia hoạt động, giáo viên quan sát được những học sinh không thực hiện theo yêu cầu để kịp thời uốn nắn nhắc nhở. Vì vậy cách dạy này đạt kết quả cao hơn, khắc sâu vào trí nhớ các em hơn. 
Tóm lại: Muốn cho việc dạy học tác động được tới 100% HS thì GV nên biến bài dạy của mình thành một hệ thống các công việc mà học sinh có thể thực hiện bằng tay. Việc này gọi là thao tác hoá bài dạy.
 Hay khi dạy bài “ Phép cộng phân số ” ( tiếp theo ).
- Bài toán: “ Có một băng giấp màu, bạn Hà lấy  băng giấy, Bạn An lấy .  băng giấy. Hỏi cả 2 bạn lấy bao nhiêu phấn băng giấy màu? ”  ( Toán 4 trang 127 ).
Sau khi học xong học sinh biết cách cộng hai phân số khác mẫu số và rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh.
Hướng dẫn giải như sau:
+ Muốn tìm số phần băng giấy của 2 bạn Hà và An đã lấy, cần thực hiện phép tính gì? 
( phép cộng:  + ).
 Như vậy, việc yêu cầu học sinh tính tổng hai phân số khác mẫu số là một tình huống gợi vấn đề, là một yêu cầu nhận thức mà học sinh chưa thể giải quyết được bằng vốn kiến thức và kinh nghiệm sẵn có của mình (học sinh chỉ mới biết tính tổng hai phân số có cùng mẫu số).
 Tuy nhiên đặt học sinh vào tình huống có vấn đề HS sẽ tìm được cách giải quyết. (Quy đồng mẫu số) học sinh có thể giải quyết vấn đề kết hợp với PPDH vấn đáp để tổ chức hoạt động dạy học hình thành phép cộng 2 phân số khác mẫu số.
5. Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong hợp tác theo nhóm nhỏ:
 Mục tiêu, nội dung bài học yêu cầu hình thành tri thức mới cho học sinh. Tri thức mới đó cần có sự kiểm nghiệm kết quả qua nhiều học sinh khác nhau, cần có sự phát hiện, đóng góp trí tuệ. Tập thể học sinh cần phải đo đạc, thu thập các số liệu điều tra thống kê.
Ví dụ bài: Diện tích hình thoi.
Yêu cầu tính diện tích hình thoi ABCD, khi biết 2 đường chéo AC = m, BD = n (hình a) (SGK)
- Để tìm công thức tính diện tích hình thoi theo độ dài 2 đường chéo, học sinh có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau:
* Cách 1: Cắt hình tam giác AOD và hình tam giác COD rồi  ghép với hình tam giác ABC để được hình chữ nhật AMNC (hình b).( như SGK)
Ta có: Diện tích (hình thoi ABCD) = diện tích ( hình chữ nhật AMNC ) 
* Cách 2: Cắt hình tam giác COB và hình tam giác COD rồi ghép với hình tam giác ABC để được hình chữ nhật MNBD (hình c). (như SGK)
Ta có: Diện tích ( hình thoi ABCD ) = diện tích (hình chữ nhật MNBD) 
 Do đó để kiểm nghiệm kết quả, phát huy tính chủ động sáng tạo và tinh thần hợp tác của học sinh. Giáo viên yêu cầu học sinh hợp tác theo nhóm nhỏ để tổ chức hoạt động dạy học.
6. Phát huy tính tích cực của học sinh trong giải toán có lời văn:
 Giải toán đối với học sinh là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp. Việc hình thành kỹ năng giải toán hơn nhiều so với kĩ năng tính vì bài toán giải là sự kết hợp đa dạng nhiều khái niệm, quan hệ toán học, chính vì vậy đặc trưng đó mà giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh có được thao tác chung trong quá trình giải toán sau:
Bước 1: Đọc kỹ đề bài: Có đọc kỹ đề bài học sinh mới tập trung suy nghĩ về ý nghĩa nội dung của bài toán và đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán. Tôi có rèn cho học sinh thói quen chưa hiểu đề toán thì chưa tìm cách giải. Khi giải bài toán ít nhất đọc từ 2 đến 3 lần.
Bước 2: Phân tích tóm tắt đề toán
 Để biết bài toán cho biết gì? Hỏi gì? ( tức là yêu cầu gì?)
 Đây chính là trình bày lại một cách ngắn gọn, cô đọng phần đã cho và phần phải tìm của bài toán để làm rõ nổi bật trọng tâm, thể hiện bản chất toán học của bài toán, được thể hiện dưới dạng câu văn ngắn gọn hoặc dưới dạng các sơ đồ đoạn thẳng.
Bước 3:  Tìm cách giải bài toán: Thiết lập trình tự giải, lựa chọn phép tính thích hợp
Bước 4: Trình bày bài giải: Trình bày lời giải ( nói – viết) phép tính tương ứng, đáp số, kiểm tra lời giải ( giải xong bài toán cần thử xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không?) trong một số trường hợp nên thử xem có cách giải khác gọn hơn, hay hơn không?
 Trong hướng dẫn giải toán có lời văn, song song với đặt câu hỏi phân tích đề tìm đường lối giải bài toán, giáo viên lập sơ đồ phân tích bài toán sẽ có tác dụng hỗ trợ rất lớn đối với học sinh trung bình, yếu trong việc giải toán có nhiều phép tính.
7. Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để phát huy tính tính cực của HS
* Phương pháp vấn đáp
* Vấn đáp: Là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó h

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_day_hoc_tich_cuc_mon_toan_lo.doc
Giáo án liên quan