Giáo án lớp 2 - Tuần 1
I. Mục tiêu: Học sinh biết:
- Những việc cần phải làm trong các tiết học Toán 1.
- Bước đầu làm quen với BDDT, biết các kí hiệu trong sách Toán.
- Nắm được các HĐ trong giờ học Toán
II. Đồ dùng dạy học:
Sách Toán 1; Bộ thực hành toán 1.
III. Hoạt động dạy học:
sát tranh. - HS nói về ý thích của mình và hỏi bạn về ý thích của bạn. - Một số cặp trình bày ý thích của mình. - HS kể lại những điều gia đình đã chuẩn bị cho HS. VD: Con được bố mẹ mua cho bộ SGK lớp Một, quần áo đồng phục, giày dép, cặp sách, vở viết, đồ dùng học tập… - HS hoạt động theo nhóm đôi - 2 HS kể cho nhau nghe về ngày đầu tiên đi học. - Một số HS kể trước lớp. 3. Củng cố - Dặn dò: Khi đã là HS lớp Một, chúng ta cố gắng hoà nhập trong môi trường mới, thực hiện tốt mọi quy đinh của nhà trường, yêu thầy cô, yêu các bạn sẽ giúp các con trở thành những người học trò ngoan. - Dặn về nhà thực hiện tốt những điều đã học. Tiết 2 Toán Nhiều hơn, ít hơn I. Mục tiêu: - HS biết so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật, biết sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn khi so sánh các nhóm đồ vật. - Rèn HS biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn để so sánh tốt các nhóm đồ vật xung quanh. - Giáo dục HS biết sử dụng các từ trên trong thực tế. II. Đồ dùng dạy học - GV bộ ĐDTH toán 1 số thìa, cốc que tính, bút chì vở... - HS bộ ĐDTH Toán 1. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - Nêu những yêu cầu cần đạt khi học Toán 1? 2. Bài mới *. Giới thiệu khái niệm nhiều hơn ít hơn - GV đưa : 4 cái cốc, 5 cái thìa và đặt câu hỏi cho HS thảo luận. - HS quan sát thảo luận đưa ra ý kiến nhận xét 2 nhóm đồ vật. - GV đưa ra kết luận số thìa nhiều hơn số cốc - HS lên bảng thực hành đặt thìa vào cốc và nhận xét mẫu; vài HS khác lên bảng *Hoạt động cả trong lớp và so sánh. - So sánh số HS nam và số HS nữ trong lớp. - Hướng dẫn chơi trò chơi lớp - HS mở SGK quan sát tranh, dùng bút chì nối nhóm đồ vật 1 - 1 - GV yêu cầu HS so sánh, kết luận các nhóm đò vật. - GV nhận xét kết luận: nhóm nào có nhóm đồ vật thừa ra thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn (ngược lại) *Lớp giải lao *. Liên hệ thực tế - GV hướng dẫn HS tự tìm các nhóm đồ vật - GV hướng dẫn thi đua nói nhanh theo nhóm đôi. + Cách chơi khi GV đưa, vẽ 2 nhóm đồ vật, tự tìm trong lớp – HS tự so sánh, nhận xét, nói nhanh nhóm đồ vật nào nhiều hơn và ngược lại. - GV quan sát và nhận xét nếu bạn nào nói nhanh và đúng xẽ được tặng 1 bông hoa. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - HS nêu tên bài học, nêu cách so sánh hai nhóm vật. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3 + 4 Tiếng Việt Bài 1: e I.Mục tiêu: - Làm quen, nhận biết được âm e, chữ ghi âm e. - Đọc và viết đúng âm e, chữ ghi âm e. Trả lời được 2 -3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Lớp học. II.Đồ dùng dạy học: Bộ ghép chữ tiếng Việt; mẫu chữ e phóng to. