Giáo án giảng dạy Lớp 4 - Tuần 7

1. Ổn định:

2. KTBC:

 - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết trước, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.

 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

3. Bài mới :

 a. Giới thiệu bài:

-Nêu yêu cầu giờ học

 b. Hướng dẫn luyện tập:

 Bài 1

- GV viết lên bảng phép tính 2416 + 5164, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính.

- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.

 ? Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai)?

- GV nêu cách thử lại: Muốn kiểm tra một số tính cộng đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành phép thử lại. Khi thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.

- GV yêu cầu HS thử lại phép cộng trên.

- GV yêu cầu HS làm phần b.

 

doc29 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án giảng dạy Lớp 4 - Tuần 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu thích môn toán.
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ hoặc băng giấy kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau:
a
20 
350
1208
b
30
250
2764
a +b
a : b
III.Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. KTBC: 
 - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 32.
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài:
 b.Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng: 
 - GV treo bảng số như đã nêu ở phần Đồ dùng dạy – học.
 - GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a + b và b + a để điền vào bảng.
a
20
350
1208
b
30
250
2764
a +b
20 + 30 = 50
350 + 250 = 600
1208 + 2764 = 3972
b + a
30 + 20 = 50
250 +350 = 600
2764 + 1208 = 3972
 - GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức 
a + b với giá trị của biểu thức b + a khi 
a = 20 và b = 30.
 ? Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 350 và b = 250 ?
 ? Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 1208 và b = 2764 ?
 ? Vậy giá trị của biểu thức a + b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b + a ?
 - Ta có thể viết a +b = b + a.
 ? Em có nhận xét gì về các số hạng trong hai tổng a + b và b + a ?
 ? Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b thì giá trị của tổng này có thay đổi không?
 - GV yêu cầu HS đọc lại kết luận trong SGK.
 c. Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả của các phép tính cộng trong bài.
? Vì sao em khẳng định 379 + 468 = 874?
Bài 2 
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - GV viết lên bảng 48 + 12 = 12 + 
 - GV hỏi: Em viết gì vào chỗ trống trên, vì sao ?
 - GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố - Dặn dò:
 - HS nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất giao hoán của phép cộng.
 - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- HS đọc bảng số.
- 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một cột để hoàn thành bảng như sa
- Đều bằng 50.
- Đều bằng 600.
- Đều bằng 3972.
- Luôn bằng giá trị của biểu thức b + a.
- HS đọc: a +b = b + a.
- Mỗi tổng đều có hai số hạng là a và b nhưng vị trí các số hạng khác nhau.
- Không thay đổi.
- HS đọc thành tiếng.
- Mỗi HS nêu kết quả của một phép tính.
- Vì chúng ta đã biết 468 + 379 = 847, mà khi ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi, 468 + 379 = 379 + 468.
- HS giải thích tương tự với các trường hợp còn lại.
- Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm.
- Viết số 48. Vì khi ta đổi chỗ các số hạng của tổng 48 + 12 thành 12 + 48 thì tổng không thay đổi.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- 2 HS nhắc lại trước lớp.
- HS cả lớp.
.
Tiết2 Thể dục
đ/c Cường dạy
 Tiết3 Khoa học:
 PHÒNG MỘT SỐ BỆNH
 LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ
I.Mục tiêu Giúp HS:
- Kể một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và tác hại của các bệnh này 
- Nêu được nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá 
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh
KNS: - Tự nhận thức.
 - Giao tiếp hiệu quả.
II.Đồ dùng dạy học
- Các hình minh hoạ trang 30, 31 SGK
- HS chuẩn bị bút màu 
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ 1 : Khởi động
- Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài cũ 
+ Em hãy nêu nguyên nhân và tác hai của béo phì ?
+ Em hãy nêu các cách để phòng tránh béo phì ?
+ Em đã làmgì để phòng tránh béo phì?
+ Nhận xét cho điểm HS
- Giới thiệu: Nêu mục tiêu
HĐ2: Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hoá 
KNS: Y/c 2 HS ngồi cùng bàn hỏi nhau cảm giác khi bị đau bụng, tiêu chảy  và tác hại của một số bệnh đó
- Gọi HS lần lượt trả lời. 
- Nhận xét tuyên dương 
H1: Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm ntn?
H2: Khi bị mắc bệnh lay qua đường tiêu hoá ta cần phải làm gì ?
=> KL:
HĐ 3 : 
- GV tiến hành hoạt động nhóm 
- Y/c HS quan sát hình minh hoạ trang 30, 31 SGK sau đó trả lời các câu hỏi:
H1: Các bạn trong hình đang làmg gì? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì?
H2: Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá ?
H3: Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng bệnh lau qqua đường tiêu hoá ?
- Nhận xét tổng hợp ý kiến của các nhóm 
- Gọi 2 HS đọc mục bạn cần biết trước lớp 
Hỏi: Tại sao chúng ta phải diệt ruồi?
- KL
HĐ4: Người hoạ sĩ tí hon 
- GV cho HS vẽ tranh với nội dung: Tuyên truyền cách đề phòng gây qua đường tiêu hoá 
- Chia nhóm HS
- Cho HS chọn 1 trong 3 nội dung: Giữ vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân, Giữ vệ sinh môi trường 
+ Gọi các em lên trình bày sản phẩm, nhóm khác theo dõi bổ sung 
