Giáo án lớp 2 - Tuần 8 trường TH Phong Dụ Thượng
I. Mục đích - Yêu cầu:
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng ; bước đầu đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: cô giáo như người mẹ hiền, vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo các em HS nên người. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng học tập:
- Giáo viên: Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa.
- Học sinh: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
ần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa. * Hoạt động 4: Luyện đọc lại. - Giáo viên nhận xét bổ sung. * Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên hệ thống nội dung bài. - Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài - Học sinh lắng nghe. - Học sinh nối nhau đọc từng câu, từng đoạn. - Học sinh đọc phần chú giải. - Học sinh đọc theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm thi đọc. - Nhận xét nhóm đọc tốt nhất. - Học sinh đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Các nhóm học sinh thi đọc cả bài. - Cả lớp cùng nhận xét khen nhóm đọc tốt. Tiết 2: Toán Tiết 38: BẢNG CỘNG. I. Mục tiêu: - Thuộc bảng cộng đã học. - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán về nhiều hơn. -Bài 1 Bài 2 (3 phép tính đầu )Bài 3 +HS khá giỏi làm BT 3 II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Bảng phụ. - Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh lên bảng làm bài 4/37. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập bảng cộng. Bài 1: Tính nhẩm. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng cộng qua bài tập 1. - Yêu cầu học sinh học thuộc bảng cộng. - Gọi một vài em lên đọc thuộc bảng cộng. Bài 2: Tính. Cho học sinh làm vào bảng con. Bài 3: Yêu cầu học sinh tự tóm tắt rồi giải vào vở. Tóm tắt. Hoa: 28 kg Mai cân nặng hơn hoa: 3 kg Mai: … kg ? * Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về nhà học bài và làm bài. - Học sinh tự lập bảng cộng. - Tự học thuộc bảng cộng. - Học sinh xung phong lên đọc thuộc bảng công thức cộng 9, 8, 7, 6. - Học sinh làm bảng con. 15 + 9 34 26 + 17 43 36 + 8 44 - Học sinh làm theo yêu cầu của giáo viên. Bài giải: Mai cân nặng là: 28 + 3 = 31 (Kg): Đáp số: 31 kilôgam. Tiết 3: Mĩ thuật (GV nhóm 2 thực hiện) --------------------------------------------- Tiết 4: Âm nhạc Tiết 8: ÔN TẬP 3 BÀI HÁT : THẬT LÀ HAY, XOÈ HOA, MÚA VU I. MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát - Biết hát kết hợp động tác phụ hoạ cá bài hát -Biết gõ đệm II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN: - Nhạc cụ đệm, gõ ( song loan, thanh phách...) - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn 2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong trình ôn các bài hát đã học 3. Bài mới *Hoạt động 1: Ôn bài hát: Thật là hay - Hướng dẫn HS ôn hát lại bài bằng nhiều hình thức: Hát tập thể, dãy, nhóm, cá nhân ( kết hợp kiểm tra đánh giá HS trong quá trình ôn hát). - Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo nhịp, phách và tiết tấu lời ca. - Nhận xét sửa sai nếu có - H. dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa - GV nhận xét * Hoạt động :2. Ôn bài hát: Xoè hoa - GV treo tranh minh họa cho bài hát, HS nhìn tranh và đoán tên bài hát - GV hướng dẫn HS ôn lại bài hát, kết hợp võ tay, gõ đệm theo tiết tấu lời ca. - Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vận động phụ họa - Mời vài nhóm lên biểu diễn trước lớp - GV nhận xét * Hoạt động : 3. Ôn tập bài hát: Múa vui - GV bắt giọng cho HS hát ôn lại bài hát ( GV đệm đàn) - GV gõ tiết tấu lời ca một câu hát trong bài, đố HS nhận ra đó là câu hát nào trong bài? - Hướng dẫn cả lớp hát kết hợp vỗ hoặc gõ theo tiết tấu lời ca. - Nhận xét *Củng cố , Dặn dò - Hệ thống lại nội dung bài học - Cho HS ôn lại một bài hát đã ôn.bài hát (Xoà hoa ) - Cuối cùng, GV nhận xét, khen biểu dương những em hoàn thành tốt, nhắc nhở những em còn hạn chế học sinh - Dặn HS về nhà học bài cũ - Thực hiện yêu cầu GV - + Thật là hay + Tác giả: Hoàng Lân - HS hát theo hướng dẫn của GV + Hát đồng thanh + Hát theo dãy, tổ + Hát cá nhân - Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca ( Sử dụng các nhạc cụ gõ) - Hát kết hợp vận động phụ họa - Ghi nhớ - HS xem tranh và đoán tên bài hát: Xoè hoa ( Dân ca Thái) - HS ôn bài hát theo hướng dẫn -HS hát kết hợp vận động phụ họa - HS lên biểu diễn trước lớp - Ghi nhớ - HS hát tập thể bài Múa vui theo nhạc - HS nghe và nhận biết tiếu tấu đó thể hiện cho câu hát nào. - HS hát và vỗ, gõ theo tiết tấu lời ca ( Tập thể, từng nhóm) - HS ôn hát theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe, ghi nhớ ------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 10 tháng 10 năm 2013 Tiết 1: Toán Tiết 39: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng cộng trong phạm vi 20 để tính nhẩm ; cộng có nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán có một phép cộng. -Bài 1 Bài 3 Bài 4 +HS khá giỏi làm BT 2 