Giáo án lớp 4 - Tuần 2 năm 2010

 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn.

 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối

- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 - HS khá, giỏi chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lí do vì sao lựa chọn (Câu hỏi 4).

* KNS: thể hiện sự cảm thông.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 

doc27 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 2 năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m,…
+ Hoa sen: Màu trắng, hồng,…
+ Hoa cúc: Màu vàng, trắng, tím,…
+ Màu sắc của lá thay đổi phụ thuộc vào từng thời điểm khác nhau, chu kì khác nhau, (Khi non, khi già, thay đổi theo mùa,…).
- HS trả lời theo cảm nhạn riêng.
- HS chú ý lắng nghe.
7'
Hoạt động 2: Cách vẽ:
- GV cho HS xem bài vẽ hoa, lá của HS các lớp trước và hình hướng dẫn cách vẽ hoa lá ở bộ ĐDDH.
- GV minh hoạ lên bảng cách vẽ hoa, lá qua các bước để HS quan sát.
+ Bước 1:
+ Bước 2:
+ Bước 3:
+ Bước 4:
- GV có thể gọi 1-2 HS lên bảng vẽ nhanh một bông hoa hoặc chiếc lá.
- GV nhận xét hình vẽ và sửa những chỗ chưa hoàn chỉnh cho HS.
- HS quan sát, nhận biết cách vẽ.
- HS quan sát, nhận biết các bước vẽ qua thao tác của GV.
+ Vẽ khung hình chung của hoa, lá (Hình vuông, chữ nhật, tam giác, hình thang,…)
+ Vẽ phác các nét chính của hao, lá,..
+ Chỉnh sửa hình cho gần với mẫu 
và vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm của hoa, lá.
+ Vẽ màu.
- HS lên bảng vẽ.
- HS chú ý lắng nghe.
15'
Hoạt động 3: Thực hành:
- GV có thể cho HS vẽ một loại mẫu chung, có thể vẽ theo nhóm hoặc cá nhân tự chọn mẫu để vẽ.
- Lưu ý HS: 
+ Chọn mẫu đơn giản để vẽ.
+ Quan sát kĩ mẫu hoa, lá trước khi vẽ.
+Sắp xếp hình vẽ hoa, lá cho cân đối với tờ giấy.
+ Vẽ theo các bước đã hướng dẫn và vẽ màu theo ý thích.
* Lưu ý: Đối với HS khá giỏi: GV yêu cầu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
- Trong khi HS làm bài GV đến từng bàn quan sát và gợi ý, hướng dẫn bổ sung thêm.
- HS thực hành tại lớp.
- HS chú ý lắng nghe.
+ Chọn mẫu để vẽ.
+ Quan sát mẫu trước khi vẽ.
+ Chú ý bố cục bài vẽ.
+Vẽ theo các bước đã hướng dẫn và vẽ màu theo ý thích.
* HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
- HS hoàn thành bài vẽ của mình.
3'
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá:
- GV chọn 1 số bài tốt và chưa tốt treo lên bảng.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi:
* Mục tiiêu của trò chơi: Luyện tập, củng cố kiến thức đã học.
* GV giới thiệu và hướng dẫn cách chơi:
- GV yêu cầu mỗi nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm lên bảng hoặc bàn và cử 1 đại diện lên phân loại sản phẩm theo các mức độ A, B, C và nêu lí do xếp loại.
- Nhóm nào phân loại nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.
* Sau khi cuộc chơi kết thúc: GV nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi, thái độ của tham dự và rút kinh nghiệm.
* Thưởng phạt:
- Thưởng những HS, nhóm HS tham gia nhiệt tình, chơi đúng luật và thắng trong cuộc chơi.
- Phạt những HS phạm luật chơi.
- GV nhận xét chung tiết học.
- HS quan sát, nhận biết.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe và tham gia cuộc chơi.
- HS chú chú ý lắng nghe và rút kinh nghiệm. 
IV. dặn dò: ( 1' )
 - Về nhà quan sát các con vật quen thuộc.
 - Sưu tầm tranh, ảnh các con vật để chuẩn bị cho bài học sau.
Thứ tư ngày 4 tháng 9 năm 2012
Tiết 1: Tập đọc
Truyện cổ nước mình.
	I/ Mục đích yêu cầu. 
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối)
- HS đọc đúng các từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Đọc ngắt nghỉ hơi đúng nhịp, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Thể hiện diễn cảm bài.
