Giáo án Lịch sử lớp 9 - Trường THCS Kim Chung

1.Kiến thức .

 HS cần nắm được những kiến thức cơ bản sau:

- Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, HS hiểu được “ Tại sao Xô Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền kiểu mới”.

- Quá trình hồi phục lực lượng cách mạng (1931-1935).

- Hiểu và giải thích được các khái niệm "khủng hoảng kinh tế","Xô Viết Nghệ Tĩnh", “ Khủng bố trắng”.

2. Tư tưởng.

- Giáo dục cho HS lòng kính yêu, khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng của quần chúng công- nông và các chiến sĩ cộng sản giai đoạn 1930-1931.

3. Kĩ năng.

Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ để trình bày phong trào cách mạng và kĩ năng phân tích , tổng hơp ,đánh giá các sự kiện lịch sử.

B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU.

Lược đồ về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, phim tư liệu, tranh ảnh về các chiến sĩ cộng sản, phương tiện hiện đại( máy chiếu đa vật thể ).

C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC.

 

doc24 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 9 - Trường THCS Kim Chung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều huyện bị tê liệt, tan rã.
- Đảng lãnh đạo thành lập các xô viết.
* Chính sách của Xô Viết-Nghệ Tĩnh:
- Chính trị: 
+Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng.
+Thực hiện các quyền tự do dân chủ.
- Kinh tế: 
+Xoá bỏ các loại thuế.
+ Chia lại ruộng đất cho nông dân, giảm tô, xoá nợ.
- Văn hoá- Xã hội: 
+ Bài trừ các hủ tục phong kiến
+ Khuyến khích học chữ quốc ngữ.
+ Sách báo tiến bộ được truyền bá sâu rộng trong nhân dân.
- Quân sự: Mỗi làng có đội tự vệ vũ trang, giữ trật tự an ninh làng xóm
- Chính quyền Xô viết- Nghệ Tĩnh thực sự là chính quyền của dân, do dân, vì dân
3. Kết qủa: 
- Thực dân Pháp khủng bố tàn bạo
- Chia rẽ, dụ dỗ và mua chuộc
- 1931 phong trào tạm lắng.
4. ý nghĩa và bài học kinh nghiệm. 
- Phong trào chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân Việt Nam.
- Đảng ta càng trưởng thành qua thực tế đấu tranh.
- Là cuộc diễn tập lần thứ nhất của Đảng và quần chúng cách mạng chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945.
* Bài học: 
+ Tạo khối liên minh công- nông.
+ Kinh nghiệm tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh
 III. Lực lượng cách mạng được phục hồi.
PV : Em hãy điểm lại chính sách khủng bố của TD Pháp đối với cách mạng nước ta năm 1930-1931? 
HSTL : 
- TD Pháp thi hành chính sách khủng bố nhằm tiêu diệt tạn gốc Đảng cộng sản và lực lượng yêu nước. Hàng vạn người bị bắt. Các nhà tù Hoả Lò( HN), Côn Đảo, Sơn La chật ních tù chính trị.
- TDP còn câu kết đế quốc và các thế lực phản động quốc tế để săn lùng các nhà cách mạng VN ở nước ngoài, ngoài ra chúng còn thực hiện những thủ đoạn mị dân, lừa bịp... Nhưng những chính sách đó của Pháp không thể tiêu diệt được sức sống của Đảng ta.
PV : Đảng ta có những thay đổi gì trong lãnh đạo để phong trào cách mạng nước ta có điều kiện phát triển trở lại sau một thời kì tạm lắng ?
HSTL : 
* ở trong tù :
- Các Đảng viên bị giam cầm trong nhà tù, mặc dù bị tra tấn dã man, hoặc bị kết án tử hình nhưng vẫn đấu tranh đến hơi thở cuối cùng với khẩu hiệu biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, những cán bộ của Đảng đã tổng kết kinh nghiệm chỉ đạo phong trào, biên soạn tài liệu bí mật giảng dạy, tổ chức lớp học văn hoá...Đồng chí Ngô Gia Tự thường nói với các anh em trong tù Côn Đảo : Phải biến nhà tù thành trường học, không nên bỏ phí thời giờ. Bất kì ở đâu cũng có thể hoạt động cho Đảng được. Một đêm cuối tháng riêng 1935, chi bộ nhà tù tổ chức cho Đ/C Ngô Gia Tự với một số đồng chí khác vượt ngục trở về hoạt động cho Đảng. Nhưng các đồng chí đã mất tích giữa biển khơi.
* ở bên ngoài :
