Giáo án Lớp 2 - Tuần 2

A . Mục tiêu

 I.Kiến thức :

 - Giúp HS củng cố nhận biết độ dài 1dm, quan hệ giữa dm và cm.

 II.Kỹ năng :

 - Tập ước lượng và sử dụng đơn vị đo dm trong thực tế.

 II. Giáo dục: - Yêu thích môn học.

 B. Chuẩn bị:

 I. Đồ dùng dạy học :

 1/GV : Thước thẳng 2dm, 3dm.

 2/ HS Bảng con, phấn, thước thẳng chia xăng ti mét.

 II.Phương pháp : Hỏi đáp, thảo luận nhóm .

C : Các hoạt động dạy học

 

doc27 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhiều học sinh nêu miệng kết quả.
- Nhận xét kết quả của phép tính 
60 – 10 - 30 và 60 - 40
- Kết quả hai phép tính bằng nhau.
Vậy khi đã biết 60 - 10 - 30 = 20 ta có thể điền luôn kết quả của phép trừ: 60 - 40 = 20
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ.
- Phép tính thứ nhất có số bị trừ và số trừ là số nào ?
- Số bị trừ là 84, số trừ là 31.
 - Muốn tìm hiệu ta làm như thế nào ?
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- Làm bài vào bảng con. 
 84 77 59
 31 53 19
 53 24 40
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- 1 HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì ?
- Dài 9dm, cắt đi 5dm
- Bài toán yêu cầu tìm gì ?
- Tìm độ dài còn lại của mảnh vải.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và làm bài:
Tóm tắt:
Bài giải:
Dài : 9dm
Cắt đi : 5dm
Còn lại: ...dm?
Số vải còn lại là:
9 - 5 = 4 (dm)
ĐS: 4dm
IV. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện tập thêm về phép trừ không nhớ các số có 2 chữ số.
Tiết 2 – Tập đọc: 
Tiết 6 : LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
	A. Mục đích:
	I. Kiến thức:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có chứa tiếng có âm, vần dễ lẫn: Làm việc quanh ta, tích tắc, bận rộn, các từ mới: sắc xuân, rực rỡ.
- Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm giữa các cụm từ.
	II. Kỹ năng:
- Nắm được nghĩa và biết đặt câu với các từ mới.
- Biết được lợi ích công việc của mỗi vật, người, con vật.
- Nắm được ý nghĩa của bài: Mọi người, mọi vật đều làm việc, làm việc mang lại niềm vui.
	III. Giáo dục: Yêu thich môn Tập đọc.
	* Hiểu được: quyền học tập,được làm việc có ích phù hợp với lứa tuổi .
	B. Chuẩn bị:
	I. Đồ dùng dạy học :
	 1/ GV : - Tranh minh hoạ bài đọc.
	- Bảng phụ viết câu hướng dẫn đọc.
	 2/ HS: SGK.
	II.Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp , luyện tập, thảo luận nhóm,... 
	C. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy:
I . Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: Phần thưởng.
Hoạt động của trò
- 3 HS đọc 3 đoạn.
- Qua bài em học được điều gì ở Na?
- Tốt bụng hay giúp đỡ mọi người.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
2.1. Đọc mẫu toàn bài:
- Lắng nghe.
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
- Tiếp nối nhau đọc từng câu.
- Theo dõi hướng dẫn đọc các từ khó: Làm việc, quanh ta.
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- Treo bảng phụ hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi.
- Đọc trên bảng phụ.
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài. 
- Sắc xuân rực rỡ, tưng bừng.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Đọc theo nhóm.
- Theo dõi các nhóm đọc.
d. Thi đọc giữa các nhóm:
- Các nhóm thi đọc từng đoạn cả bài, ĐT, CN.
 c. Cả lớp đọc đồng thanh (đoạn bài):
3. Tìm hiểu bài:
Câu 1:
- Cả lớp đọc thầm 1 HS đọc to.
- Các vật và con vật xung quanh ta làm những việc gì ?
- Các vật: Cái đồng hồ báo giờ; cành đào làm đẹp mùa xuân.
- Các con vật: Gà trống đánh thức mọi người; tu hú báo mùa vải chín, chim bắt sâu, bảo vệ mùa màng.
- Kể thêm những vật, con vật có ích mà em biết ?
