Kế hoạch năm học 2014 – 2015

1. Tình hình của địa phương:

 Thạch Lạc là một xã nghèo ven biển Thạch Hà có diện tích tự nhiên 1073,4ha; dân số hơn 5180 người, sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và đánh cá (trong đó có hơn 1500 giáo dân), là xã có ba cấp học: Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở. Thạch Lạc có những mặt mạnh và hạn chế sau:

 1.1/. Mặt mạnh:

- Thạch Lạc là địa phương có phong trào giáo dục phát triển sớm ở vùng biển ngang Thạch Hà, là đơn vị Anh hùng LLVTND. Tình hình chính trị - kinh tế xã hội, an ninh - quốc phòng ổn định và từng bước phát triển.

- Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, Thạch Lạc đang phấn đấu về đích trước năm 2020.

Đây là những tiền đề để trường Tiểu học Thạch Lạc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

1.2/. Mặt hạn chế:

- Là một xã có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, ngân sách địa phương hạn hẹp, thu nhập bình quân đầu người còn thấp. 98% dân là thuần nông, không có cơ quan nhà nước, doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

- Trình độ dân trí không đồng đều, đặc biệt là vùng giáo, sự quan tâm đến giáo dục còn hạn chế.

 

doc17 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch năm học 2014 – 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 qua mạng, Giải toán qua thư, giải tiếng Anh qua mạng; tổ chức giao lưu Toán tuổi thơ cho học sinh lớp 4+5. Xây dựng môi trường học tập, rèn luyện lành mạnh, an toàn, "Vui mà học, học mà vui".
II. Tổ chức các hoạt động giáo dục giảng dạy, giáo dục:
Công tác dạy – học và giáo dục đạo đức học sinh:
1.1. Chỉ tiêu cụ thể, phấn đấu:
- 99% học sinh lên lớp thẳng; 100% học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học;
+ Xếp loại học lực: > 25% xếp loại giỏi, > 40% xếp loại khá.
+ Xếp loại hạnh kiểm: 100% thực hiện đầy đủ.
- 2 học sinh lớp 5 đạt giải cấp huyện giải toán qua mạng, 1 em học sinh lớp 5 đạt giải ioe cấp huyện.
- 1 học sinh đạt giải cấp tỉnh về GDTC;
- Các số Tạp chí Tuổi thơ đều có bài của hs được đăng.
1.2. Các giải pháp:
 - Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt việc dạy - học theo Chuẩn kiến thức kĩ năng, phụ đạo học sinh yếu, kém. 
- Thực hiện việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo định hướng: Buổi sáng hoàn thành chương trình theo chuẩn kiến thức kỹ năng; buổi chiều tập trung vào các hoạt động: Giáo dục kỹ năng sống (tối thiểu 1 tuần, 1 tiết/lớp), hoạt động ở Thư viện (tối thiểu 1 tuần, 1 tiết/lớp), bồi dưỡng học sinh có năng khiếu thông qua các câu lạc bộ, các phong trào như năng khiếu Toán qua câu lạc bộ Toán Tuổi thơ, giao lưu Toán Tuổi thơ, phong trào giải Toán qua thư,...; năng khiếu Tiếng Việt qua câu lạc bộ văn hay chữ đẹp; năng khiếu thể dục, thể thao qua các hoạt động GDTC; tiếp tục duy trì câu lạc bộ “Chiếc bút màu kì diệu”, câu lạc bộ “ Em yêu thể thao”. Phân công đồng chí Phạm Thị Ánh Tuyết phụ trách câu lạc bộ Toán tuổi thơ và báo bảng, phân công đồng chí Nguyễn Thị Hường phụ trách câu lạc bộ Em yêu Tiếng Việt. Ngoài dạy theo tiết, chuyên môn bố trí dạy tập trung theo khối với hình thức 1 người chịu trách nhiệm chính về nội dung 2-3 người khác tham gia phụ giảng, quản lí học sinh theo lớp. Phân công đồng chí thư viện chịu trách nhiệm giới thiệu sách cho học sinh, tổ chức cho học sinh đọc sách. Phân công giáo viên môn thể dục chịu trách nhiệm chính về các môn thể thao, giáo viên Tổng phụ trách Đội, giáo viên các khác tổ chức trò chơi, tổ chức cho học sinh xem phim về các chủ đề giáo dục, khoa học, kĩ năng sống,...
 - Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, lấy sản phẩm của học sinh để đánh giá người dạy. Không ngừng nâng cao chất lượng bài soạn. 
 - Bố trí đội ngũ dạy lớp 1 theo chương trình TV Công nghệ, đội ngũ dạy chương trình VNEN lớp 2+3 hợp lí. Thực hiện phương pháp “ Bàn tay năn bột” với lớp 4,5 với một số bài trong môn Khoa học.