- Nhận xét 
HĐ5:Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý 
- Dặn HS về nhà luôn nhắc nhở các em phải giữ gìn vệ sinh 
- 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- Thảo luận cặp đôi
-TL: Làm cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây lan sang cộng đồng 
-TL: Cần đi khám bác sĩ và điều trị ngay 
- Lắng nghe, ghi nhớ 
- Tiến hành thảo luận nhóm 
+ Đại diện 1 nhóm thảo luận nhanh nhất để trình bày
- HS dưới lớp nhận xét bổ sung 
- 2 HS đọc trang 30, 31 SGK
- TL: Vì ruồi và con vật trung gian truyền các bệnh lây qua đường tiêu hoá 
- Tiến hành hoạt động theo nhóm 
- Chọn nội dung và vẽ tranh
+ Mỗi nhóm cử HS cầm tranh và trình bày ý tưởng của nhóm mình 
- Lắng nghe.
- Thực hiện.
Tiết4 Kể chuyện 
LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I.Mục tiêu 
Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa. 
 Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Những điều mơ ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.
 GD: - Giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống của con người
II.Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ từng đoạn trong câu chuyện trang 69 SGK.
Bảng lớp ghi sẵn các câu hỏi gợi ý cho từng đoạn.
Giấy khổ to và bút dạ.
III.Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng kể câu truyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe (được đọc).
- Gọi HS nhận xét lời kể của bạn.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. GV kể chuyện:
- Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc lời dưới tranh và thử đoán xem câu chuyện kể về ai. Nội dung truyện là gì?
- GV kể truyện lần 1, kể rõ từng cho tiết. 
- GV kể chuyện lần 2: Kể từng tranh kết hợp với phần lời dưới mỗi bức tranh.
 c. Hướng dẫn kể chuyện:
 * Kể trong nhóm:
- GV chia nhóm 4 HS, mỗi nhóm kể về nội dung một bức tranh, sau đó kể toàn truyện.
- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. GV cho HS kể dựa theo nội dung trên bảng.
Tranh 1: 
? Quê tác giả có phong tục gì?
? Những lời nguyện ước đó có gì lạ?
Tranh 2:
? Tác giả chứng kiến tục lệ thiêng liêng này cùng với ai?
? Đặc điểm về hình dáng nào của chị Ngàn khiến tác giả nhớ nhất?
? Tác giả có suy nghĩ như thế nào về chị Ngàn?
? Hình ảnh ánh trăng đêm rằm có gì đẹp?
Tranh 3:
? Không khí ở hồ Hàm Nguyệt đêm rằm như thế nào?
? Chi Ngàn đã làm gì trước khi nói điều ước?
? Chi Ngàn đã khẩn cầu điều gì?
? Thái độ của tác giả như thế nào khi nghe chị khẩn cầu?
Tranh 4:
? Chị Ngàn đã nói gì với tác giả?
? Tại sao tác giả lại nói: Chị Ngàn ơi, em đã hiểu rồi.
* Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- Gọi HS nhận xét bạn kể.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
- Tổ chức cho HS thi kể toàn truyện.
- Nhận xét và cho điểm HS.
 * Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm và trả lời câu hỏi.
- Gọi 1 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung hoặc nêu ý kiến của nhóm mình.
- Nhận xét tuyên dương các nhóm có ý tưởng hay.
- Bình chọn nhóm có kết cục hay nhất và bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
3. Củng cố – dặn dò:
? Qua câu truyện, em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Câu truyện kể về một cô gái tên là Ngàn bị mù. 
Kể trong nhóm. Đảm bảo HS nào cũng được tham gia. Khi 1 HS kể, các em khác lắng nghe, nhận xét, góp ý cho bạn.
- 4 HS tiếp nối nhau kể với nội dung từng bức tranh (3 lượt HS thi kể)
- Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- 3 HS tham gia kể.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm.
- H/D HS trả lời như SGV/
- HS trả lời.
Tiết5 Luyện tiếng Việt
 Luyện đọc, viết
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I.Mục tiêu : 
- Củng cố kĩ năng đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. 
 - Củng cố kĩ năng viết bài chính tả sạch sẽ, biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật. 
- KNS: Lắng nghe tích cực; hợp tác; giao tiếp. tự nhận thức về bản thân; tư duy phê phán; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy - học: 
-Bài tập đọc Sách giáo khoa trang 46. 
-Bảng phụ viết câu,đoạn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1. Bài mới: 
HĐ 1. Giới Thiệu Bài: 
-Nêu yêu cầu giờ học
HĐ 2. Hướng dẫn luyện đọc. 
-Yêu cầu học sinh đọc bài.
- Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho học sinh.
- Gọi 4 học sinh đọc tiếp nối nhau 4 đoạn.
- Hướng dẫn cho học sinh đọc đoạn 3. 
- Giáo viên đọc mẫu. 
- Yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm, cá nhân. 
- Cho HS thi đọc cá nhân, nhóm.
- Nhận xét, cho điểm học sinh đọc tốt. 
HĐ 3. Hướng dẫn nghe – viết chính tả:
- Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì ? 
- Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả, cho HS viết.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS. 
HĐ 4. Đọc cho HS nghe- viết
- GV đọc từng câu, từng phần của câu.
- Đọc soát lỗi.
- Thu, chấm, nhận xét bài.
2. Củng cố - Dặn dò.
- Viết lại các từ viết sai, chuẩn bị bài sau.
- Đọc bài ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học . 
- HS hát tập thể.
-1 HS đọc toàn bài.
- 4 em đọc nối tiếp theo đoạn. 
-Lắng nghe và đọc thầm theo. 
- HS thực hiện.
- HS thi đọc cá nhân, nhóm.
- Vài em trả lời.
-Lắng nghe và thực hiện.
- Nêu và viết bảng. 
-HS nghe- viết bài vào vở. 
- Lắng nghe và soát lỗi.
- Số học sinh còn lại từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau . 
-Vài HS nộp vở theo yêu cầu.
- HS lắng nghe 
..
 Ngày soạn: 7

File đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_4_tuan_7.doc
Giáo án liên quan