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: - Kiểm tra lại các nét cơ bản - HS nêu lại các nét cơ bản. 2. Bài mới: Tiết 1 *. Giới thiệu bài: *. Dạy chữ ghi âm: Nhận diện chữ ghi âm - GV gài bảng: e - GV phát âm mẫu, HD cách phát âm. Tìm tiếng: - Yêu cầu HS tìm tiếng có âm e ( gợi ý cho HS quan sát tranh trong sách để nêu tiếng, tìm thêm các tiếng khác). * Viết bảng con: - GV treo chữ mẫu. - GV viết mẫu chấm điểm, hướng dẫn cách viết. + Cấu tạo: gồm 1 nét thắt nhỏ phối hợp giữa nét xiên phải và nét cong hở phải . + Cách viết: Từ điểm đặt bút ( ĐB ) cao hơn ĐK1 một chút viết xét xiên phải hơi cong đến ĐK3 và viết nét cong hở phải. Điểm dừng bút cao hơn ĐK1 một chút ( ngang bằng điểm ĐB) - GV nhận xét và sửa cho HS. - HS quan sát - HS phát âm nối tiếp theo dãy. - HS ghép chữ e trên bộ đồ dùng. - HS đọc cá nhân theo dãy, đồng thanh cả lớp. - Tiếng có âm e: bé, me, xe, ve... - HS quan sát. - HS viết trên không . - HS viết vào bảng con. Tiết 2 *. Luyện đọc: - Âm e. *. Luyện nói: + GV nêu các câu hỏi gợi ý: - Các bức tranh vẽ những con vật gì ? - Các con vật đó đang làm gì ? - Hãy kể về từng lớp học đó? - Các con vật học với thái độ như thế nào? Như vậy, ai cũng có lớp học của mình. Chúng ta cần phải đến lớp học tập, trước hết để học chữ và Tiếng Việt. - Tranh vẽ gì ? - Các bạn học như thế nào ? *Đi học là công việc cần thiết và rất vui. Ai cũng phải học tập chăm chỉ. Các con nhớ luôn đi học đều và học tập chăm chỉ. Chủ đề: Lớp học. *.Luyện viết: - Chữ e. - GV nêu yêu cầu viết. - GV hướng dẫn tô vở chữ e. - GV hướng dẫn cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi viết, cách trình bày. - HS đọc âm e (đọc cá nhân, theo tổ, đồng thanh). + Một số HS luyện nói qua các bức tranh trong SGK - Tranh vẽ các chú chim, ve, ếch, gấu - Chúng đang học bài. - Các chú chim đang học hát, ve học đánh đàn, ếch đang đọc bài, gấu đang tập viết. - Rất chăm chú và say sưa. - Các bạn nhỏ đang học bài. - Rất chăm chỉ. - HS quan sát. - HS tô chữ e trong vở Tập viết. 3. Củng cố - dặn dò. - Giới thiệu 4 kiểu chữ e. - Gọi HS đọc lại âm e. - Dặn HS xem lại bài, tìm tiếng có chứa âm e. Chiều Đ/C yên soạn và dạy Thứ năm ngày 22 tháng 8 năm 2013 Tiết 1 + 2: tiếng việt Bài 2: b I. Mục tiêu: - HS làm quen và nhận biết chữ và âm b. - Ghép được tiếng be. - Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ với tiếng chỉ đồ vật, sự vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Các hoạt động học tập khác nhau của trẻ em và của các con vật. II. Đồ dùng dạỵ học: - Tranh minh hoạ SGK - Bộ đồ dùng TV1. III. Hoạt động dạy học. 1. KT bài cũ: HS đọc - viết âm, chữ e 2. Bài mới: * Giới thiệu âm b. * Dạy chữ ghi âm - Phát âm. - HD HS qs tranh (TR 4) và nêu nội dung tranh - GV nhận xét rút ra âm học. - GT:Âm b được ghi bằng chữ cái bê + Chữ cái bê được ghi bằng mấy nét ? là những nét nào ? * Chú ý: Cách phát âm và luồng hơi. + b là nguyên âm hay phụ âm ? - GV: Độ rộng mở của miệng. - GV phát âm mẫu và hướng dẫn HS phát âm, âm bờ. - Phân biệt nguyên âm và phụ âm. - Yêu cầu HS tìm thêm tiếng chứa âm b. GV ghi lên bảng. Gọi HS nx * Ghép chữ và phát âm. - Mô hình SGK. - Lấy bộ đồ dùng TV tự ghép. - Hướng dẫn HS đọc đánh vần, phân tích, đọc trơn. - Mở rộng : GV y/ c HS ghép thêm tiếng có âm b * Hướng dẫn viết chữ b, be - GV giới thiệu 4 kiểu chữ b - GV viết mẫu - phân tích cấu tạo chữ b. - GV viết mẫu chữ be, hướng dẫn cách nối chữ b và chữ e. - GV quan sát và giúp HS yếu viết bài. - HS qs,nêu nd tranh: bé, bê, bà, bóng. - HS đọc cá nhân - đồng thanh - 2 nét - nét khuyết trên và nét thắt. - Bị cản. - Phụ âm b. e phát âm không bị cản tự do, b bị cản. - Luồng hơi không bị cản kéo dài. - HS phát âm bờ: Cá nhân đồng thanh. - HS tự tìm và nêu - 1 vài HS nêu - HS tự ghép: be - HS đọc cá nhân, lớp. - HS tự ghép - HS viết bảng con - HS viết bảng chữ be. Tiết 2 *. Luyện tập. + Luyện đọc bài trên bảng lớp + SGK - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - GV