 - Công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu giao tổ chuyên môn phân công, điều hành và được thực hiện trong buổi 2. Kết quả học sinh giỏi, VSCĐ là căn cứ để xếp loại tổ chuyên môn, xếp loại giáo viên cuối năm.
	- Tổ chức dạy Tiếng Anh từ 3 tiết/tuần đối với lớp 3, 4, 5 theo Đề án dạy học ngoại ngữ; thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. 
- Tổ chức dạy học môn Tin học 2 tiết/tuần từ lớp 3 đến lớp 5, giáo viên Tin học chịu trách nhiệm về việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh thi Tin học trẻ.
- Thực hiện nghiêm túc thông tư 35 và thông tư 28 của BGD-ĐT quy định chế độ giảng dạy của GVTH là 23 tiết/ tuần, những giáo viên có tiết dạy vượt so với quy định thì được tính tiền dạy vượt giờ. Số tiền trả vượt giờ được thu từ dạy học buổi 2 nếu trường thiều giáo viên hoặc tùy vào khả năng thực tế của nhà trường.
 - Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống và kĩ năng sống, giáo dục thể chất, chăm sóc sức khoẻ của học sinh; giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục về chủ quyền biển, đảo, tiết kiệm năng lượng; tăng cường công tác quản lý, phối hợp đảm bảo an toàn giao thông, an ninh, trật tự trường học; phòng chống bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh. 
- Làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền huy động cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Xây dựng và phối hợp tốt 3 môi trường giáo dục. Làm tốt công tác tuyên truyền, PBGDPL, ký cam kết: tham gia phòng chống cháy nổ, bảo vệ rừng; đảm bảo an toàn GT, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội... 
	- Nâng cao vai trò Đội TNTP, giáo viên chủ nhiệm. Huy động mọi thành viên trong trường tham gia vào quá trình giáo dục. Phối hợp tốt với gia đình học sinh, địa phương trong quản lý, giáo dục các em khi ở nhà.
 2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
 2.1. Chỉ tiêu cụ thể, phấn đấu:
 - 100% CBGV không vi phạm đạo đức nhà giáo.
 - 100% CBGV tham gia học tập các lớp chuyên đề và có 70% trở lên được xếp loại khá giỏi.
 - 100% CBGV xếp loại công chức cuối năm đạt từ trung bình trở lên, trong đó xuất sắc 40%, loại khá 50%, trung bình 10%.
 - 100% CBQL xếp loại chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đạt loại khá trở lên; 80 % GV đạt chuẩn xếp từ khá trở lên.
 - 2.2. Các giải pháp:
 - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc tổ chức các hoạt động thiết thực. Tiếp tục đưa nội dung các cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “Hai không” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành hoạt động thường xuyên của trường. 
 - Nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên trong trường thông qua việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn và tổ chức các chuyên đề. Áp dụng hình thức dự giờ, đánh giá giáo viên thông qua sản phẩm học sinh vào việc tổ chức các chuyên đề thăm lớp, dự giờ, thao giảng, kiểm tra. Thực hiện việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên theo Quy chế bồi dưỡng thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/QĐ-BGDĐT ngày 10/7/2012 và hướng dẫn tại công văn số 8576/BGD ĐT-NGCBQLGD ngày 13/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên MN, PT và GDTX. Các giáo viên xây dựng, lưu trữ hồ sơ tự học.
 - Phát huy tối đa việc ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lí. Thực hiện tối thiểu mỗi giáo viên giảng dạy 2 tiết/tuần có sử dụng máy chiếu, máy tính. Tiếp tục nâng cấp, đa dạng hoá về các nội dung trong website của nhà trường, bắt buộc tất cả giáo viên phải đăng kí thành viên và mỗi tháng phải có ít nhất một bài viết hoặc giáo án đăng trên website của trường. Các thông tin báo cáo chuyên môn phải được đánh máy vi tính. Những giáo viên không có Chứng chỉ Tin học hoặc không có kĩ năng về máy tính thì không được sử dụng bài soạn trên máy tính.
