Giáo án lớp 4 kỳ II - Tuần 19

I Mục đích – Yêu cầu

1 – Kiến thức

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Cẩu Khây, tinh thông , yêu tinh.

- Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

2 – Kĩ năng

- Đọc đúng các từ ngữ, câu , đoạn , bài. Chú ý các từ dễ lẫn do ảnh hưởng cách phát âm địa phương.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể truyện chậm rãi; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé. Chú ý nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm xuống dòng. Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

3 – Thái độ

- HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ , tài năng, biết làm việc nghĩa với tất cả lòng nhiệt thành của mình.

 

doc27 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 kỳ II - Tuần 19, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rao đổi theo cặp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm.
Củng cố
-Trong cuộc sống người ta ứng dụng gió vào việc gì?
Dặn dò
- Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
Thứ tư, ngày 6 tháng 1 năm 2010
TẬP ĐỌC
CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I. Mục đích – Yêu cầu
1 – Kiến thức 
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất. 
- Học thuộc lòng bài thơ.
2 – Kĩ năng 
- Đọc đúng các từ khó do ảnh hưởng cách phát âm địa phương.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng kể chậm rãi,dàn trải, dịu dàng, biết ngắt nhịp đúng.
3 – Thái độ 
- HS biết yêu mọi người vì mọi người đều sống vì các em.
II Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Sưu tầm những bức ảnh khác về sinh hoạt vui chơi, học tập của trẻ em.
III Các hoạt động dạy – học 
1 – Khởi động 
2 – Bài cũ: Bốn anh tài
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK. 
3 – Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a – Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Các truyện cổ tích thường giải thích về nguồn gốc của loài người, của muôn loài, muôn vật. Bài thơ hôn nay các em đọc Chuyện cổ tích về loài người là một câu chuyện cổ tích kể bằng thơ về nguồn gốc, sự tích loài người. Chúng ta hãy đọc để xem bài thơ có gì hay và lạ.
b – Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
c – Hoạt động 3: Tìm hiểu bài 
- Trong câu truyện cổ tích này, ai là người sinh ra đầu tiên?
Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời ?
Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ?
Bố giúp trẻ những gì? 
Thầy giáo giúp trẻ những gì?
- Yêu cầu HS trao đổi tìm ý nghĩa của truyện. 
* Bài thơ tràn đầy tình yêu mến con người, với trẻ em. Tác giả bài thơ cho rằng : mọi thứ trên đời này có là vì trẻ em. Trẻ em phải được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Tất cả những gì tốt đẹp nhất đều được dành cho trẻ em. 
d – Hoạt động 4: Đọc diễn cảm - Học thuộc lòng bài thơ
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Chú ý hướng dẫn HS ngắt giọng , nhấn giọng đúng. 
- Xem tranh minh hoạ chủ điểm 
- Xem tranh minh hoạ 
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- 5 HS nối tiếp nhau đọc trơn từng khổ thơ. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
+ HS đọc thầm 2 đoạn đầu – thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 1,2 
- Trẻ con sinh ra đầu tiên, cảnh vật trống vắng, trịu trần, không dáng cây, ngọn cỏ
- Có mặt trời cho trẻ em nhìn rõ. 
Có mẹ để bế bồng chăm sóc. 
Có bố để bảo cho biết ngoan , biết nghĩ. 
Có chữ, có ghế, bàn lớp, trường, có thầy giáo để dạy trẻ học hành. 
+ HS trao đổi – Đại diện nhóm nhận xét, trả lời câu hỏi. 
- 1 HS đọc cả bài thơ. 
- Tác giả giải thích mọi vật, mọi người sinh ra là vì trẻ em, để yêu mến, giúp đỡ trẻ em.
+ Bài thơ ca ngợi con người. 