theo dõi, sửa sai. + Luyện nói: - Chủ đề: Việc học tập của từng cá nhân. - HS quan sát tranh và trả lời. + Chú chim non đang làm gì ? - 1 số HS nêu + Chú voi đang làm gì ? - HS khác nhận xét bổ sung. + Bạn gái đang làm gì ? - HS nói lại toàn bộ các bức tranh. + Hai bạn nhỏ trong hình cuối trang đang làm gì? + Các tranh này có gì giống và khác nhau ? - ND các bức tranh nhắc nhở ta điều gì? + Luyện viết viết vở. - GV yêu cầu HS mở vở Tập viết - HS mở vở nhận xét và viết bài. - GV hướng dẫn HS viết từng dòng - GV chấm vài bài và nhận xét. 3. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3 Toán Hình vuông, hình tròn I.Mục tiêu: - HS nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn. - Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật. - Có thói quen quan sát nhận diện hình. II. Đồ dùng dạy học: - 1 số hình vuông, hình tròn bằng bìa có kích thước, màu sắc khác nhau. - Một số đồ vật có dạnghình vuông , hình tròn. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - So sánh số bạn nam và nữ trong tổ em? - HS so sánh số bạn nam và nữ trong tổ của mình, nêu nhận xét. 2. Bài mới : *1.Giới thiệu hình vuông: - GV cho HS quan sát các tấm bìa hình vuông có màu sắc và kích thước khác nhau. - GV giới thiệu tên gọi. - Hình vuông. - Tìm các vật trong cuộc sống có dạng hình vuông? *.Giới thiệu hình tròn: - GV hướng dẫn tương tự như hình vuông - Hình tròn -Yêu cầu HS tìm các vật có dạng hình tròn? *.Thực hành: Bài 1: Tô màu - GV nêu yêu cầu. - GV nhắc lại cách tô cho đẹp - GV theo dõi HS tô màu, nhận xét, đánh giá. Lưu ý: Các hình vuông trước nên chọn một màu tô cho nhanh; hình vuông cuối là gồm nhiều hình vuông nhỏ, tô phân biệt bằng các màu khác nhau. Bài 2: Tô màu - HS nêu yêu cầu GV lưu ý: các hình tròn trước nên tô một màu cho nhanh, riêng con lật đật tô nhiều màu cho đẹp. Bài 3: Tô màu Bài 4: Làm thế nào để có các hình vuông - GV kết luận, nhận xét. Gợi ý: Tìm thêm các đồ vật có mặt hình vuông, hình tròn. -HS mở bộ đồ dùng, xếp các hình vuông lên bàn. -HS thảo luận nhóm nêu: Các đồ vật có mặt là hình vuông: đồng hồ, khăn mùi soa, đá lát nền… - HS nêu lại: hình tròn. - HS nêu: mặt trời, cái đĩa, miệng bát cái, gương... -HS chọn màu, tô theo ý thích. - HS thực hành - HS đổi vở kiểm tra (nhóm đôi ) - HS tô 2 màu phân biệt cho hình vuông và tròn -HS thực hành vẽ thêm sau đó kiểm tra trên mô hình theo nhóm đôi. -HS đổi nhóm kiểm tra 3. Củng cố - Dặn dò: - Cho HS nêu lại tên hình vừa học. - Nhắc HS: Tìm thêm các đồ vật có mặt hình vuông, hình tròn. Tiết 4 Thủ công Giới thiệu một số loại giấy, bìavà dụng cụ học thủ công I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết một số loại giấy , bìa và dụng cụ học thủ công. - Kể tên các dụng cụ của môn họcvà tác dụng của nó. - Hứng thú học tập. II. Đồ dùng day học: Giấy màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. III. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu giấy, bìa GV đưa giấy ra giới thiệu: + Giấy + Bìa + Giấy thủ công: Đây là loại giấy sử dụng trong môn học. Giấy có hai mặt, một mặt có màu mặt kia kẻ ô vuông. - Trò chơi: Tìm giấy thủ công GV hướng dẫn cách chơi 2. Giới thiệu dụng cụ học thủ công GV lần lượt đưa các dụng cụ ra giới thiệu - Thước kẻ: Dùng để đo chiều dài, kẻ đoạn thẳng. - Bút chì: Dùng để vẽ nét, vẽ đoạn thẳng. - Kéo: dùng để cắt giấy, bìa. - Hồ dán: Dùng để dán giấy thành sản phẩm hoặc dán sản phẩm vào v
File đính kèm:
- TuÇn 1.doc