- Các chiến sĩ cộng sản tìm mọi cách gây dựng lại cơ sở Đảng và quần chúng.
- Lợi dụng tổ chức công khai đấu tranh hợp pháp.
- Tại Hà Nội, Sài Gòn, một số Đảng viên cộng sản đã ra tranh cử vào Hội đồng thành phố, lợi dụng diễn đàn công khai để tuyên truyền cổ động quần chúng theo khẩu hiệu của Đảng.
HS quan sát ảnh một số nhà lãnh đạo cách mạng nước ta : Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Trần Phú....
PV : Với những hoạt động của nhà yêu nước và chính sách kịp thời của Đảng đã đem lại kết quả gì cho cách mạng VN ?
PV : Qua việc tìm hiểu phong trào cách mạng của nước ta trong những năm 1930-1935, em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh của dân tộc ta ?
PV : Theo em học sinh chúng ta hôm nay nên làm gì để xứng đáng với công lao dựng nước và giữ nước của ông cha ta ?
HS làm bài tập củng cố kiến thức.
1. Phía thực dân Pháp :
- TD Pháp thi hành chính sách khủng bố nhằm tiêu diệt tận gốc Đảng cộng sản và lực lượng yêu nước.
- Thực hiện những thủ đoạn mị dân, lừa bịp.
2. Phía Đảng ta : 
* ở trong tù : 
- Đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước kiên cường đấu tranh, tổ chức vượt ngục.
* ở bên ngoài :
- Gây dựng lại cơ sở Đảng
- Công khai đấu tranh hợp pháp
- Đồng chí Lê hông Phong về nước tổ chức Ban lãnh đạo trung ương của Đảng
- 6/1932 Ban trung ương Đảng ra chương trình hành động , nhằm củng cố phát triển các đoàn thể quần chúng.
3. Kết quả:
- Đầu 1935, các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng được phục hồi.
- Các xứ uỷ Bắc Kì, Nam kì, trung kì và các tổ chức công hội, nông hội được lập lại.
- Tháng 3/1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp tại Ma Cao( TQ) đánh dấu sự phục hồi của lực lượng cách mạng.
5. Củng cố: 
1. Căn cứ vào đâu để nói rằng phong trào Xô viết – Nghệ Tĩnh thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?
2. Phong trào cách mạng đến 1935 được phát triển trở lại như thế nào?
6. Bài tập, dặn dò:
- Học nội dung bài 19.
Xem và trả lời bài 20:
Câu1: Cao trào dân chủ 1936-1939 chuẩn bị những gì cho cách mạng tháng Tám.
Câu 2: Đường lối lãng đạo của Đảng và hình thức đấu tranh trong giai đoạn 1936- 1939 có gì khác so với giai đoạn 1930-1931?
************************************
Tài liệu tham khảo
... Than ôi, nước mất nhà siêu
Thế không chịu nổi, liệu chiù tính mau.
Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi
.Giữa thành một trận xông pha,
Bên kia đạn sắt bên ta gan vàng
Hỡi chính nghĩa dồn vang bốn mặt
Dãi đồng tâm thiết chặt muôn người
Theo : hợp tuyển thơ văn yêu nước
Thơ văn cách mạng 1930- 1945)
 Hừịi chiỡnh nghiịa dụèn vang bụỡn măũt,
Daịi đụèng tõm thiờỡt chăũt muụn ngýừèi...
 (Theo:Hừũp tuyờền thừ văn yờu nýừỡc(Thừ văn caỡch maũng 1930-1945)).
Ngày soạn :
Ngày dạy: 
Tiết 23 -Bài 19
phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935
a.mục tiêu bài học.
1.Kiến thức .
	HS cần nắm được những kiến thức cơ bản sau:
- Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, HS hiểu được “ Tại sao Xô Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền kiểu mới”.
- Quá trình hồi phục lực lượng cách mạng (1931-1935).
- Hiểu và giải thích được các khái niệm "khủng hoảng kinh tế","Xô Viết Nghệ Tĩnh", “ Khủng bố trắng”.
2. Tư tưởng.
- Giáo dục cho HS lòng kính yêu, khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng của quần chúng công- nông và các chiến sĩ cộng sản giai đoạn 1930-1931.
3. Kĩ năng.
Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ để trình bày phong trào cách mạng và kĩ năng phân tích , tổng hơp ,đánh giá các sự kiện lịch sử.
b. thiết bị, tài liệu.
Lược đồ về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, phim tư liệu, tranh ảnh về các chiến sĩ cộng sản, phương tiện hiện đại( máy chiếu đa vật thể).
c. tiến trình dạy- học.
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- ý nghĩa của việc thành lập Đảng