- GD hs học tập những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta để lại.
	II/ Đồ dùng dạy học. 
Tranh minh họa bài tập đọc trang 19 SGK.
	III/ Hoạt động dạy học. 
	1/ Kiểm tra bài cũ.
Gv: Gọi 3 hs lên bảng tiếp nối nhau đọc đoạn trích "Dế Men bênh vực kẻ yếu" và trả lời câu hỏi: Qua đoạn trích em thích nhất hình ảnh nào của Dế Mèn? Vì sao?
Gv: Nhận xét ghi điểm.
	2/ Dạy bài mới.
	a) Giới thiệu bài.
Gv: Treo tranh minh họa - Hs quan sát và trả lời câu hỏi: Bức tranh có những nhân vật nào? Những nhân vật đó em thường gặp ở đâu?
Đ: Có ông tiên, em nhỏ và một cô gái đứng trên đài sen. Những nhân vật đấy thường thấy ở các câu chuyện cổ tích.
Gv: Giới thiệu nội dung bài đọc và ghi tên bài.
	b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
	* Luyện đọc.
Hs: Mở SGK trang 19 - Gv chia đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu à Người tiên đỗ trì. Đoạn 2: Mang theo à rặng dừa nghiêng soi. 	Đoạn 3: Đời cha à ông cha của mình. Đoạn 4: Rất công bằng à chẳng ra việc gì. Đoạn 5: Phần còn lại.
Hs: Tiếp nối nhau đọc bài trước lớp (2 - 3 lần). Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho hs. 
Gv: Giúp hs hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài.
Hs: 1 - 2 em đọc lại toàn bài - Gv: Đọc mẫu lần 1.
	* Tìm hiểu bài.
Hs: 1 em đọc to đoạn từ đầu à đa mang.
H: Vì sao tác giả yeu truyện cổ nước nhà? (Truyện cổ nước mình rất nhân hậu và có ý nghĩa rất sâu xa. truyện cổ đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta: Công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang. Truyện cổ là những lời khuyên dạy của ông cha ta: nhân hậu, ở hiền, chăm làm, tự tin,…
Gv giảng:	- "Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa" ông cha ta đã trải qua mưa nắng, qua thời gian để đúc rút những bài học kinh nghiệm cho con cháu
 - Nhận mặt: Giúp con cháu nhận ra truyền thoóng tốt đẹp, bản sắc của dân tộc, của ông cha ta từ bao đời nay.
H: Đoạn thơ này nói lên điều gì? (Đoạn thơ ca ngợi truyện cổ, đề cao lòng nhân hậu, ăn ở hiền lành).
Hs: 1 em đọc to đoạn coàn lại - Lớp đọc thầm.
H: Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào? Chi tiết nào cho em biết điều đó? ("Tấm Cám", "Đẽo cày giữa đường". Chi tiết cho biết: Thị thơm, đẽo cày theo ý người ta).
H: Em biết những truyện cổ nào thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta? ("Thạch Sanh", "Sự tích hồ Ba Bể:, "Nàng tiên ốc", "Trầu cau", Sọ Dừa",…).
H: Em hiểu ý 2 dòng thơ cuối bài như thế nào? (Lời ông cha răn dạy con cháu đời sau sống nhân hậu, độ lượng, công băng, chăm chỉ, tự tin).
H: Đoạn thơ cuối bài nói lên điều gì? (Nói lên những bài học quý của ông cha ta muốn răn dạy con cháu đời sau).
H: Bài thơ "Truyện cổ nước mình "nói lên điều gì?
	Đại ý: Bài thơ ca ngợi kho tàng truyện cổ nước ta. Đó là những câu chuyện đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta.
	* Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
Hs: Tiếp nối nhau đọc lại bài thơ.
Gv: Phát hiện giọng đọc - Hướng dẫn hs đọc diễn cảm.
Gv: Chọn và hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm 10 câu thơ đầu.
Gv: Đọc mẫu - Hướng dẫn cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng.
Hs: Luyện đọc diễn cảm đoạn thơ theo cặp - Hs thi đọc diễn cảm trước lớp.
Gv: Nhận xét, tuyên dương hs đọc tốt.
Hs: Nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
Hs: Thi đọc thuộc lòng từng đoạn - Cả bài.
	3/ Củng cố dặn dò.
Gv: Nhận xét tiết học. Dặn hs về học thuộc lòng cả bài thơ.
Tiết 2: Toán
 Hàng và lớp.
 I/ Mục tiêu. 
 Giúp hs:
- Biết được lớp đơn vị gồm 3 hàng là: Đơn vị, chục, trăm; lớp nghìn gồm: nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.
- Biết được giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số.
- Biết viết số thành tổng theo hàng.
- BT cần làm: 1,2( làm 3số),3.
- HS khá, giỏi làm thêm bài tập 4, 5.
	II/ Đồ dùng dạy học.
Gv: Bảng kẻ sẵn các lớp, hàng của số có 6 chữ số như phần bài học ở SGK.
	III/ Hoạt động dạy học.
	1/ Kiểm tra bài cũ.
Hs: Đọc số: 176096, 890321, 908213, 769106. Gv: Nhận xét, ghi điểm.
	2/ Dạy - học bài mới.
Gv: Giới thiệu bài. Ghi đề.
	Hoạt động 1: Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn.
Hs: Nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. đơn vị, chục, trăm,…
Gv Giới thiệu: các hàng này được xếp vào các lớp như: Lớp đơn vị gồm 3 hàng là: hàng đơn vị, chục, trăm. Lớp nghìn gồm: Hàng nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.
Gv vừa giới thiệu vừa kết hợp chỉ trên bảng các hàng, lớp của số có 6 chữ số.
H: Lớp đơn vị gồm mấy hàng? Đó là những hàng nào?
H: Lớp nghìn gồm mấy hàng? Đó là những hàng nào?
Gv: Viết số 321 vào cột số và yêu cầu hs đọc: Ba trăm hai mươi mốt.
Gv: Làm tương tự với các số: 654000.
1 hs lên bảng viết các chữ số của số 654321 vào các cột ghi hàng - Đọc số.
	Hs: 	+ Nêu các chữ số ở các hàng của số 321.
	+ Nêu các chữ số ở các hàng của số 654000.
	+ Nêu các chữ số ở các hàng của số 654321.
	Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành.
	Bài 1: Hs nêu yêu cầu bài tập - Bảng có các cột: Đọc số - Viết số, các lớp, hàng của số.
Hs: Đọc số ở dòng thứ nhất.
Hs: Đọc số ở dòng thứ hai - Viết số vào các hàng. Hs làm tiếp bài vào vở - 1 em lên bảng làm - Lớp nhận xét, sửa sai.
	Bài 2: (3 số) Viết vào chỗ chấm (theo mẫu) :
GV gợi ý mẫu,HS tự làm vào VBT rồi nêu kết quả.Lớp nhận xét.
	Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ trống(theo mẫu):
Gv: Hướng dẫn mẫu: số 543216.Giá trị chữ số 2=200;chữ số 3=3000;chữ số 5=500 000
Hs: Làm tiếp bài vào vở - 3 hs lên bảng làm.
Lớp nhận xét sửa sai - Gv nhận xét ghi điểm.
	- HS khá, giỏi nêu kết quả bài tập 4, 5.
	Bài 4: Viết số thành tổng (theo mẫu).
GV hướng dẫn mẫu:65763=60 000+5000 =700+60+3
HS tự làm vào VBT rồi đọc kết quả.Gv - Hs cả lớp nhận xét, ghi điểm.
 	-Bài 5 HS khá, giỏi nêu kết quả bài tập 5.
 3/ Củng cố dặn dò.
Gv: Tổng kết giờ học. Dặn hs về làm bài ở SGK.
Tiết 4:( 40p) Tập làm văn
 Kể lại hành động của nhân vật.
 I/ Mục tiêu.
- Hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật; nắm được cách 
kể hành động của nhân vật (ND ghi nhớ).
- Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật (Chim Sẻ, Chim Chích), bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước - sau để thành câu chuyện.
	II/ Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ để luyện tập, thẻ có ghi: chích, sẻ mỗi loại 6 cái.
	III/ Hoạt động dạy học.
	1/ Kiểm tra bài cũ.:2 hs lên bảng trả lời câu hỏi.
Hs 1: Thế nào là kể chuyện?
Hs 2: Những điều gì thể hiện tính cách của nhân vật trong truyện?
Gv nhận xét, ghi điểm.
	2/ Dạy - học bài mới.
	a) Giới thiệu bài.
	Gv: Giới thiệu bài. Ghi đề.
	b) Nhận xét.
Hs: Đọc truyện - Gv đọc diễn cảm truyện.
H: Trong truyện có mấy nhân vật? Đó là nhân vật nào? (Có 4 nhân vật. Đó là: Người kể chuyện, cha người kể chuyện, cậu bé và cô giáo).
Gv: Tìm hiểu hành động của cậu bé bị điểm không.
H: Thế nào là ghi vắn tắt? (Ghi những nội dung chính, quan trọng).
Gv: Chia hs thành 6 nhóm và thảo luận.
Nội dung thảo luận: Ghi vắn tắt hành động của cậu bé và ý nghĩa của hành động đó.
Hs: Đại diện các nhóm trình bày kế

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 2.doc
Giáo án liên quan