*VD: Cái bút, quyển sách.
 Con trâu, con mèo.
Câu 2:
- Em thấy cha mẹ và những người em biết làm việc gì ? 
- Làm ruộng, mẹ bán hàng bác thợ xây xây nhà, chú công an giữ trật tự, chú bồ đội bảo vệ biên giới, bưu tá đưa thư.
- Bé làm những việc gì ?
- Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em.
- Hằng ngày, em làm những việc gì.
- Kể những công việc thường làm.
Câu 3:
- 1 HS đọc to cả lớp đọc thầm.
- Đặt câu với mỗi từ: Rực rỡ, tưng bừng.
- Những HS nối tiếp nhau đặt câu
+ Rực rỡ: Vườn hoa rực rỡ trong nắng xuân.
+ Tưng bừng: Lễ khai giảng thật tưng bừng
- Bài văn giúp em hiểu điều gì ?
- Xung quanh em mọi vật, mọi người đều làm việc. Có làm việc thì mới có ích cho gia đình có ích cho xã hội.
 Liên hệ : * Quyền được học tập,được làm việc có ích phù hợp với lứa tuổi .
4. Luyện đọc lại.
- Thi đọc lại bài.
- Nhận xét
IV. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện đọc bài văn.
 Tiết 3 – Chính tả: 
Tiết 3 : PHẦN THƯỞNG
	A. Mục đích:
	I. Kĩ năng:
	- Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài "Phần Thưởng".
	- Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm s/x hoặc có cần ăn/ăng.
	- Điền đúng 10 chữ cái: p, q, r, s, t, u, ư, x, y vào chỗ trống theo tên chữ.
	- Thuộc toàn bộ bảng chữ cái, gồm 29 chữ cái.
	I. Giáo dục: 
	- Ý thức rèn chữ, giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
 	 B. Chuẩn bị:
	I. Đồ dùng dạy học :
	1/ GV :
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn cần chép, viết nội dung bài tập 2, 3.
	2/ HS: Vở, phấn, bảng.
	II.Phương pháp: Làm mẫu, hỏi đáp , luyện tập, ... 
	 C. các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy:
I .Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động của trò:
Viết những từ ngữ sau: Nàng tiên, làng xóm.
- 2 em lên bảng viết.
- Cả lớp viết bảng con.
- 1 em đọc bảng chữ cái đã học.
- Nhận xét và cho điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn tập chép:
2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- Giáo viên treo bảng phụ đã chép đoạn văn.
- Đọc mẫu 
- Lắng nghe
- 2 HS đọc lại đoạn chép.
- Đoạn này có mấy câu ?
- 2 câu.
- Cuối mỗi câu có dấu gì ?
- Dấu chấm.
- Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ?
- Viết hoa chữ Cuối đứng đầu đoạn, chữ Đây đứng đầu câu, chữ Na là tên riêng.
- Viết bảng con: 
- Cả lớp viết bảng con: nghị, người.
2.2. Học sinh chép bài vào vở.
- Trước khi chép bài mời một em nêu cách trình bày một đoạn văn ? 
- Ghi tên đầu bài ở giữa trang, chữ đầu đoạn viết hoa, từ lề vào một ô.
- Để viết đẹp các em ngồi như thế nào ?
- Ngồi ngay ngắn đúng tư thế mắt cách bàn 25 - 30em.
- Muốn viết đúng các em phải làm gì ?
- Đọc đúng từng cụm từ viết chính xác.
- Chép bài vào vở.
- Theo dõi HS chép bài.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Soát lỗi, ghi ra lề vở.
- Đổi chéo vở soát lỗi.
- Nhận xét lỗi của học sinh.
2.3. Chấm chữa bài
- Chấm 5-7 bài nhận xét.
 3. Bài tập:
Bài 2: a
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Điền vào chỗ trống s/x; ăn/ăng.
- Yêu cầu học sinh làm bài 
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
a. Xoa đầu, ngoài sân, chim sâu, xâu cá.
b. Cố gắng, gắn bó, gắng sức, yên lặng.
Bài 4: Học thuộc lòng bảng chữ cái.
- HS nhìn cột 3 đọc lại tên 10 chữ cái.
IV. Củng cố dặn dò.
- Khen những HS chép bài chính tả sạch đẹp.
- Học thuộc lòng bảng chữ cái.
Tiết 4 – Kể chuyện: 
Tiết 2: PHẦN THƯỞNG
	A. Mục tiêu:
	 I. Kiến thức:
	 - Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý trong tranh kể lại được từng đoạn câu truyện : Phần thưởng.
	- Biết kể tự nhiên phối hợp với lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể.