3. Giới thiệu bài mới
 Ngày 2/3/1930 Đảng CS Việt nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng VN, từ đây cách mạng VN bước sang một giai đoạn đấu tranh mới , cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mở đầu là phong trào cách mạng 1930-1931vậy phong trào cách mạng giai đoạn này diễn ra như thế nào ,hình thức đấu tranh có gì khác giai đoạn trước, kết quả ra sao cô và các em cùng tìm hiểu nội dung bài 19:Phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1935 để giải đáp câu hỏi đó.
4. Nội dung bài mới.
 I . Việt nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới
 ( 1929-1933)
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
GV :Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 các em đã được học lớp 8, em nhắc lại cuộc khủng hoảng kinh tế để lại hậu quả như thế nào đối với các nước tư bản?
HSTL: Cuộc khủng hoảng kinh tế thừa (1929-1933) gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với các nước tư bản ví dụ như Pháp thiệt hại nặng nề về kinh tế : Công nghiệp giảm 1/3, nông nghiệp giảm 2/5. Để bù đắp những thiệt hại đó, Pháp tăng cường áp bức bóc lột các nước thuộc địa trong đó có VN. 
GV dẫn dắt: Trong hoàn cảnh đó, tác động như thế nào đến tình hình kinh tế , xã hội Việt Nam?
 - Chúng ta đã biết trước cuộc khủng hoảng KT TG, nền kinh tế nước ta vốn đã lệ thuộc vào nền KT của Pháp do vậy nó sẽ tác động và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến kinh tế và xã hội nước ta.
- Do cuộc khủng hoảng kinh tế, chính quyền thực dân đã rút vốn đầu tư về các ngân hàng của Pháp( 1930 rút 50 triệu phrăng, 1931 rút 100triệu phrăng), tăng các loại thuế và đặt thêm nhiều thuế mới
 Từ năm 1930, kinh tế VN bước vào thời kì suy thoái.
HS: quan sát bảng thống kê để thấy được kinh tế nước ta bị suy thoái trong năm 1930 -1933.
GV dẫn chứng: 
* Nông nghiệp: lúa gạo sụt giá, ruộng đồng bỏ hoang
- Năm 1928 giá một tạ gạo hơn 11 đồng, năm 1932 chỉ còn hơn 3 đồng.
- Năm 1932 diện tích bỏ hoang là 550ha
* Công nghiệp :đình đốn, sản lượng than xuất khẩu giảm mạnh. VD 1929 than xuất khẩu sang Hương Cảng 728.000 tấn, đến năm 1931 giảm chỉ còn 138.000 tấn
* Giá trị xuất cảng: năm 1929 là 228 triệu đồng, thì đến năm 1932 chỉ còn 102 triệu đồng.
GV: Với sự khủng hoảng kinh tế TG , thực dân Pháp ráo riết bóc lột nhân dân ta làm cho đời sống nhân dân ta bị ảnh hưởng như thế nào, 
các em sẽ theo dõi đoạn phim tư liệu sau đây :
GV bật máy : HS quan sát.
PV: Qua đó em thấy đời sống nông dân VN thời kì 1929-1933 như thế nào?
-GV mở rộng và minh hoạ:
+ Nông dân : mất đất, phải chịu cảnh sưu cao thuế nặng, bần cùng hoá không lối thoát. Mỗi một suất sưu năm 1929 bằng giá 50 kg gạo thì đến năm 1932 là 100kg gạo, năm 1933 là 300 kg gạo.
GV: Hs quan sát bức ảnh cảnh lao động của công nhân mỏ
PV: qua đó em có nhận xét gì về cuộc sống của công nhân Việt Nam?
 HRTL – GV mở rộng
- Do tác động cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến nạn thất nghiệp tràn lan:
+ Riêng ở miền Bắc có 25000công nhân thất nghiệp, số công nhân có việc làm lương giảm từ 30 đến 50%, lương công nhân không quá 2 đến 2,5 phrăng mỗi ngày.
+ Điều kiện lao động vất vả, công nhân đồn điền một ngày làm việc từ 15-16 giờ . 
Trong một số tác phẩm miêu tả cảnh lao động vất vả của công nhân đồn điền như sau:
 “Cao su xanh tốt lạ thường
 Mỗi cây bón một xác người công nhân”
Hay: “Cao su đi dễ khó về
 Khi đi trai tráng khi về bủng beo”
+ đời sống rất khó khăn
Tiểu tư sản : Điêu đứng
+Nhà buôn nhỏ đóng cửa.
+ HS ra trường không có việc làm
+Viên chức bị sa thải
GV khẳng định:Với sự áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến và sự khủng hoảng suy thoái kinh tế, tác động ngay đến xã hội, làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhâ

File đính kèm:

  • doctiet 23- bai 19.doc