Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 19: Thực hành đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi Bắc Bộ

A. Mục tiêu:

 -Nắm được kỹ năng đọc bản đồ.

-Phân tích và đánh giá tiềm năng và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển của trung du và miền núi Bắc Bộ.

-Vẽ được biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của ngành công nghiệp khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản.

B. Đồ dùng dạy học:

 -Bản đồ tự nhiên, kinh tế của trung du và miền núi Bắc Bộ

 -Atlát địa lí Việt Nam

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Bài 19: Thực hành đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi Bắc Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21
BÀI 19: THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ.
Ngày dạy:
Mục tiêu:
 -Nắm được kỹ năng đọc bản đồ. 
-Phân tích và đánh giá tiềm năng và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển của trung du và miền núi Bắc Bộ.
-Vẽ được biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của ngành công nghiệp khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản.
Đồ dùng dạy học:
 -Bản đồ tự nhiên, kinh tế của trung du và miền núi Bắc Bộ
 -Atlát địa lí Việt Nam
Tiến trình dạy học:
 1/ Ổn định lớp: (1’)
 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
 -Trình bày đặt điểm công nghiệp, nông nghiệp của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?
 -Dựa vào đâu mà trung du và miền núi Bắc Bộ có thể phát triển mạnh du lịch ? 
 3/ Bài mới: 
 -Câu 1: Xác định trên hình 17.1 vị trí các mỏ:
+ Than: Quảng Ninh, Thái Nguyên.
+ Sắt: Hà Giang, Thái Nguyên.
+ Mangan: Cao Bằng.
+ Thiếc: Cao Bằng.
+ Bôxit: Cao Bằng, Lạng Sơn.
+ Apatit: Lào Cai.
+ Đồng: Sơn La, Lào Cai.
+ Chì: Tuyên Quang.
+ Kẽm: Tuyên Quang.
 -Câu 2: Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
a/ Những ngành công nghiệp có điều kiện phát triển mạnh:
Công nghiệp khai thác khoáng sản.
Công nghiệp điện.
Vì: tập trung nhiều tài nguyên khoáng sản và có 2 sông lớn: sông Đà và sông Hồng.
b/ Chứng minh công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ.
Do: +Vị trí thuận lợi gần những mỏ khoáng sản: mỏ sắt Trại Cao ( 7km ), than Khánh Hoà ( 10km ), than mỡ ( 17km ), mỏ mangan ở Cao Bằng (200km).
 +Giao thông vận tải thuận lợi:
c/ Cho học sinh quan sát hình 18.1
HS: Cần xác định vị trí mỏ than:
+ Quảng Ninh.
+ Nhiệt điện Uông Bí.
 + Cảng Cửa Ôâng.
d/ Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo các mục đích.
Than Quảng Ninh
Nhiệt điện
(Phả Lại, Uông Bí).
Nhu cầu trong nước
Xuất khẩu (Nhật, Trung Quốc, EU)
*Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docbai 19.doc