	II. Kĩ năng: 
	- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
	 III. Thái độ: HS yêu thích môn kể chuyện.
	B. Chuẩn bị: 
	I. Đồ dùng:
	 1/ GV: - 4 tranh minh hoạ truyện trong SGK.
 	 - 1 chiếc kim 1 khăn quấn đầu 1 bút lông và một giấy để HS phân vai dựng 
 lại câu chuyện.
	 2/ HS: SGK.
	II. Phương pháp: Trực quan, đặt câu hỏi, thực hành...
	C. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
I/Ổn định lớp:
II/ Kiểm tra bài cũ: 
 - Kể câu chuyện: "Có công mài sắt, có ngày nên kim".
GV nhận xét cho điểm.
Hoạt động của trò
- 3 HS nối tiếp nhau kể.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể:
2.1. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Quan sát từng tranh minh hoạ đọc thầm lời gợi ý dưới mỗi đoạn.
+ Kể chuyện theo nhóm.
- Nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm.
+ Kể chuyện trước lớp 
- Kể trước lớp theo nhóm.
Khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý:
Đoạn 1:
- Na là một cô bé như thế nào ?
- Na là một cô bé tốt bụng
- Các bạn trong lớp đối xử với Na như thế nào ?
- Các bạn rất quý Na.
- Bức tranh 1 vẽ Na đang làm gì ?
- Đưa cho Minh cục tẩy.
- Na còn làm những việc tốt gì ?
- Na trực nhật giúp các bạn.
- Na còn băn khoăn điều gì ?
- Học chưa giỏi.
Đoạn 2:
- Cuối năm học, các bạn bàn tán về điều gì ?
- Cả lớp bàn tán về điểm thi và phần thưởng.
- Lúc đó Na làm gì ?
- Na chỉ lặng yên nghe, vì mình chưa giỏi môn nào.
- Các bạn Na thì thầm bàn tán điều gì với nhau ?
- Các bạn đề nghị cô giáo tặng riêng cho Na một phần thưởng vì Na luôn giúp đỡ bạn.
- Cô giáo nghĩ thế nào về sáng kiến của các bạn ?
- Cô giáo cho rằng sáng kiến của các bạn rất hay.
Đoạn 3: 
- Phần đầu buổi lễ phát thưởng diễn ra như thế nào ?
- Cô giáo phát phần thưởng cho HS. Từng HS bước lên bục nhận phần thưởng.
- Có điều gì bất ngờ trong buổi lễ ấy?
- Cô giáo mời Na lên nhận phần thưởng.
- Khi Na nhận phần thưởng, Na, các bạn và mẹ Na vui mừng như thế nào ?
- Na vui mừng đến nỗi tưởng mình nghe nhầm, đỏ bừng mặt cô giáo và các bạn vỗ tay vang dậy. Mẹ Na vui mừng khóc đỏ hoe cả mắt.
2.2. Kể toàn bộ câu chuyện.
- Yêu cầu HS kể nối tiếp.
- 3 HS nối tiếp nhau kể từ đầu đến cuối.
- Gọi HS khác nhận xét.
- Nhận xét bạn kể theo các tiêu chí: Nội dung diễn đạt, cách thể hiện.
IV. Củng cố dặn dò.
- Qua 2 tiết kể chuyện bạn nào cho biết kể chuyện khác đọc như thế nào ?
- Khi đọc phải chính xác không thêm bớt từ ngữ. Khi kể có thể kể bằng lời của mình, thêm điệu bộ nét mặt để tăng sự hấp dẫn.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 Thứ năm, ngày 29 tháng 8 năm 2013
Tiết 1 – Toán: 
 Tiết 9 : LUYỆN TẬP CHUNG 
Những kiến thức đã biết
Những kiến thức cần hình thành cho HS
- Đọc viết các số có 2 chữ số, số chục, số liền trước và số liền sau của một số ,phép cộng phép trừ (không nhớ) và giải toán có lời văn.
- Củng cố về đọc viết các số có 2 chữ số, số chục, số liền trước
	A. Mục tiêu:
	 I. Kiến thức:
	- Giúp HS củng cố về đọc viết các số có 2 chữ số, số chục, số liền trước 
và số liền sau của một số. 
	- Thực hiện phép cộng phép trừ (không nhớ) và giải toán có lời văn.
	II.Kĩ năng: Rèn tính cẩn thận cho HS.
	III. Giáo dục: HS Yêu thích môn học.
	B. Chuẩn bị:
	I. Đồ dùng dạy học :
	 1/ GV : Bảng phụ , phiếu học tập....
	 2/ HS Bảng con , phấn ,
	II.Phương pháp: Hỏi đáp , thảo luận nhóm, luyện tập... 
	C.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy:
I.Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ:
- Đặt tính rồi tính hiệu biết.
Hoạt động của trò:
- Làm bảng con.
- 2 HS lên bảng.
- Số bị trừ là 79, số

File đính kèm:

  • docTUAN 2.doc
Giáo án liên quan