+ Chuyện loài người là quan trọng nhất. 
+ Trẻ em được ưu tiên. 
+ Mọi thứ sinh ra vì trẻ em.
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- HS thi học thuộc lòng từng khổ và cả bài.
4 – Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ. 
- Chuẩn bị : Bốn anh em ( tt ). 
TOÁN
Tiết 93: HÌNH BÌNH HÀNH
A.Mục tiêu. Giúp HS
- Hình thành biểu tượng về hình bình hành.
- Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành, từ đó phân biệt được hình bình hành với một số hình đã học.
B. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ vẽ sẵn một số hình: hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình tứ giác
C. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. ổn định
2. Kiểm tra 
 Kể tên các hình đã học?
3.Bài mới
a. Hoạt động 1:Hình thành biểu tượng về hình bình hành:
- Cho HS quan sát các hình vẽ trong SGK và nhận xét hình dạng của hình.
- GV giới thiệu :Đó là hình bình hành.
b.Hoạt động 2:Nhận biết một số đặc diiểm của hình bình hành.
- Hình bình hành có cặp cạnh nào đối diện với nhau? căp cạnh nào song song với nhau?
- Đo các cặp cạnh đối diện và rút ra nhận xét gì?
- Hình bình hành có đặc điểm gì?
- Kể tên một số đồ vật có dạng hình bình hành? hình nào là hình bình hành trên các hình vẽ trên bảng phụ?
c.Hoạt động 3:Thực hành
- Hình nào là hình bình hành?
- Hình tứ giác ABCD và MNPQ hình nào có cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau?
- Vẽ hai đoạn thẳng để được một hình bình hành?
- Hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tứ giác...
- AB và DC là hai cạnh đối diện
 AD và BC là hai cạnh đối diện.
- Cạnh AB song song với cạnh DC
 Cạnh AD song song với cạnh BC.
 AB = DC ; AD = BC 
-3, 4 em nêu:Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
Bài 1: Hình 1, 2, 5 là hình bình hành
Bài 2: Hình MNPQ là hình bình hành
Bài 3:HS vẽ vào vở- đổi vở kiểm tra
D.Các hoạt động nối tiếp
1.Củng cố: Nêu đặc điểm của hình bình hành?
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI 
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
A- Mục đích, yêu cầu
1. Củng cố nhận thức về 2 kiểu mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
2. Thực hành viết đoạn mở bài cho 1 bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách: Mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp.
B- Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ viết sẵn nội dung ghi nhớ về 2 cách mở bài trên.
C- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ổn định
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học cần đạt.
2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1
 - Gọi HS nêu ý kiến
 - GV nhận xét, kết luận
 - Điểm giống nhau: Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
 - Điểm khác nhau:+ Đoạn a,b mở bài trực tiếp
 + Đoạn c mở bài gián tiếp
Bài tập 2
 - GV nhắc HS bài tập này yêu cầu viết gì ?
 - Viết theo mấy cách, đó là cách nào ?
 - GV thu bài, chấm 8-10 bài, nhận xét
 - Ví dụ 1:( Mở bài trực tiếp)Chiếc bàn HS này là người bạn ở trường thân thiết với tôi đã gần 2 năm nay.
 - Ví dụ 2:( Mở bài gián tiếp ) Tôi rất yêu gia đình tôi. ở đó tôi có bố mẹ, em trai thân thương, có những đồ vật, đồ chơi và 1 góc học tập sáng sủa. Nổi bật trong góc học tập đó là chiếc bàn học xinh xắn của tôi.
 - GV có thể đọc bài làm tốt của HS
3. Củng cố, dặn dò: - Treo bảng phụ, gọi HS đọc ghi nhớ
 - Hát
 - 2 HS mỗi em nêu ghi nhớ về 1 cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật
 - Nghe giới thiệu, mở sách
 - 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp, so sánh tìm điểm giống nhau và khác nhau của các đoạn mở bài
 - Nêu ý kiến thảo luận
 - HS đọc yêu cầu bài tập
 - Viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em.
