Giáo án lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 10

I. Mục tiêu:

- Đọc rành mạch trôi chảy, bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng /1 phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung bài đọc.

- Hiểu ND: Của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về văn bản tự sự.

 *HS khá, giỏi: đọc tương đối lưu loát, diẽn cảm được đoạn văn, đoạn thơ

(tốc độ đọc trên 75tiếng/ 1 phút).

 Say mê học tập

II. Phương tiện dạy- học

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 4, tập một (gồm cả văn bản thông thường).

- Phiếu kẻ sẳn bảng ở BT2

III. Các hoạt động dạy- học

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời nói của một nhân vật. Lúc đó, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng. 
à Cô giáo hỏi: “Sao trò không chịu làm bài?” 
à Bố tôi hỏi: 
- Hôm nay có đi học võ không? 
- Hoặc lời giải thích cho bộ phận đứng trước. 
à Những cảnh đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. 
b/ Dấu ngoặc kép 
- Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay của người được câu văn nhắc đến
Nếu lời nói trực tiếp là 1 câu trọn vẹn hay 1 đoạn văn thì ở trước cần thêm dấu hai chấm. 
à Bố thường gọi em tôi là “ cục ưng “ của bố 
à Ông tôi thường bảo: “Các cháu phải học thật giỏi môn văn để nối nghề của bố “. 
3’
4/ Củng cố
- GV nhận xét tiết học. 
1’
5/ Dặn dò 
- Nhắc HS chuẩn bị tiết học sau. 
Toán
Kiểm tra định kỳ GHK I
 Thống nhất theo đề chung.
Kĩ thuật
Khâu viền đường gấp mép vải 
bằng mũi khâu đột thưa(T1)
I/ Mục tiêu:
 - HS biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
 - Tập khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. 
 - Với hs khéo tay: Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
 II/ Phương tiện dạy học: 
GV: mẫu khâu 
HS: Hai mảnh vải hoa giống nhau, mỗi mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm; len(sợi ), chỉ khâu; kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch. 
III/ Các hoạt động dạy học 
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1’
1’
8’
 27’
 3’
1’
1/ Ổn định:
2/ Bài học:
*GTB: ghi tựa
* HĐ1: HD HS quan sát, nhận xét mẫu
- GV giới thiệu mẫu khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. 
- ? Em hãy nêu nhận xét về đường gấp mép vải và đường viền trên mẫu?
- GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép vải.
* HĐ2: HD thao tác kĩ thuật 
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 (SGK), nêu các bước khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa?
- HD HS đọc và quan sát H1, H2a, H2 b nêu cách gấp mép vải? 
- Gọi hs thực hiện thao tác vạch 2 đường dấu và gấp mép vải.
- Nhận xét và hướng dẫn HS thực hiện các thao tác như trong SGK.
- HD HS đọc mục 2; 3 và quan sát H3; H4 
- Nhận xét chung và hd thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải = mũi khâu đột thưa.
 - Gọi 1 -2 HS lên bảng thực hiện các thao tác GV vừa hướng dẫn. 
- GV nhận xét, chỉ ra những thao tác chưa đúng và uốn nắn. 
-Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài 
- GV cho HS xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ và tập khâu viền đường gấp mép vải = mũi khâu đột thưa.
3/ Củng cố
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ
4. Dặn dò:
Dặn: chuẩn bị cho tiết thực hành
- Nhận xét tiết học
- Quan sát mẫu
+ Mép vải được gấp 2 lần. Đuờng gấp mép ở mặt trái của mảnh vải và được khâu = mũi khâu đột thưa. Đuờng khâu thực hiện ở mặt phải mảnh vải.
- HS theo dõi.
- HS quan sát và nêu:
+ Gấp mép vải.
+ Khâu lược đường gấp mép vải.
+ Khâu viền đường gấp mép vải = mũi khâu đột thưa.