II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh lên bảng đọc bảng công thức 7, 8, 9, 6 cộng với một số. - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Cho học sinh tính nhẩm. Bài 3: Học sinh làm bảng con. Bài 4: Học sinh tóm tắt rồi làm vào vở Tóm tắt Mẹ: 38 quả Chị: 16 quả Cả mẹ và chị: … quả? * Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về nhà học bài và làm bài. - Học sinh tính nhẩm rồi nêu kết quả. - Học sinh làm bảng con. 36 + 36 72 35 + 47 82 69 + 8 74 9 + 57 66 27 + 18 45 - Học sinh làm theo yêu cầu của giáo viên. Bài giải Cả mẹ và chị hái được là 38 + 16 = 54 (Quả): Đáp số: 54 quả. -------------------------------------------------------- Tiết 2: Luyện từ và câu Tiết 8: TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI - DẤU PHẨY. I. Mục đích - Yêu cầu: - Nhận biết và bước đầu biết dùng một số từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu (BT1, BT2). - Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3). II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Bảng phụ; - Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - 1 Học sinh lên trả lời câu hỏi: kể tên các môn học ở lớp 2? - Giáo viên nhận xét và ghi điểm. 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu. + Từ chỉ con vật trong câu a là từ nào? + Con trâu đang làm gì ? + Từ chỉ hoạt động của con trâu trong câu này là từ nào? Giáo viên hướng dẫn tương tự với các câu còn lại - Giáo viên ghi các từ chỉ hoạt động, trạng thái của bài tập 1 lên bảng. Bài 2: Gọi học sinh đọc đề - Hướng dẫn học sinh thi điền từ nhanh. - Giáo viên cùng cả lớp nhận xét. Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm vào vở. - Gọi 1 vài học sinh lên bảng chữa bài * Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Học sinh về nhà ôn lại bài. - Học sinh đọc yêu cầu. - Con trâu. - Con trâu đang ăn cỏ. - Từ: ăn. - Từ uống, toả. - Học sinh đọc lại các từ giáo viên ghi trên bảng. - Học sinh thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm lên thi làm nhanh. - Cả lớp nhận xét kết luận bài làm đúng. - Học sinh làm bài vào vở. a) Lớp em học tập tốt, lao động tốt. b) Cô giáo chúng em rất yêu thương, quý mến học sinh. c) Chúng em luôn kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. ----------------------------------------------------- Tiết 3: Tập viết Tiết 8: CHỮ HOA G I. MỤC TIÊU: - Viết đúng chữ hoa G (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) ; chữ và câu ứng dụng : Góp (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Góp sức chung tay (3 lần). - Rèn tính cẩn thận. Yêu thích chữ đẹp. Giáo dục HS yêu lao động và tình đoàn kết. II. CHUẨN BỊ:- Mẫu chữ G (cỡ vừa), phấn màu. Bảng phụ hoặc giấy khổ to.Mẫu chữ góp (cỡ vừa) và câu “góp sức chung tay” (cỡ nhỏ). Vở tập viết, bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 2. Kiểm tra bài cũ: Chữ hoa : E - Ê - Cho HS viết chữ E - Ê, Em. - Câu Em yêu trường em nói điều gì? Ò Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Chữ hoa: G Hoạt động 1: Cách viết chữ G - GV treo mẫu chữ G. - Chữ G cao mấy li? Gồm có mấy nét? - GV viết mẫu chữ G (Cỡ vừa và cỡ nhỏ). - GV vừa viết vừa nhắc lại từng nét để HS theo dõi. Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ thứ 6, viết nét cong dưới và nét cong trái nối liền nhau, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ giống chữ C hoa, dừng bút ở đướng kẻ 2. Nét 2: Từ điểm dừng bút ở nét 1, chuyển hướng xuống viết nét khuyết ngược, dừng bút ở đường kẻ 2. - GV yêu cầu HS viết chữ G. - GV theo dõi, uốn nắn. Hoạt động 2: Cách viết câu ứng dụng - Đọc câu ứng dụng: Góp sức chung tay. - Theo em: Góp sức chung tay có nghĩa gì ? Ò Góp sức chung tay là cùng nhau đoàn kết làm việc. - Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. - Câu hỏi: Những chữ nào cao 4 li? Những chữ nào cao 2,5 li ? Chữ p cao mấy li? Chữ t cao mấy li? Chữ s cao mấy li? Những chữ nào cao 1 li? Cách đặt dấu thanh ở đâu? à Lưu ý: Nét cuối của chữ G nối sang nét cong trái của chữ O. - GV viết mẫu chữ Góp. - Luyện viết ở bảng con. Ò Nhận xét. Hoạt động 3: Thực hành - Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút. - Lưu ý HS quan sát các dòng kẻ trên vở rồi đặt bút viết. - Hướng dẫn viết vào vở. (1dòng) (1 dòng) (1 dòng) (1 dòng) (3 lần ) - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu, chậm. 4. Củng cố – Dặn dò: - GV thu một số vở, chấm. - Nhận xét, tuyên dương. - Về hoàn thành bài viết. - Chuẩn bị: xem bài chữ Ôn tập. - Hát - Viết bảng con. - HS nêu. - 1 HS nhắc lại. - HS quan sát. - Cao 8 li và 2 nét. - HS quan sát và nhận xét. - HS lắng nghe. - HS viết bảng con chữ G (cỡ vừa và cỡ nhỏ). - HS nêu. - Chữ G. - h, g, y. - Cao 2 li. - Cao 1,5 li. - Cao hơn 1 li. - Chữ o, ư, c, u, n, a. - Dấu sắc trên o, và ư. - HS viết bảng con chữ Góp (cỡ vừa). - HS tự nêu. - HS theo dõi. - HS viết bài trên vở theo yêu cầu của GV. --------------------------------------------- Tiết 4: Thủ công Tiết 8: GẤP THUYỀN
File đính kèm:
- Tuần 8 hùng.doc