Công tác phổ cập giáo dục tiểu học Đ ĐT và tuyển sinh:
3.1. Chỉ tiêu cụ thể, phấn đấu:
- Hoàn thành Phổ cập giáo dục đúng độ tuổi mức 2 cuối năm 2015;
- Duy trì 100% sĩ số học sinh;
- Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1.
3.2. Giải pháp: 
- Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tham mưu với các cấp chính quyền để tăng cường cơ sở vật chất, số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ để hoàn thành Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 trong năm 2015.
- Phối hợp với trường Mầm Non, trường THSC phân công cán bộ giáo viên phụ trách thôn, xóm, điều tra phổ cập, cập nhật số liệu thống kê kịp thời.
- Tham mưu với các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể mặt trận huy động trẻ đúng độ tuổi vào học, quan tâm giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhằm duy trì tốt sỹ số học sinh, làm tốt công tác khuyến học.
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, không ngừng nâng cao chất lượng dạy học, hạn chế học sinh lưu ban.
4. Công tác giáo dục trẻ khuyết tật, trẻ khó khăn:
4.1. Chỉ tiêu cụ thể, phấn đấu:
- Huy động 100% trẻ khuyết tật đến trường;
4.2. Giải pháp: 
Năm học 2014-2015, trường có 8 em khuyết tật theo học ở các khối lớp: khối 1: 2 em, khối 2: 1 em, khối 3: 2 em, khối 4: 2 em, khối 5: 1 em. Nhà trường tập trung các giải pháp sau:
- Động viên phụ huynh cho con học hoà nhập;
- Phân chia số lượng học sinh khuyết tật đồng đều giữa các lớp; phân công giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, kèm cặp.
- Thực hiện việc đánh giá học sinh đúng quy chế, đúng hướng dẫn của ngành.
- Phối hợp với trạm y tế theo dõi sức khoẻ định kì cho học sinh.
	 III. Tăng cường các điều kiện tổ chức dạy học
 	1. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, mua sắm trang thiết bị dạy học: 
1.1.Chỉ tiêu cụ thể:
 - Xây dựng 1 sân chơi kết hợp thư viện xanh thân thiện;
- Thực hiện quy hoạch trường học theo Tiêu chuẩn trường học Việt Nam;
 - Làm 130 m2 mái che trước nhà Văn phòng;
- 100% học sinh lớp 1 ăn bán trú; Thông phòng làm thư viện thân thiện đảm bảo 60 m2.
- Trang bị các thiết bị dạy học cao cấp cho 7 phòng học( 3 lớp khối 1 và các lớp A còn lại).
1.2. Giải pháp
 - Rà soát các tiêu chuẩn về Trường tiểu học đạt Chuẩn quốc gia ở các mức độ theo Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, xây dựng kế hoạch bổ sung các hạng mục nhằm củng cố, xây dựng và phát huy trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 gắn với xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Tích cực tham mưu với xã, huy động nguồn đóng góp tự nguyện của phụ huynh và các nguồn khác trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tiếp tục mua sắm thêm 1 tivi phục vụ dạy học tại lớp 1 B, lắp 1 máy chiếu tại phòng học 4A; mua bổ sung bàn ghế phòng đọc.
- Mua bổ sung thêm 50 đầu sách tham khảo, sách truyện cho học sinh, bổ sung thiết bị dạy học, đồ dùng học tập của học sinh; tiếp tục làm bồn hoa, mua thêm cây cảnh, nâng cấp sân chơi làm đẹp khuôn viên cảnh quan sư phạm;
- Thực hiện tốt quy hoạch nhà trường một cách khoa học đảm bảo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Củng cố CSVC theo tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia gắn với việc hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới của địa phương.
- Có thiết kế, dự toán các hạng mục công trình đúng quy định Luật xây dựng và Luật Ngân sách hiện hành.
- Đối với việc tổ chức ăn bán trú: Trang bị tối thiểu và mua sắm đầy đủ đồ dùng phục vụ bán trú. Hợp đồng cấp dưỡng có bằng cấp nghiệp vụ về nấu ăn; đủ số lượng. Phân công giáo viên trực trưa để quản lí học sinh. Tiền c

File đính kèm:

  • docKHNH 20142015.doc
Giáo án liên quan