- Đặt mảnh vải lên bàn, mặt trái ở trên… 
- Kẻ 2 đường thẳng cách đều ở mặt trái vải (H1)…Gấp mép vải lần 1(H2a). Gấp mép vải lần 2 (H2b). 
- HS thực hiện.
- HS theo dõi.
- HS nêu cách thực hiện các thao tác khâu viền đường gấp mép vải = mũi khâu đột thưa.
-1 -2 HS lên bảng thực hiện các thao tác GV vừa hướng dẫn. 
- HS nhận xét.
-1 HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài
Khoa học
Tiết 19: Ôn tập: Con người và sức khoẻ (TT)
I. Mục tiêu: 
- Ôn tập các kiến thức đã học về:
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
 - Dinh dưỡng hợp lí.
 - Phòng tránh đuối nước. 
 - Biết áp dụng những kiến thức cơ bản vào cuộc sống hằng ngày.
 - Luôn có ý thức trong ăn uống và phòng tránh bệnh tật. 
II.Phương tiện dạy - học: 
Giấy khổ A4 viết, bút màu ( HS ).
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
TG
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
1’
4’
1’
35’
3’
1’
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 4 HS trả lời các câu hỏi 
-GV nhận xét và cho điểm 
 3.Bài mới 
-Giới thiệu bài: 
Hoạt động 4: Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí.
* Mục tiêu: - Hệ thống hoá những kiến thức đã học về con người và sức khoẻ, về dinh dưỡng qua 10 điều khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế .
+ Cho HS đọc 10 lời khuyên.
+ Gọi HS đọc yêu cầu thực hành.
+ Hướng dẫn HS cách viết và trang trí 10 lời khuyên vào giấy A4.
+ Cho Hs trình bày.
+ Yuê cầu lớp bình chọn bạn viết và trang trí đẹp.
 4.Củng cố 
-Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò
-Chuẩn bị bài: Nước có những tính chất gì? 
-Hát .
-Mỗi em trả lời 1 câu hỏi trong tiết ôn trước (SGK).
-Lắng nghe.
+ 1 HS đọc, lớp theo dõi
+ Đọc yêu cầu thực hành.
+ Thực hành viết và trang trí 
( không bắt buộc HS), sau đó tô màu.
+ Một số trình bày sản phẩm trước lớp.
 Kể chuyện
Tiết 10: Ôn tập GKI (Tiết 5) 
I. Mục tiêu
Đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI ( khoảng 75 tiếng /1 phút) bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung bài đọc.
Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là chuyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.
HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diẽn cảm được đoạn văn, đoạn thơ 
(Tốc độ đọc trên 75tiếng/ 1 phút).
 - HS có thái độ, tình cảm đúng độ với từng nhân vật trong truyện.
II. Phương tiện dạy- học
Lập 12 phiếu viết tên từng bài tập đọc, 5 phiếu viết tên các bài HTL trong tuần đầu sách Tiếng Viễt, tập một.
Giấy khổ to ghi sẵn lời giải của BT2 + Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền nội dung. 
III. Các hoạt động dạy- học
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1/ Ổn định 
- Hát tập thể 
20’
2/ Bài cũ: Kiểm tra tập đọc và HTL 
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài 
( sau khi bốc thăm ,được xem lại bài khoảng 1- 2 phút ), đọc 1 đoạn
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- HS trả lời 
 - Nhận xét, ghi điểm
12’
3/ Bài tập 2: Tìm các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng (tuần 4, 5, 6).
- HS đọc yêu cầu của bài, thảo luận nhóm ba làm bài vào phiếu 
- GV gợi ý các em có thể tìm tên bài ở mục lục. 
- HS đọc tên bài. 
- GV viết tên bài lên bảng lớp.
- HS đọc thầm các truyện trên, suy nghĩ, trao đổi theo cặp , làm bài trên phiếu đã phát 
- GV chốt lại lời giải đúng, dán phiếu đã ghi lời giải, mời 2 HS đọc bảng kết quả . 
- Những HS làm bài trên phiếu, cử đại diện trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét. 
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. 
