Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 52: Thi kiểm tra chất lượng học kì ii môn: Lịch sử 8

I. Mục đích kiểm tra

 Kiểm tra mức độ cần đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình môn lịch sử lớp 8 sau khi học xong chương trình học kì II.

- Về kiến thức:

 + Củng cố kiến thức chương I, II (phần hai lịch sử Việt Nam).

 + Đánh giá quá trình nhận thức của học sinh qua bài thi.

- Kĩ năng:

 + Biết vận dụng kiến thức vào làm bài thi

- Thái độ:

 + Có thái độ căm ghét bè lũ cướp nước và bán nước.

II. Hình thức kiểm tra

- Trắc nghiệm tự luận

III. Thiết lập ma trận

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 52: Thi kiểm tra chất lượng học kì ii môn: Lịch sử 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 52
Thi kiểm tra chất lượng học kì II
Môn: Lịch sử 8
I. Mục đích kiểm tra
 Kiểm tra mức độ cần đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình môn lịch sử lớp 8 sau khi học xong chương trình học kì II.
- Về kiến thức: 
 + Củng cố kiến thức chương I, II (phần hai lịch sử Việt Nam).
 + Đánh giá quá trình nhận thức của học sinh qua bài thi.
- Kĩ năng:
 + Biết vận dụng kiến thức vào làm bài thi
- Thái độ:
 + Có thái độ căm ghét bè lũ cướp nước và bán nước.
II. Hình thức kiểm tra
- Trắc nghiệm tự luận
III. Thiết lập ma trận
 Chủ đề
 Nhận biết 
Thông hiểu
 Vận dụng
 Tổng
 Thấp
Cao
Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873.
Trình bày được nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam.
Số câu
Số điểm
1
 (2)
Số câu: 1
Số điểm: 2
2 đ =20%
Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX.
Nhận xét được giai đoạn một của phong trào Cần Vương
Số câu
Số điểm
1
 (3)
Số câu: 1
Số điểm: 3
3đ = 30%
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
Hiểu được pháp thi hành những chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục ở Việt Nam nhằm mục đích gì.
Số câu 
Số điểm
1
 (3)
Số câu: 1
Số điểm: 3
3đ = 30%
Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
Hiểu được vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước.
Số câu 
Số điểm
1
 (2)
Số câu: 1
Số điểm: 2
2đ = 20%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ
1
 (2)
2
 (5)
1
 (3)
Số câu: 4
Sốđiểm: 10
10đ=100%
IV. Đề kiểm tra
Câu 1:
 Thực dân Pháp thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào?
Câu 2:
 Nhận xét về giai đoạn 1 của phong trào Cần Vương (1885 – 1888).
Câu 3:
 Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục ở Việt Nam?
Câu 4: 
 Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước?
V. Hướng dẫn chấm và thang điểm
 Câu
 (điiểm)
 Đáp án sơ lược
 Điểm
 Câu 1
(2 điểm)
*Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam
- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.
- Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu.
 2
 Câu 2
(3 điểm)
*Phạm vi: Phong trào phát triển rộng khắp, bao gồm các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ từ miền trung ra miền Bắc.
*Lực lượng: Tham gia đông đảo, chủ yếu là nông dân.
*Lãnh đạo: Không còn là những võ quan triều đình như thời kì đầu chống Pháp mà là những văn thân, sĩ phu yêu nước có nỗi đau mất nước.
 1
 1
 1
 Câu 3
(3 điểm)
*Chính trị: Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, gồm Việt Nam, Cam – pu - chia và Lào đứng đầu là viên toàn quyền người Pháp.
- ở Việt Nam gồm 3 xứ:
+Bắc kì là xứ nửa bảo hộ (Pháp - Nguyễn).
+Trung kì theo chế độ bảo hộ của triều Nguyễn.
+Nam kì xứ thuộc địa của Pháp.
- Cấp xứ, cấp tỉnh người Pháp trực tiếp quản lí
- Cấp phủ, huyện, thôn, xã do người việt cai quản dưới sự chỉ đạo,giám sát của Pháp.
*Kinh tế
- Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.
- Công nghiệp:Pháp tập trung khai thác than và kim loại.
- Giao thông vận tải: Tăng cường hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và mục đích quân sự.
- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường Việt Nam. Hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam bị đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hóa nước khác.
-) Mục đích các chính sách trên của thực dân Pháp là nhằm vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương.
*Văn hóa giáo dục
- Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến.
- Về sau Pháp bắt đầu mở trường dạy học mới nhằm đào tạo lớp người bản sứ phục vụ công việc cai trị. Cùng với đó, Pháp mở một số cơ sở văn hóa, y tế.
 1
 1
 1
 Câu 4
(2 điểm)
- Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục, song không đi đến thắng lợi.
- Tuy khâm phục Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành đường lối hoạt đông của họ nên quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
 1
 1
Tổ chuyên môn duyệt GVBM
 Hoàng Thị Bích Hồng

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HKII SU 8.doc
Giáo án liên quan