 - Viết theo 2 cách, mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp
 - HS làm bài cá nhân vào nháp 
 - Nộp bài cho GV chấm
 - Nghe ví dụ mẫu
 - Nghe GV đọc bài, nhận xét.
 - 2 em đọc ghi nhớ
KĨ THUẬT
 LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU , HOA
A. MỤC TIÊU HS biết được ích lợi của việc trồng rau , hoa HS yêu thích công việc trồng rau , hoa. 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
SGK. 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
*Hoạt động 1: GV hướng dẫn hs tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau và hoa 
- GV treo tranh hình 1 SGK yêu cầu hs quan sát.
- Em hãy nêu lợi ích của việc trồng rau ?
- Gia đình em thường sử dụng loại rau nào làm thức ăn? Loại rau đó được chế biến như thế nào?
- Rau còn được sử dụng làm gì?
- Nhận xét và tóm ý.
- Cho hs quan sát hình 2 và đặt câu hỏi tương tự như trên cho hoa.
- Chốt ý, mở rộng kiến thức cho hs về các vùng kinh tế chủ yếu nhờ vào rau và hoa như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa…
*Hoạt động 2:GV hướng dẫn hs tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta 
- Khí hậu nước ta có đặc điểm gì?
- Chốt: nước ta có điều kiện thích hợp để phát triển nghề trồng rau và hoa.
- Có nhiều loại rau và hoa rết dễ trồng, ta có thể trồng ngay tại nhà như rau muống, xà lách, cải xoong..hoa hồng, hoa cúc…..các em cần nắm kĩ thuật trồng để trồng tại nhà.
IV. Củng cố
Tóm tắt nội dung bằng Ghi nhớ.
V. Dặn dò
Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
-Quan sát và trả lời.
-Cung cấp thức ăn…
-Xà lách, bắp cải ….
-Xuất khẩu, chế biến thực phẩm đóng hộp…
-Quan sát và trả lời.
-Trả lời.
Thứ năm, ngày 7 tháng 1 năm 2010
TOÁN
Tiết 94: DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
A. Mục tiêu: Giúp HS 
- Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành.
- Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
B. Đồ dùng dạy học
- GV: Bộ đồ dùng toán 4(các mảnh có hình dạng như hình vẽ trong SGK)
- HS: Bộ đồ dùng toán 4(các mảnh có hình dạng như hình vẽ trong SGK)
C. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. ổn định
2. Kiểm tra 
 Nêu đặc điểm của hình bình hành?
3. Bài mới
a. Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành
- GV vẽ hình bình hành ABCD; vẽ AH vuông góc với DC; DC là đáy,độ dài AH là chiều cao của hình bình hành
- GV hướng dẫn HS cắt và ghép để được hình chữ nhật(như trong SGK)
- So sánh diện tích hình vừa ghép với diện tích hình bình hành?
- Đáy hình bình hành là chiều dài hình chữ nhật; chiều cao hình bình hành là chiều rộng hình chữ nhật. Vậy nêu cách tính diện tích hình bình hành?
b. Hoạt động 2:Thực hành
- Tính diện tích mỗi hình bình hành?
- Tính diện tích hình chữ nhật, hình bình
hành?
- Tính diện tích hình bình hành?
- 2 em nêu:
-HS thực hành ghép trên bộ đồ dùng toán.
- Diện tích hình chữ nhật bằng diện tích hình bình hành.
- 3, 4 em nêu: Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo)
Bài 1: cả lớp làm vở - 2em lên bảng:
 Diện tích hình bình hành:
 4 x 13 = 52 cm2 ; 9 x 7 = 63 cm2
Bài 2:Diện tích hình c. n là:5x10 =50 cm2
 Diện tích hình bình hành:5 x 10 = 50 cm2
Bài 3: Đổi 4 m = 40 dm
Diện tích hình bình hành: 40 x13 =520 dm2
4.Các hoạt động nối tiếp
1.Củng cố: Nêu cách tính diện tích hình bình hành?
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TÀI NĂNG
A- Mục đích, yêu cầu
1. Mở rộng vốn từ của học sinh thuộc chủ điểm trí tuệ, tài năng. Biết sử dụng các từ đã họcđể đặt câu và chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
2 Biết được 1 số câu tục ngữ gắn với chủ điểm
B- Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ kẻ bảng phân loại từ ở bài tập 1

File đính kèm:

  • docGiao an 4 (Tuan 19).doc
Giáo án liên quan