Giáo án lớp 4 - Tuần 18

I.Mục tiêu:

- Biết dấu hiệu chia hết cho 9

- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các bài tập.

- HS yêu thích môn học.

II. Thiết bị dạy học:

 GV: Phiếu học tập. HS: SGK, nháp

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc20 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong bài
3. Bài mới : * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/6 số HS):
- GV giới thiệu phiếu ghi tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17.
- Từng HS lên bốc thăm bài đọc (xem bài 1 – 2 phút)
- HS đọc trong SGK (hoặc học thuộc lòng) 1 đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi ở đoạn vừa đọc cho HS trả lời.
- Trả lời câu hỏi 
- GV cho điểm .
b . Bài tập 2:
- HD đặt câu 
- Đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- Nối nhau đọc câu văn của mình đã đặt. VD: 
a.	* Nguyễn Hiền rất có chí.
	* Nguyễn Hiền đã thành đạt nhờ thông minh và ý chí vượt khó rất cao.
b. Lê - ô - nác - đô đa Vin – xi, kiên nhẫn khổ công luyện vẽ mới thành tài.
c. Cao Bá Quát rất kì công luyện viết chữ
d. Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn.
- GV và cả lớp nhận xét.
c. Bài tập 3:
- GV phát phiếu cho 1 số HS.
HS: Đọc yêu cầu bài tập, nhớ lại những câu thành ngữ, tục ngữ đã học, viết nhanh vào vở. - 1 số em làm bài trên phiếu trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
a. Nếu bạn em có quyết tâm học tập, rèn luyện cao .
- Có chí thì nên.
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Nười có chí thì nên
 Nhà có nền thì vững.
b. Nếu bạn em nản lòng khi gặp khó khăn .
- Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
- Thất bại là mẹ thành công.
- Thua keo này ta bày keo khác.
c. Nếu bạn em dễ thay đổi ý định theo ngời khác .
- Ai ơi đã quyết thì hành
 Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.- Hãy lo bền chí câu cua
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- Nhận xét giờ học.
	- Dặn HS về nhà ôn các bài tập đọc , HTL để giờ sau tiếp tục kiểm tra.
Kể chuyện
ôn tập và kiểm tra cuối học kì I
I. Mục tiêu:
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
	- Ôn luyện về các kiểu mở bài và kết bài trong văn kể chuyện.
 - HS ôn tập tốt.
II. Thiết bị dạy học:
GV: Phiếu viết tên bài tập đọc, bảng phụ.
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức : 
2. Bài cũ :
3. Bài mới : * Giới thiệu bài - ghi bài .
a . Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/6 số HS) .
- GV giới thiệu phiếu ghi tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 17.
- Từng HS lên bốc thăm bài đọc (xem bài 1 – 2 phút)
- HS đọc trong SGK (hoặc học thuộc lòng) 1 đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi ở đoạn vừa đọc cho HS trả lời.
- Trả lời câu hỏi 
- GV cho điểm .
b. Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu của bài.
- 1 em đọc yêu cầu của đề, cả lớp đọc thầm truyện “Ông Trạng thả diều”.
- 1 em đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài (SGK).
* Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
* Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
- Một HS đọc thành tiếng 2 kiểu kết bài trong SGK.
* Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục của câu chuyện có lời bình luận thêm về câu chuyện đó.
* Kết bài không mở rộng: Chỉ cho biết kết cục của câu chuyện không bình luận gì thêm.
HS: Làm bài cá nhân vào vở bài tập, viết phần mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho câu chuyện về Nguyễn Hiền.
- Lần lượt từng HS nối nhau đọc các mở bài, kết bài của mình.
- GV và cả lớp nhận xét.
VD:
a. Mở bài gián tiếp:
- Nước ta có những thần đồng bộc lộ tài năng từ nhỏ. Đó là trường hợp chú bé Nguyễn Hiền nhà nghèo. Phải bỏ học nhưng vì nhà nghèo có ý chí vươn lên, đã tự học và đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
Câu chuyện sảy ra vào đời vua Trần Nhân Tông.
b. Kết bài kiểu mở rộng:
- Câu chuyện về vị Trạng nguyên trẻ nhất nước ta làm em càng thấm thía hơn những lời khuyên của người xưa: “ Có chí thì nên”, “có công mài sắt có ngày nên kim”.
4. Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS ghi nhớ những nội dung vừa học.
Thể dục
đi nhanh chuyển sang chạy 
trò chơi: chạy theo hình tam giác
I. Mục tiêu:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng đi nhanh chuyển sang chạy, yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Học trò chơi “Chạy theo hình tam giác”. Yêu cầu chơi tương đối chủ động.
- HS yêu thích học môn thể dục.
II. Địa điểm, phương tiện: Sân trường, còi …
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu: 
- GV tập trung lớp. Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
HS: Chạy chậm theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”.
- Khởi động xoay các khớp tay, chân.
2. Phần cơ bản: 
a. ĐHĐN và bài tập RLTTCB:
- Tập hợp hàng ngang, dóng hàng đi nhanh trên vạch kẻ thẳng và chuyển sang chạy.
- Cả lớp cùng thực hiện dưới sự chỉ huy của GV. Tập phối hợp các nội dung, mỗi nội dung 2 – 3 lần.
- Tập theo tổ theo sự phân công.
- GV đến từng tổ nhắc nhở và sửa chữa động tác cha chính xác.
- Thi biểu diễn các tổ với nhau.
b. Trò chơi vận động:
- Trò chơi “Chạy theo hình tam giác”.
HS: Khởi động các khớp.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
- Chơi thử 1 – 2 lần.
- Cả lớp chơi thật theo đội hình.
3. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay.
- GVhệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
- Về nhà tập lại các động tác đã học.
- Về nhà thường xuyên tập luyện.
 ____________________________________________
Đạo đức
thực hành kĩ năng cuối học kỳ I
I.Mục tiêu:
- Ôn lại cho HS những kiến thức đạo đức đã học ở học kỳ I.
- Luyện tập thực hành kỹ năng hành vi đạo đức đã học.
- HS có ý thức rèn luyện đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi,cháu ngoan Bác Hồ
II. Thiết bị dạy học:
GV: Giấy khổ to, bút dạ.	HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học: 
1. ổn định tổ chức : 	
2. Kiểm tra bài cũ:	
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu và ghi đầu bài:
a. Hoạt động 1: - GV nên câu hỏi:
HS: Trả lời cá nhân, mỗi em 1 bài:
- Hãy kể tên các bài đạo đức đã học trong học kỳ I?
Bài 1: Trung thực trong học tập.
Bài 2: Vượt khó trong học tập.
Bài 3: Biết bày tỏ ý kiến.
Bài 4: Tiết kiệm tiền của.
Bài 5: Tiết kiệm thời giờ.
Bài 6: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Bài 8: Yêu lao động.
b. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia 4 nhóm, nêu câu hỏi:
HS: Các nhóm thảo luận theo câu hỏi trong phiếu. Ghi vào phiếu.
1. Thế nào là trung thực trong học tập?
2. Thế nào là vượt khó trong học tập?
* Nhóm 1: 
- Đại diện nhóm lên trình bày nội dung của nhóm mình.
1. Khi nào em nên bày tỏ ý kiến của mình?
2. Vì sao phải tiết kiệm tiền của?
* Nhóm 2: 
- Đại diện nhóm 2 trình bày.
1. Vì sao phải tiết kiệm thời giờ?
2. Vì sao phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
* Nhóm 3: 
- Đại diện nhóm 3 trình bày.
1. Vì sao phải biết ơn thầy giáo, cô giáo?
2. Trong cuộc sống con người có cần lao động không?
* Nhóm 4: 
- Đại diện nhóm 4 trình bày.
- GV NX phần trình bày của các nhóm.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét giờ học . Về nhà ôn bài , chuẩn bị bài sau .
Ngày soạn 1 - 1 - 2013
Thứ năm ngày 3 tháng 1 năm 2013
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, và 9.
	- Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2, 3, 5, 9 và giải toán. 
 - HS yêu thích môn toán.
II. Thiết bị dạy học:
 GV: Bảng phụ,phiếu học tập
 HS: SGK, nháp
III. Các hoạt động dạy – học:
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9?
- Mỗi dấu hiệu cho 1 ví dụ.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài .	
* Bài 1: 
HS: Đọc đầu bài và tự làm vào vở.
- GV gọi HS lên bảng chữa bài.
- Chốt lời giải đúng:
a. Các số chia hết cho 2 là: 4568; 2050; 35766.
b. Các số chia hết cho 3 là: 2229; 35766.
c. Các số chia hết cho 5 là: 4735; 2050.
d. Các số chia hết cho 9 là: 35766
* Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu, nêu cách làm và tự làm vào vở.
* Bài 3: GV cho HS tự làm vào vở.
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài, sau đó kiểm tra chéo lẫn nhau.
- GV chốt lại lời giải đúng:
- Kết quả là:
a. 528; 558; 588
b. 603; 693
c. 240
d. 354
* Bài 4: HS khá, giỏi
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 3 em lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
a. 2253+4315- 173 = 6395 chia hết cho 5
b. 6438 - 2325 x 2 = 1788 chia hết cho 2
c. 480 - 120 : 4 = 450 chia hết cho 2 và 5
d. 63 + 24 x 3 = 135 chia hết cho 5.
* Bài 5: HS khá, giỏi. GV hướng dẫn.
HS: Đọc đề toán, nghe GV hướng dẫn để tìm ra kết quả.
- Nếu xếp thành 3 hàng không thừa không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 3.
- Nếu xếp thành 5 hàng không thừa không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 5.
đ Số vừa chia hết cho 3 vừa chi hết cho 5 là: 15; 30; 45; 60…
Lớp ít hơn 35 nhiều hơn 20, vậy số học sinh của lớp đó là 30.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà làm xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
ôn tập và kiểm tra cuối học kì I
I. Mục tiêu:
 - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc học thuộc lòng.
 - Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ. Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu.
 - HS ôn luyện nghiêm túc để chuẩn bị cho kiểm tra HKI.
II. Thiết bị dạy học:
GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng.
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới : * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
- GV ghi tên các bài tập đọc, học thuộc lòng vào phiếu.
HS: Lên gắp thăm phiếu, về chuẩn bị 2 – 3 phút sau đó lên bảng trình bày.
- GV nghe và cho điểm.
b. Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu bài tập, làm bài vào vở bài tập.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
- Một số em làm bài vào phiếu.
+ Các danh từ, động từ, tính từ là: 
- Danh từ: buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, cổ, móng, hổ, quần áo, sân, H’Mông, Tu Dí, Phù Lá.
- Động từ: dừng lại, chơi đùa.
- Tính từ: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.
+ Đặt CH cho các BP câu đợưc in đậm:
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ đặt câu hỏi.
- GV gọi HS đứng tại chỗ đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm của từng câu sau:
+ Buổi chiều xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. 
+ Nắng phố huyện vàng hoe.
+ Những em bé H’Mông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân. 
VD: 
- Buổi chiều, xe làm gì?
- Nắng phố huyện thế nào?
- Ai đang chơi đùa trước sân?
- Mỗi em 1 đặt câu.
- GV nghe H

File đính kèm:

  • docTuan 18.doc
Giáo án liên quan