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Giọng đọc
1. Một người chính trực 
Ca ngợi lòng ngay thẳng, chính trực, đặt việc nước lên trên tình riêng của Tô Hiến Thành 
- Tô Hiến Thành 
- Đỗ thái hậu 
Thong thả, rõ ràng. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tính cách kiên định, khảng khái của Tô Hiến Thành. 
2. Những hạt thóc giống 
Nhờ dũng cảm, trung thực, cậu bé Chôm được vua tin yêu, truyền cho ngôi báu. 
- Cậu bé Chôm.
- Nhà vua 
Khoan thai, chậm rãi, cảm hứng ngợi ca.Lời Chôm ngây thơ, lo lắng. Lời nhà vua khi ôn tồn, khi dõng dạc. 
3. Nỗi dằn dặt của An- đrây- ca
Nỗi dằn dặt của An- đrây- ca thể hiện tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với bản thân. 
- An- đrây- ca
- Mẹ An- đrây- ca
Trầm buồn, xúc động 
4. Chị em tôi 
Một cô bé hay nói dối ba để đi chơi đã được em gái làm cho tỉnh ngộ. 
- Cô chị
- Cô em
- Người cha 
Nhẹ nhàng, hóm hỉnh, thể hiện đúng tính cách, cảm xúc của từng nhân vật: Lời người cha lúc ôn tồn, lúc trầm, buồn. Lời cô chị khi lễ phép, khi bực tức. Lời cô em lúc thản nhiên, lúc giả bộ ngây thơ. 
- GV mời một số HS thi đọc diễn cảm một đoạn văn, minh họa giọng đọc phù hợp với nội dung của bài mà các em vừa tìm 
- Vài em thi đọc.
Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
4’
4/ Củng cố, 
- GV hỏi: Những truyện kể các em vừa ôn có chung một lời nhắn nhủ gì? 
- Các truyện đều có chung lời nhắn nhủ chúng em cần sống trung thực, tự trọng, ngay thẳng như măng mọc thẳng. 
1’
5/ Dặn dò:
Chuẩn bị những tiết ôn tập sau.
Thứ năm, ngày 24 tháng 10 năm 2013
Tập làm văn
 Tiết 19: Ôn tập giữa HK I (tiết6)
I. Mục tiêu 
 - Xác định được tiếng chỉ có vần hoặc thanh, tiếng có đủ âm đầu vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ (chỉ người, vật , khái niệm), động từ trong đoạn văn ngắn. 
- Tìm được trong đoạn văn các từ đơn, từ láy, từ ghép, danh từ, động từ. 
- Ham học và tìm hiểu về Tiếng Việt
II. Phương tiện dạy- học
Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết.
Bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2 + Một số tờ viết nội dung BT3, 4.
III. Các hoạt động dạy- học
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
1/ Ổn định lớp 
- Hát tập thể 
1’
2/ Giới thiệu bài 
12’
3/ Hướng dẫn làm bài tập
+ Bài tập 1, 2. 
- Một HS đọc đoạn văn BT1 và yêu cầu của BT2 
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn tả chú chuồn chuồn, tìm tiếng ứng với mô hình đã cho ở BT2. 
- GV nhắc các em lưu ý: ứng với mỗi mô hình, chỉ cần tìm 1 tiếng 
- HS làm bài vào vở. 
- GV phát phiếu riêng cho 1 vài
- Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
học sinh 
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
12’
+ Bài tập 3 
- HS đọc yêu cầu của bài tập 
- GV nhắc HS xem lướt lại các bài: Từ đơn và từ phức, Từ ghép và từ láy để thực hiện cho đúng yêu cầu của bài tập. 
+ Thế nào là từ đơn? 
+ Từ chỉ gồm 1 tiếng 
+ Thế nào là từ láy? 
+ Từ được tạo ra bằng cách phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau 
+ Thế nào là từ ghép? 
+ Từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau 
- GV phát phiếu cho từng cặp HS trao đổi, tìm trong đoạn văn 3 từ đơn, 3 từ láy, 3 từ ghép. 
- Những HS làm xong bài dán kết quả lên bảng lớp, trình bày. 
- HS và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
10’
+ Bài tập 4 
- HS đọc yêu cầu của bài 
- GV nhắc HS xem lướt lại bài: Danh từ, Động từ để thực hiện đúng yêu cầu của bài. 
- HS nêu lại các khái niệm:
+ DT là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị). 

File đính kèm:

  • doctuan 10.doc